FB Nông Huyền Sơn
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Ngày xưa, theo truyền thống, cứ đến ngày 11 và 12-08 âm lịch, giới cải lương tổ chức off đoàn để ăn đám giỗ tổ nghề.
Cái ngày giỗ ấy được photo copy từ ngày giỗ tổ Hồ Quảng.
Ngày giỗ tổ Hồ Quảng là ngày giỗ chung của 4 nghề: Ca kỹ (cave), cướp, trộm và ăn mày (Thiên Địa Hội). Ông tổ này Bạch Mi Thần.
Vì cải lương là một phần giao thoa giữa ca cổ với ca kịch, giống với Hồ Quảng nên dân cải lương ngày xưa lấy luôn ông Bạch Mi Thần làm tổ nghiệp.
Ông tổ thật sự của cải lương Việt chính là nhạc sỹ Cao Văn Lầu, giỗ ngày 13-08 dương lịch, tức 18-07 âm lịch.
Bà tổ chính thống của hát chèo Việt là Huyền Nữ Phạm Thị Trân. Ngày giỗ bà là 18-02 âm lịch.
Ngoài ra, còn 1 ông tổ hát tuồng của dân Việt cần được tưởng nhớ. Đó là Hiệp Biện Đại Học Sỹ Đào Tấn. Ngày giỗ của ông tổ này rơi vào ngày 15-07 âm lịch.
Rất chi là trớt quớt!
Ngày xưa, do nhiều lý do khách quan, dân cải lương bị ngộ nhận về ông tổ nghề.
Ngày nay, học giả sân khấu đông như kiến cỏ, hà cớ gì lại chọn cái ngày thờ ông tổ cave Trung Hoa làm ngày tôn vinh nghệ thuật sân khấu Việt?
Đã vậy, mấy ông bà đóng film, thậm chí mấy ông bà viết kịch bản film, quay film cũng lao nhao đi cúng tổ sân khấu. Mấy ông bà bon chen viết status "hôm nay tui tự hào đi ăn giỗ nghề".
Mấy ông bà không phân biệt được sự khác biệt giữa sân khấu và film trường sao?
Mắc mệt hà!
Sẵn đây, nhắn với chú em Hoài Linh: "Chú em là dân kịch hài, đừng vơ tổ cải lương vào thờ nhé!".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét