Robert Higgs
Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn: https://fee.org/articles/dont-turn-great-thinkers-into-cult-figures/?utm_medium=popular_widget
Phạm Nguyên Trường dịch
Thỉnh thoảng, khi tôi phê bình một ý kiến nào đó của nhà một nhà trí thức vĩ đại, như Ludwig von Mises, thì người ta liền phản ứng trên phương tiện truyền thông xã hội bằng cách viết bình luận viết ngắn như: “Mises> Higgs”.
Nhà kinh tế học danh tiếng Ludwig Heinrich Edler von Mises (1881-1973) theo Trường phái lý thuyết Áo. Ông cũng nổi tiếng là đại diện nổi bật nhất của trường phái Tân Tự Do.
Thật là ngớ ngẩn. Tôi có là trí thức ngang hàng với Mises không? Tất nhiên là không. Tôi sẽ là một thằng ngốc nếu nghĩ như thế. Tuy nhiên, sự kém cỏi về mặt trí tuệ của tôi không có nghĩa là khi tôi không đồng ý với Misies về một vấn đề cụ thể nào đó, thì bao giờ tôi cũng sai.
Tôi có là người trí thức ngang hàng với Einstein không? Câu hỏi thật là lố bịch. Tuy nhiên, về những vấn đề cụ thể nhất định, khi Einstein và tôi có ý kiến khác nhau, ông rõ ràng là người đã sai. Tôi có thể giải thích, tôi tin khá chắc chắn như thế, vì sao chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội không thể nào đạt được những mục tiêu mà những người xã hội chủ nghĩa đầy thiện ý như Einstein tin là sẽ đạt được. Đơn giản là Einstein không biết nhiều về kinh tế học, dù ông có là nhà vật lý học vĩ đại đến mức nào.
Bất cứ người nào cũng có thể có sự khác biệt tương tự như thế. Chắc chắn là có hàng triệu người - có thể là hàng trăm triệu – nói chung, là giỏi hơn tôi về mặt trí tuệ. Nhưng, như thế không có nghĩa là khi tôi có ý kiến khác với một trong những người đó, thì tôi là người sai.
Viện dẫn uy quyền là ngụy biện, chắc chắn là thế, nhưng khi người ta xem xét một vấn đề mà người có uy quyền – do những đóng góp về trí tuệ của họ - đã đặt niềm của của mình vào, thì viện dẫn là hầu như không thể tránh khỏi trong một số cuộc thảo luận – những người nghiệp dư ít có cơ hội trở lại bàn vẽ, trên đó, những người có uy tín đã trình bày luận cứ và trưng ra bằng chứng.
Nhưng khi những người có uy quyền nói về những vấn đề nằm ngoài kiến thức chuyên môn thật sự của họ, thì họ cũng thường nói ngu như ai và người nghe phải luôn luôn nhớ trong đầu như thế.
Tôi nhớ rằng sau khi George Stigler (1911-1991, Nobel kinh tế năm 1982 – ND) được tuyên bố là sẽ được trao giải Nobel về kinh tế, rất nhiều nhà báo gọi điện tới. Họ hỏi ông về những vấn đề như điều gì sẽ xảy ra với chu kỳ kinh doanh, thị trường chứng khoán và lãi suất.
George đã làm các phóng viên bối rối bằng cách trả lời rằng ông không biết gì. Mặc dù ông là một nhà kinh tế học xuất sắc, nhưng ông không làm trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô hay tài chính, và do đó ông không có kiến thức chuyên môn để trả lời những câu hỏi như vậy (thực ra, trong trường hợp này, ngay cả các nhà kinh tế làm việc trong những lĩnh vực đó cũng khó có thể đưa ra câu trả lời có giá trị, vì như tất cả những người khác, họ không biết tương lai).
Người thông thái (dịch thoát ý từ Renaissance men – tức những người thông thái như những người thời kì Phục hưng – ND) bao giờ cũng hiếm, ngay cả trong thời Phục hưng. Vì vậy, khi một học giả nào đó trình bày quan điểm về nhiều chủ đề khác nhau thì khả năng sai trong một hay nhiều phát biểu là khá lớn. Các học giả đi ra ngoài lĩnh vực của mình có thể bị một người nhẹ đồng cân hơn hẳn, nhưng chuyên tâm vào lĩnh vực đang bàn, sửa gáy là chuyện bình thường.
Không có thánh nhân
Hơn nữa, ai cũng có thể sai, dù nhà tư tưởng nào đó có thông thái đến đâu thì cũng thế. Người bạn cũ của tôi, Murray Rothbard, thường tuyên bố rằng trong lĩnh vực kinh tế, các nhà tư tưởng được đánh giá cao nhất, trên thực tế, lại có nhiều khả năng sai ngay trong lĩnh vực mà họ được coi là chuyên gia có uy tín nhất (Milton Friedman, trong lý thuyết tiền tệ, là một trong những ví dụ mà ông hay nhắc tới).
Mặc dù tôi có khuynh hướng cho rằng, trong trường hợp này, Murray đã quá cường điệu, nhưng có một phần sự thật trong những lời nói của ông. Ai cũng có thể mắc sai lầm, và những nhà tư tưởng lớn cũng không thoát được khiếm khuyết này, ngay cả trong những lĩnh vực chuyên môn của họ.
Khi thấy các đồ đệ của một tư tưởng gia nào đó coi mỗi lời nói của ông ta như Chân lý được Hiển lộ, chứ không phải là kết luận sai lầm, thì chúng ta biết rằng họ đã biến tư tưởng gia đó từ một học giả hay người trí thức chân chính thành biểu tượng của giáo phái.
Đáng tiếc là một số bậc thầy đáng kính nhất của tôi, những người như Mises, đã phải chịu số phận như thế, như Rothbard và ở một mức độ thấp hơn, là F. A. Hayek. Quá trình phát triển như thế một phần là do ý thức hệ hay ngụ ý từ những trước tác của các tác giả và một phần từ ý nghĩ cho rằng những tổ chức có thẩm quyền về trí tuệ đã không tôn trọng họ như họ đáng được hưởng và do đó đã coi họ là người anh hùng, cả với tư cách cá nhân lẫn trí tuệ, đến mức không thể sai lầm.
Tôi tin rằng cả Mises lẫn Hayek đều không đồng ý để người ta biến mình thành biểu tượng tôn giáo. Học hỏi và tôn trọng những nhà tư tưởng vĩ đại là việc tốt, nhưng dù họ có vĩ đại đến mức nào thì tự nhiên cũng không ban cho họ khả năng không thể sai lầm, vì thực tế là, tự nhiên không ban cho ai khả năng như thế. Vì vậy, đôi khi, tư tưởng của ngay cả một nhà tư tưởng lớn cũng có thể bị một nhà tư tưởng kém hơn hẳn về mọi phương diện chứng minh là sai.
Robert Higgs là cộng tác viên cao cấp trong khoa Kinh tế chính trị học tại Independent Institute và biên tập viên của tập san ra hàng quý của trường này.
Đã đăng trên Luật Khoa
Tôi có là người trí thức ngang hàng với Einstein không? Câu hỏi thật là lố bịch. Tuy nhiên, về những vấn đề cụ thể nhất định, khi Einstein và tôi có ý kiến khác nhau, ông rõ ràng là người đã sai. Tôi có thể giải thích, tôi tin khá chắc chắn như thế, vì sao chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội không thể nào đạt được những mục tiêu mà những người xã hội chủ nghĩa đầy thiện ý như Einstein tin là sẽ đạt được. Đơn giản là Einstein không biết nhiều về kinh tế học, dù ông có là nhà vật lý học vĩ đại đến mức nào.
Bất cứ người nào cũng có thể có sự khác biệt tương tự như thế. Chắc chắn là có hàng triệu người - có thể là hàng trăm triệu – nói chung, là giỏi hơn tôi về mặt trí tuệ. Nhưng, như thế không có nghĩa là khi tôi có ý kiến khác với một trong những người đó, thì tôi là người sai.
Viện dẫn uy quyền là ngụy biện, chắc chắn là thế, nhưng khi người ta xem xét một vấn đề mà người có uy quyền – do những đóng góp về trí tuệ của họ - đã đặt niềm của của mình vào, thì viện dẫn là hầu như không thể tránh khỏi trong một số cuộc thảo luận – những người nghiệp dư ít có cơ hội trở lại bàn vẽ, trên đó, những người có uy tín đã trình bày luận cứ và trưng ra bằng chứng.
Nhưng khi những người có uy quyền nói về những vấn đề nằm ngoài kiến thức chuyên môn thật sự của họ, thì họ cũng thường nói ngu như ai và người nghe phải luôn luôn nhớ trong đầu như thế.
Tôi nhớ rằng sau khi George Stigler (1911-1991, Nobel kinh tế năm 1982 – ND) được tuyên bố là sẽ được trao giải Nobel về kinh tế, rất nhiều nhà báo gọi điện tới. Họ hỏi ông về những vấn đề như điều gì sẽ xảy ra với chu kỳ kinh doanh, thị trường chứng khoán và lãi suất.
George đã làm các phóng viên bối rối bằng cách trả lời rằng ông không biết gì. Mặc dù ông là một nhà kinh tế học xuất sắc, nhưng ông không làm trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô hay tài chính, và do đó ông không có kiến thức chuyên môn để trả lời những câu hỏi như vậy (thực ra, trong trường hợp này, ngay cả các nhà kinh tế làm việc trong những lĩnh vực đó cũng khó có thể đưa ra câu trả lời có giá trị, vì như tất cả những người khác, họ không biết tương lai).
Người thông thái (dịch thoát ý từ Renaissance men – tức những người thông thái như những người thời kì Phục hưng – ND) bao giờ cũng hiếm, ngay cả trong thời Phục hưng. Vì vậy, khi một học giả nào đó trình bày quan điểm về nhiều chủ đề khác nhau thì khả năng sai trong một hay nhiều phát biểu là khá lớn. Các học giả đi ra ngoài lĩnh vực của mình có thể bị một người nhẹ đồng cân hơn hẳn, nhưng chuyên tâm vào lĩnh vực đang bàn, sửa gáy là chuyện bình thường.
Không có thánh nhân
Hơn nữa, ai cũng có thể sai, dù nhà tư tưởng nào đó có thông thái đến đâu thì cũng thế. Người bạn cũ của tôi, Murray Rothbard, thường tuyên bố rằng trong lĩnh vực kinh tế, các nhà tư tưởng được đánh giá cao nhất, trên thực tế, lại có nhiều khả năng sai ngay trong lĩnh vực mà họ được coi là chuyên gia có uy tín nhất (Milton Friedman, trong lý thuyết tiền tệ, là một trong những ví dụ mà ông hay nhắc tới).
Mặc dù tôi có khuynh hướng cho rằng, trong trường hợp này, Murray đã quá cường điệu, nhưng có một phần sự thật trong những lời nói của ông. Ai cũng có thể mắc sai lầm, và những nhà tư tưởng lớn cũng không thoát được khiếm khuyết này, ngay cả trong những lĩnh vực chuyên môn của họ.
Coi bất kỳ ai là anh hùng, là thánh nhân, đến mức những lời họ nói là chân lý, hành động họ làm không thể sai, luôn dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Đáng tiếc là một số bậc thầy đáng kính nhất của tôi, những người như Mises, đã phải chịu số phận như thế, như Rothbard và ở một mức độ thấp hơn, là F. A. Hayek. Quá trình phát triển như thế một phần là do ý thức hệ hay ngụ ý từ những trước tác của các tác giả và một phần từ ý nghĩ cho rằng những tổ chức có thẩm quyền về trí tuệ đã không tôn trọng họ như họ đáng được hưởng và do đó đã coi họ là người anh hùng, cả với tư cách cá nhân lẫn trí tuệ, đến mức không thể sai lầm.
Tôi tin rằng cả Mises lẫn Hayek đều không đồng ý để người ta biến mình thành biểu tượng tôn giáo. Học hỏi và tôn trọng những nhà tư tưởng vĩ đại là việc tốt, nhưng dù họ có vĩ đại đến mức nào thì tự nhiên cũng không ban cho họ khả năng không thể sai lầm, vì thực tế là, tự nhiên không ban cho ai khả năng như thế. Vì vậy, đôi khi, tư tưởng của ngay cả một nhà tư tưởng lớn cũng có thể bị một nhà tư tưởng kém hơn hẳn về mọi phương diện chứng minh là sai.
Robert Higgs là cộng tác viên cao cấp trong khoa Kinh tế chính trị học tại Independent Institute và biên tập viên của tập san ra hàng quý của trường này.
Đã đăng trên Luật Khoa
Nguồn: https://fee.org/articles/dont-turn-great-thinkers-into-cult-figures/?utm_medium=popular_widget
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét