Ảnh minh họa
Trong 9 tháng đầu năm 2016, nhóm 10 mặt hàng lớn này đã đóng góp hơn 70% vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Các mặt hàng này lần lượt là dệt may, giày dép các loại, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê. Tất cả đều có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể:
Hàng dệt may: Giá trị xuất khẩu nhóm hàng này trong 9 tháng năm 2016 đạt 17,78 tỉ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015 (tương ứng tăng 838 triệu USD).
Giày dép các loại: Kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng từ đầu năm đạt hơn 9,41 tỉ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: Kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đạt gần 7,32 tỉ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng thủy sản: Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đạt gần 5,02 tỉ USD, tăng 6,1% (tương ứng tăng 288 triệu USD về số tuyệt đối) so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Đạt trị giá xuất khẩu trong 9 tháng từ đầu năm 2016 đạt gần 4,98 tỉ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước.
Cà phê: Xuất khẩu cà phê trong 9 tháng từ đầu năm 2016 lên tới 1,4 triệu tấn, trị giá gần 2,52 tỉ USD, tăng 40,3% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 10 mặt hàng này đóng góp khoảng 92,2 tỉ USD, chiếm 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Còn lại là nguồn thu từ việc xuất khẩu các mặt hàng của khối doanh nghiệp FDI bao gồm điện thoại, máy tính và linh kiện điện tử.
Sự tăng trưởng của các nhóm hàng chủ lực này là nguyên nhân quan trọng giúp tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước lấy lại đà tăng trưởng từ những tháng đầu năm. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 10% về xuất khẩu trong năm 2016 do Bộ Công Thương đặt ra (tương đương khoảng 181 tỉ USD), vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm với hoạt động kinh tế quan trọng này.
Bởi căn cứ kết quả thực tế về hoạt động xuất khẩu do Tổng cục Hải quan vừa công bố kể trên, hết 9 tháng, cả nước mới đạt được 92,2 tỉ USD, so với mục tiêu đạt ra cho cả năm 92,2 tỉ USD/181 tỉ USD. Như vậy, trong 3 tháng còn lại của năm, cả nước phải đạt được kim ngạch xuất khẩu 88,8 tỉ USD. Đây được xem là một thách thức không nhỏ vì con số này có thể tương đương với kim ngạch xuất khẩu của gần 3 quý.
Đánh giá về mục tiêu xuất khẩu đạt mức tăng trưởng 10% cả năm, TS Vũ Đình Ánh nhận định: "Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu khó đạt được khi xuất khẩu giảm chủ yếu do giá nhập khẩu của các nước giảm. Đây là một bài toán rất bí chứ không phải chuyện chơi, bởi vì bối cảnh kinh tế thế giới đi xuống, Việt Nam cũng không thể làm được gì, không thể định hướng được về giá".
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - Nguyễn Đức Thành cũng cho rằng tăng trưởng nóng như một cái vỏ mong manh, không bền vững và đừng cố đạt số lượng tăng trưởng mà quên đi chất lượng tăng trưởng.
Tuyết Nhung
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét