Cá chết hàng loạt tại Thanh Hóa
do hiện tượng tảo nở hoa
Hoàng Lam
10:26 ngày 11 tháng 09 năm 2016
TPO - Theo kết quả điều tra ban đầu của ngành chức năng Thanh Hóa thì hiện tượng cá lồng và cá tự nhiên chết tại huyện Tĩnh Gia là do hiện tượng tảo nở hoa.
Theo xác minh của cơ quan chức năng, trong các ngày 5/9-6/9, ngư dân xã Tĩnh Hải, khi đánh bắt hải sản tại vùng biển gần bờ phía sau Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, cách bờ biển từ 300 – 500 mét, phát hiện một số loài hải sản (cá bơn, cá thèn, ghẹ…) bị chết bất thường và trôi dạt vào bờ (khoảng 100 kg).
Khoảng 7h ngày 8/9, tại khu vực nuôi cá lồng của nhân dân xã Nghi Sơn cũng xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng quẫy nước mạnh và chết rất nhanh với số lượng lớn, xảy ra đồng thời ở các lồng nuôi, trong đó có nhiều lồng nuôi bị chết hoàn toàn.
Số lượng cá chết gần 50 tấn, gồm cá mú, hồng, vược ( 21/66 hộ nuôi có cá lồng chết). Sau đó, ngành chức năng đã hướng dẫn nhân dân di chuyển số lồng cá không bị chết ra xa khối nước có màu nâu đỏ, thu gom số cá chết tiêu hủy.
Cũng trong ngày 8/9, tại khu vực biển thôn Bắc Yến, xã Hải Yến, người dân lại phát hiện tình trạng cá tự nhiên bị chết trôi dạt vào bờ (khoảng 200 kg). Ngày 9/9, khối nước có mầu nâu đỏ đã trôi dạt vào bờ và không còn hiện tượng cá lồng bị chết.
Theo ngành chức năng, các loài cá tự nhiên bị chết hầu hết sống ở tầng đáy; các loại cá nuôi lồng thường là loại có sức chống chịu rất tốt, có khả năng thích ứng với môi trường thay đổi. Qua kiểm tra cho thấy, có hiện tượng cá tự nhiên chết rải rác trôi nổi trên biển; chất lượng nước biển trên tuyến khảo sát có màu sắc bình thường. Tuy nhiên, tại khu vực cảng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nước biển có màu nâu đỏ. Toàn bộ khu vực nuôi cá lồng của xã đảo Nghi Sơn, nước biển có màu nâu đỏ đậm hơn, nhiều cặn lơ lửng. Hiện tượng này phù hợp với mô tả của ngư dân xã Tĩnh Hải khi đánh bắt hải sản phát hiện được trên biển.
Sau khi lấy mẫu nước gửi Viện TNMT biển Hải Phòng, kết quả phân tích sơ bộ cho thấy mẫu nước lấy tại khu vực cá lồng bị chết có phát hiện loài tảo Hairoi – Ceratium furac nở hoa gây thủy triều đỏ với một độ đạt khoảng 8 triệu tế bào/1 lít nước biển.
Mẫu nước lấy tại khu vực cảng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn phát hiện loài tảo Ceratium furca cũng chiếm ưu thế nhưng với mật độ thấp hơn, chỉ đạt khoảng 500.000 tế bào/1 lít nước biển. Bước đầu xác định nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên và cá lồng bị chết là do tác động của loài tảo Hairoi – Ceratium furca trong nước biển bùng phát với mật độ cao ở quy mộ rộng hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa.
Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính đối với vùng biển xã Tĩnh Hải, Nghi Sơn là do lượng lớn chất hữu cơ trong đất liền theo nước mưa đổ vào cửa sông ra biển.
Ngày 10/9, tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành chức năng về địa phương kiểm tra thực tế, xác định nguyên nhân làm cá bị chết; hướng dẫn cách xử lý hiện tượng tảo nở hoa…
TPO - Theo kết quả điều tra ban đầu của ngành chức năng Thanh Hóa thì hiện tượng cá lồng và cá tự nhiên chết tại huyện Tĩnh Gia là do hiện tượng tảo nở hoa.
Theo xác minh của cơ quan chức năng, trong các ngày 5/9-6/9, ngư dân xã Tĩnh Hải, khi đánh bắt hải sản tại vùng biển gần bờ phía sau Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, cách bờ biển từ 300 – 500 mét, phát hiện một số loài hải sản (cá bơn, cá thèn, ghẹ…) bị chết bất thường và trôi dạt vào bờ (khoảng 100 kg).
Khoảng 7h ngày 8/9, tại khu vực nuôi cá lồng của nhân dân xã Nghi Sơn cũng xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng quẫy nước mạnh và chết rất nhanh với số lượng lớn, xảy ra đồng thời ở các lồng nuôi, trong đó có nhiều lồng nuôi bị chết hoàn toàn.
Số lượng cá chết gần 50 tấn, gồm cá mú, hồng, vược ( 21/66 hộ nuôi có cá lồng chết). Sau đó, ngành chức năng đã hướng dẫn nhân dân di chuyển số lồng cá không bị chết ra xa khối nước có màu nâu đỏ, thu gom số cá chết tiêu hủy.
Cũng trong ngày 8/9, tại khu vực biển thôn Bắc Yến, xã Hải Yến, người dân lại phát hiện tình trạng cá tự nhiên bị chết trôi dạt vào bờ (khoảng 200 kg). Ngày 9/9, khối nước có mầu nâu đỏ đã trôi dạt vào bờ và không còn hiện tượng cá lồng bị chết.
Theo ngành chức năng, các loài cá tự nhiên bị chết hầu hết sống ở tầng đáy; các loại cá nuôi lồng thường là loại có sức chống chịu rất tốt, có khả năng thích ứng với môi trường thay đổi. Qua kiểm tra cho thấy, có hiện tượng cá tự nhiên chết rải rác trôi nổi trên biển; chất lượng nước biển trên tuyến khảo sát có màu sắc bình thường. Tuy nhiên, tại khu vực cảng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nước biển có màu nâu đỏ. Toàn bộ khu vực nuôi cá lồng của xã đảo Nghi Sơn, nước biển có màu nâu đỏ đậm hơn, nhiều cặn lơ lửng. Hiện tượng này phù hợp với mô tả của ngư dân xã Tĩnh Hải khi đánh bắt hải sản phát hiện được trên biển.
Sau khi lấy mẫu nước gửi Viện TNMT biển Hải Phòng, kết quả phân tích sơ bộ cho thấy mẫu nước lấy tại khu vực cá lồng bị chết có phát hiện loài tảo Hairoi – Ceratium furac nở hoa gây thủy triều đỏ với một độ đạt khoảng 8 triệu tế bào/1 lít nước biển.
Mẫu nước lấy tại khu vực cảng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn phát hiện loài tảo Ceratium furca cũng chiếm ưu thế nhưng với mật độ thấp hơn, chỉ đạt khoảng 500.000 tế bào/1 lít nước biển. Bước đầu xác định nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên và cá lồng bị chết là do tác động của loài tảo Hairoi – Ceratium furca trong nước biển bùng phát với mật độ cao ở quy mộ rộng hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa.
Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính đối với vùng biển xã Tĩnh Hải, Nghi Sơn là do lượng lớn chất hữu cơ trong đất liền theo nước mưa đổ vào cửa sông ra biển.
Ngày 10/9, tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành chức năng về địa phương kiểm tra thực tế, xác định nguyên nhân làm cá bị chết; hướng dẫn cách xử lý hiện tượng tảo nở hoa…
--------------
Cá lại chết, Thuỷ triều lại đỏ, Chất thải độc lại di chuyển
11-9-2016
Có đến 50 tấn cá tự nhiên và nuôi lồng ở xã Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hoá rủ nhau chết, đồng loạt chết. Chỉ trong hai ngày, các hộ nuôi cá mất trắng 8 tỉ đồng.
Đó là thông tin được UBND tỉnh Thanh Hoá báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ sáng nay. Báo cáo gửi đi có những sự trùng hợp kì kì, nói chung là không biết nói sao.
1. Cá nuôi lồng là loại sống khoẻ nhưng thực tế lại chết rất nhanh. Cá tự nhiên chết nổi trên biển được xác nhận là cá tầng đáy.
2. Hai mẫu nước biển kiểm nghiệm cho kết quả có hiện tượng tảo nở hoa, gây thuỷ triều đỏ. Bữa trước, có bác chuyên gia mẹ cháu quên mất tên, nói rằng thuỷ triều đỏ chỉ gây chết cá tầng mặt.
Tiện nói đến kiểm nghiệm ra thuỷ triều đỏ, mẹ cháu tranh thủ khen các cán bộ Thanh Hoá, Hải Phòng đã nhanh nhẹn, tháo vát. Ngày 7-9 và 8-9 mới được tin báo và đi lấy mẫu nước, rồi gửi kiểm nghiệm tại Hải Phòng, mà sáng nay 10-9, kết quả nằm ngay ngắn chỉnh tề trong báo gửi Thủ tướng.
3. Ngẫu nhiên, ít bữa trước có thông tin Formosa đã ký hợp đồng để giao cho Công ty môi trường Nghi Sơn xử lý 400 tấn bùn thải nguy hại. Xử lý ra sao thì từ từ mẹ cháu hóng tiếp.
4. Quá nhiều thứ lặp lại và ngẫu nhiên nên trong báo cáo của Thanh Hoá có điểm sao sao ấy. Đại khái, ông Nguyễn Đức Quyền, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Sở Môi trường như này:
“Tiếp tục theo dõi diễn biến, tiến hành phân tích đánh giá nguyên nhân cá chết do dịch bệnh (nếu có)”.
Sao lại định hướng chỉ tìm nguyên nhân do bệnh? Không tìm nguyên nhân do độc tố hoá học do hoạt động của con người thải ra đất liền thải ra biển sao?
5. Trong một diễn biến chẳng cần quan tâm có liên quan hay không, người ta đang định kêu thằng ku Formosa quay về tè ra sông. Còn gã béo bán tôn vẫn đang dốc lực chuẩn bị ra đời một thằng nữa ở Cà Ná. Gã bán tôn cam kết sẽ không tè giọt nào ra ngoài!
Tất nhiên, mấy gã bán thép và mấy bác quản lý thì luôn đảm bảo quy hoạch và chắc chắn đúng quy trình. Chỉ có đám cá dở hơi kia là chết khi chưa xin phép, vô tổ chức, vô kỉ luật.
.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét