HƯỞNG ỨNG LỜI THÁCH ĐỐ CỦA GS CỐNG: GS NGUYỄN ĐÌNH CỐNG PHÊ PHÁN NGỤY BIỆN BẰNG LÝ LẼ DỐT NÁT CỦA MỘT KẺ NGỤY BIỆN
ĐÔNG LA
GS NGUYỄN ĐÌNH CỐNG PHÊ PHÁN NGỤY BIỆN
BẰNG LÝ LẼ DỐT NÁT CỦA MỘT KẺ NGỤY BIỆN
Sau lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Hội đồng Lý luận Trung ương vào ngày 22 tháng 10 vừa qua, ông Nguyễn Đình Cống đã viết bài “Thách đố Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng”. Ông ta viết: “Muốn biết thành tựu của HĐLL như thế nào thì cứ nhìn vào thực tế để đánh giá”, rồi đưa ra một loạt những yếu kém, tệ nạn của xã hội VN hiện tại để chứng minh cho sự phủ nhận của mình:
“Thế thì thành tích to lớn của HĐLL được vận dụng ở chỗ nào? Hay thành tích đó chỉ là một số báo cáo được xếp trong các ngăn tủ hoặc các bài báo chẳng mấy ai quan tâm, chỉ trong nội bộ HĐLL tự đánh giá, tự khen. Trong việc này xin thách HĐLL công bố những đóng góp thực tế cho lãnh đạo và đã vận dụng thành công trong thực tế”.
Nguyễn Đình Cống là điển hình của loại trí thức “ăn cháo đá bát”, từng được chế độ ưu đãi cho du học ở các nước XHCN trong khi những người cùng trang lứa hầu hết phải vào nơi đầu rơi máu chảy ở chiến trường, nay trở mặt chống chế độ. Nhiều sai trái tệ nạn của xã hội mà ông Cống đưa ra là đúng, có thế mới phải chỉnh đốn, nhưng ông Cống sai ở chỗ chỉ nhìn một chiều bằng con mắt thiển cận và cái tâm tăm tối, cũng chính là cái nhìn điển hình của loại cán bộ đảng viên thoái hóa, biến chất. Thực tế cái nhìn của ông Cống chỉ như ông xẩm mù sờ chân mà phán hình dạng con voi. Ông ta đã lờ đi tổng thể kinh tế VN vẫn tăng trưởng cao, cuộc sống của cả xã hội nói chung đã hơn xưa rất nhiều; so với những nơi có chiến tranh, loạn lạc, kể cả những nước phát triển cũng không ngừng xảy ra khủng bố, mới thấy xã hội VN dù có những chuyện lộn xộn vẫn ổn định và có một sự thanh bình vô cùng quý giá; về ngoại giao vị thế của VN vẫn ngày càng cao trên thế giới.
Ông Cống viết: “Trong những nhiệm vụ sắp tới, ngoài việc nghiên cứu đổi mới thì HĐLL còn cần phải: Kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch, sai trái, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng… Nghe ra thì rất hay, rất chính đáng, nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì thấy sai với con đường khoa học chân chính… Khi HĐLL đã có niềm tin không thể lay chuyển vào chân lý thì tôi mạnh dạn thách đố HĐ đối thoại trực tiếp, công khai (giống như kiểu đối thoại giữa 2 ứng viên Tổng thống Mỹ) để HĐ chứng minh rằng đường lối, quan điểm của Đảng theo Chủ nghĩa Mác Lê nin là hoàn toàn đúng; còn chúng tôi, một số đại diện cho trí thức, doanh nhân (những người phản biện) cam đoan sẽ vạch ra những ngụy biện, những dối trá, những sai lầm của các vị, sẽ chứng minh rằng chủ trương của Đảng không còn phù hợp, mà để phát triển đất nước cần thay đổi đường lối, thay đổi thể chế. Việc đối thoại như vậy đã có một số người như các ông Chu Hảo, Nguyễn Trung đề xuất. Trước đây có vài lần tôi đã hưởng ứng các đề xuất ấy, nay nhắc lại…”
Vậy hưởng ứng lời “thách đố” của ông Cống, cũng là tiếp chương trình đăng lại một số bài tôi viết về lý luận để bạn đọc “giải trí”, cũng là để “thông cống” cho não trạng của ông Cống, tôi đăng lại bài viết dưới đây.
28-10-2016
ĐÔNG LA
|
Ông “Giáo sư cầu cống” Nguyễn Đình Cống trong bài CHỐNG NGỤY BIỆN VÀ NHẦM LẪN VỀ CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN (https://www.facebook.com/ngdinhcong?fref=nf) viết:
“Để phát hiện ra ngụy biện không dễ, đặc biệt là khi người ngụy biện có trình độ, có uy tín hoặc chức vụ cao, lại có tài hùng biện hoặc to mồm, khi kết luận của ngụy biện phù hợp với tình cảm và lòng mong muốn của người tiếp nhận. Gặp phải ngụy biện mà không phát hiện ra, nghe theo, tin theo, thế là đã nhầm lẫn, đã bị lừa. Người ta bị lừa thường là do có lòng ham muốn (lòng tham), do thiếu hiểu biết hoặc cũng có thể do lòng tốt mù quáng. Để không bị mắc lừa do ngụy biện cần có trình độ tương đối cao về suy luận, về kiến thức và có thái độ khoa học (biết suy nghĩ, biết nghi ngờ, dám lật ngược vấn đề…), còn để vạch ra sự ngụy biện, đặc biệt là ngụy biện của người có thế lực, thì còn cần thêm lòng dũng cảm”.
Để chỉ ra “Vài ngụy biện cơ bản trong chủ nghĩa Mác Lênin” Nguyễn Đình Cống viết: “CNML đã tồn tại hàng trăm năm nay, chứa nhiều độc hại, mang đến cho nhân loại lợi ít hại nhiều. Thể nhưng nó đã làm mê say hàng trăm triệu người . Đó là nhờ vào sự ngụy biện của một số người có trình độ cao về triết học, có uy tín cao về học thuật, và khi đảng CS đã nắm chính quyền thì họ là người có quyền lực (miệng nhà quan có gang có thép)”.
Cụ thể, ông ta cho rắng Các Mác: “…đã có những phán đoán hoặc kết luận chỉ mới là một phần của sự thật, mà dựa vào nó để suy luận thì dễ mắc vào ngụy biện. Mác cho là: Lịch sử của xã hội loài người chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Đó là một phán đoán thiếu chính xác. Dựa vào đó Mác suy luận, chứng minh rất hùng hồn về sự tất yếu của CM vô sản”.
Viết vậy Nguyễn Đình Cống chỉ chứng tỏ mình dốt và phán bừa. Dốt vì đọc mà không hiểu, không hiểu mà phán sai tức là phán bừa, nói lăng nhăng.
Viết vậy Nguyễn Đình Cống chỉ chứng tỏ mình dốt và phán bừa. Dốt vì đọc mà không hiểu, không hiểu mà phán sai tức là phán bừa, nói lăng nhăng.
Nguyễn Đình Cống không được lờ đi việc, sau khi đưa ra kết luận: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”, Mác đã chứng minh rất cụ thể, rất rõ ràng từ thực tiễn lịch sử:
“Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.
Trong những thời đại lịch sử trước, hầu khắp mọi nơi, chúng ta đều thấy xã hội hoàn toàn chia thành những đẳng cấp khác nhau, một cái thang chia thành từng nấc thang địa vị xã hội. Ở La Mã thời cổ, chúng ta thấy có quý tộc, hiệp sĩ, bình dân, nô lệ; thời trung cổ thì có lãnh chúa phong kiến, chư hầu, thợ cả, thợ bạn, nông nô, và hơn nữa, hầu như mỗi giai cấp ấy, lại có những thứ bậc đặc biệt nữa”.
Đến thời đại của chính Các Mác:
“Xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị diệt vong, không xoá bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi.
Tuy nhiên, đặc điểm của thời đại chúng ta, thời đại của giai cấp tư sản, là đã đơn giản hoá những đối kháng giai cấp. Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản”.
Và cho đến tận ngày ngay, Mỹ và các nước phương Tây dù đã có thay đổi rất nhiều, đã đưa ra những chính sách an sinh xã hội mang tính chất của chế độ XHCN, nhưng những cảnh báo mang tính lý luận của Các Mác vẫn còn nguyên giá trị. So với thời Chủ nghĩa Tư bản hoang dã mà Mác chứng kiến, mức sống của người dân ở các nước phát triển đã tăng lên rất nhiều, chủ yếu do khoa học công nghệ tiên tiến làm tăng sản lượng hàng hóa. Thế nhưng tính chất cơ bản của chế độ tư bản vẫn còn chi phối trong các nước đó, vẫn còn đó sự bất công trong sự hưởng thụ thành quả lao động sinh ra đối kháng giai cấp.
GS Phil Gasper (Đại học Notre Dame de Namur của California) đã viết: “Năm 1998, 10% dân số giàu nhất Mỹ chiếm hữu hơn 85% của cải bằng cổ phiếu và quỹ chung, 84% chứng khoán tài chính, 91% trái phiếu và 92% vốn trong các doanh nghiệp tư nhân” (Báo Tuổi trẻ, 28/11/2005). Theo báo Nhân Dân, trong cuộc điều trần do một Ủy ban của Hạ viện Mỹ, Chủ tịch Hội đồng Henry Waxman hỏi ông Richard Fuld, Giám đốc điều hành ngân hàng đầu tư khổng lồ Lehman Brothers vừa tuyên bố phá sản: “Ông đã bỏ túi gần nửa tỷ USD và ông thấy như vậy có công bằng đối với giám đốc điều hành của một công ty giờ đã phá sản hay không?” M. Yunus, Nobel Hòa bình cũng viết: “Chủ nghĩa tư bản hiện nay đã xuống cấp thành một sòng bạc” (Báo Tuổi trẻ, 13/10/2008). Chính Tỷ phú Bill Gate, một trong vài người giàu nhất thế giới cũng thấy tính bất hợp lý của CNTB, đã viết: “Phúc lợi không giành cho tất cả mọi người… CNTB đã gây dựng và phát triển lợi ích bản thân theo chiều hướng không những có lợi mà còn có khả năng duy trì cho tương lai, nhưng chỉ giành cho những cá nhân có khả năng thanh toán”. Giáo sư Tim Jackson: “Tạo của cải cho số ít cá nhân, dựa trên sự phá hủy sinh thái và sự bất công xã hội triền miên, không thể là nền tảng cho một xã hội văn minh” (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/). Và gần đây, không thể không nhắc lại phong trào biểu tình “Chiếm Phố Wall” chống lại cái cơ chế xã hội “của 1%, do 1% và vì 1%”, cái “hệ thống được dựng lên để 1% những người giàu nhất nhận 40% chiếc bánh” (http://www.bbc.co.uk /blogs/Vietnamese).
Trước Nguyễn Đình Cống, Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Mác-Lê, như con chiên phản Chúa, tại Đại học Harvard, ngày 28 tháng 9 năm 2005, cũng từng nói: “Trước hết, Marx và Engels tuyên bố rằng “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”, và cho rằng: “Luận điểm này đi ngược lại lịch sử phát triển khách quan của xã hội loài người”, mà theo ông ta: “Trên cái nền tảng vật chất sản xuất và thương mại, khoa học và công nghệ”, “xã hội loài người đã thăng trầm trải qua các nền văn minh đồ đá, đồ kim khí, máy hơi nước, v.v”. Trong bài Các Mác-một tình yêu bao la, tôi đã viết: “Như vậy, Hoàng Minh Chính đã không hiểu đúng văn bản, không hiểu nội hàm các khái niệm, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Tôi thật không ngờ một ông cựu Viện trưởng Mác - Lê, có gan đội đá vá trời mà lại có thao tác tư duy sai lạc như thế. Thực ra Mác nói “lịch sử xã hội” là nói lịch sử chính trị, lịch sử thay đổi các chế độ, ông lại đi phân tích “lịch sử phát triển văn minh” rồi chê Mác “đi ngược”, giống như ông phân tích một bài văn nhưng không thấy các phép toán cộng, trừ, nhân, chia đâu cả, nên chê là không hay!” (Đông La, Cuốn Bóng tối của ánh sáng).
***
Không chỉ “sai chân thành” do dốt như trên, Nguyễn Đình Cống cũng lươn lẹo, trí trá, xuyên tạc văn bản, tức cũng dùng chính sự ngụy biện của mình đi phê phán sự ngụy biện. Ông ta viết:
“Trong khi hàng trăm triệu người vì vô minh mà theo CNML thì đồng thời có hàng tỷ người đã sớm phát hiện ra những sự dối trá và độc hại chứa đựng trong ấy. Điều này chính Mác và Enghel công nhận trong Tuyên ngôn cộng sản ( 1848 ) : “ Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu…, Nhiều thế lực đã liên hiệp lại để trừ khử bóng ma đó”.
Ở đây, Các Mác dùng hình ảnh tu từ viết về thực trạng Chủ nghĩa Cộng sản đã hình thành nhưng chưa công khai và cụ thể hóa lý luận nên giai cấp tư sản đã cho như một “bóng ma”. Nên cần phải có một tuyên ngôn, và vì thế mà bản Tuyên ngôn của ĐCS lịch sử đã ra đời, trong đó hai ông đã viết:
“Chủ nghĩa cộng sản đã được tất cả các thế lực ở Châu âu thừa nhận là một thế lực. Hiện nay, đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình; và phải có một Tuyên ngôn của đảng của mình để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản”.
Như vậy, viết như trên Nguyễn Đình Cống đúng là một kẻ “nói điêu”!
Nguyễn Đình Cống còn “điêu” tiếp:
“Thế kỷ 19 người ta đã chưa trừ khử được bóng ma cộng sản mà nó còn phát triển mạnh trong một thời gian. Mãi đến cuối thế kỷ 20 nó mới bị xóa bỏ tại quê hương của Mác (nước Đức), tại thành trì của CM vô sản thế giới (Liên xô), tại các nước Đông Âu”.
Viết như trên đúng quá, nhưng thực ra chỉ là theo cái nhìn “mắt thịt” của việc chia phe của thời chiến tranh lạnh mà thôi. Như tôi đã viết, các khái niệm lý luận thường bị chính trị hóa không đúng thực tế. Về hình thức đúng là có sự tan vỡ của hệ thống các nước XHCN nhưng về bản chất, nếu nhìn bằng trí tuệ của một nhà lý luận, nhìn Chủ nghĩa Mác như một khoa học về sự phát triển, thì hoàn toàn không có chuyện CNCS “bị xóa bỏ” như Nguyễn Đình Cống viết.
Ngay trên nước Đức, ông Cống cần phải biết trong cuộc bình chọn 100 nhân vật vĩ đại nhất lịch sử Đức, Marx đứng thứ 3, chỉ sau Konrad Adenauer (thủ tướng Tây Đức giai đoạn 1949-1963) và Martin Luther, người sáng lập ra đạo Tin Lành. Theo Barbara Supp, Marian Blasberg và Klaus Brinkbäumer, trong bài Con lật đật: “Theo thăm dò dư luận mới đây của tạp chí Đức Der Spiegel, cụ được dân chuộng một cách đáng ngạc nhiên, mà không phải chỉ ở Đông Đức: 50 phần trăm dân Tây Đức nói rằng sự phê phán chủ nghĩa tư bản của Karl Marx “ngày nay vẫn mang ý nghĩa của nó”. Thậm chí 56 phần trăm thấy rằng chủ nghĩa xã hội là “một tư tưởng hay nhưng được thực hành tồi” - trong giới trẻ, sự đồng tình còn cao hơn nữa”.(http://www. talawas.Org).
Trên nước Đức còn có một loạt con đường mang tên Các Mác để vinh danh ông:
Chưa hết, còn có những cuộc bình chọn nhà tư tưởng ở ngay các nước tư bản phát triển khác nữa mà kết quả là Mác đứng đầu. Có vậy bởi đến tận những ngày hôm nay vẫn có không ít nhà tư bản sống sau Mác hơn cả thế kỷ đã thừa nhận Mác đúng. Nhà tỷ phú đầu cơ chứng khoán George Soros viết: “Marx và Engels đã cho một phân tích rất tốt về hệ thống tư bản cách đây 150 năm”; John Cassidy, phóng viên kinh tế của tờ The New Yorker, cho rằng các vấn đề mà các nhà kinh tế học hiện đang đối mặt, họ đang “bước theo dấu chân của Marx mà họ không biết” (without realising that they are walking in Marx's footsteps); Franz Müntefering, Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Đức: “Tại sao một ông chủ ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ lại để người ta trích lời mình rằng “Marx có cái nhìn chính xác nhất về chủ nghĩa tư bản”, và “càng hoạt động lâu ở Wall Street thì tôi càng đoán chắc rằng Marx có lý”.
***
Như vậy, Nguyễn Đình Cống lại đi theo vết chân của một số người Việt, lấy tư duy của “dân móc cua” đi phê phán các nhà tư tưởng vĩ đại, một hành động mà tôi đã viết như “lấy bát ăn cơm đong nước của biển cả, lấy gang tay nhặt xu lẻ đo cao rộng của trời đất”. Nhưng e ngại ở chỗ chính những người đó lại từng ở những vị trí quan trọng trong guồng máy vận hành của thể chế nước ta. Chính họ đã góp phần tạo ra cái lỗi hệ thống hôm nay. Lẽ ra đã sai rồi thì cần chỉ ra những lỗi lầm để sửa chữa nhưng họ lại hiện nguyên hình là những kẻ trở mặt, muốn đập bỏ tất cả, vẽ ra những ảo tưởng hão huyền và dốt nát. Thật nguy hại thay!
17-8-2015
ĐÔNG LA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét