Mọi sự kiện đều có câu chuyện đằng sau. Câu chuyện có thể đơn giản hơn ta nghĩ. Hoặc phức tạp hơn ta nghĩ rất nhiều.
Ngày trước và ngay cả vào đầu thời kỳ đổi mới, quyền uy của Đảng trưởng là vãi đái. Nếu cần xử lý một ai đó, dù là bí thư tỉnh, bộ trưởng, tướng lĩnh, tầm cỡ đến thế nào đi chăng nữa, ông Ba Duẩn chỉ hắng giọng một cái là lập tức ra đi. Nói kiểu Hà Nội ngày xưa, “di chết” chỉ bằng ngón tay út.
Dạng nhà thơ nửa mùa đi làm chính trị gia chìa vôi như Tố Hữu mà còn thét ra lửa: Bắt nó [Trần Dần] về đây.
Mười Cúc, bí thư của Đổi mới, thích thì cởi trói, hết thích là trói lại cứ như không. Không phải trói một người, mà trói cả xã hội.
Thế mà giờ đây, một hệ thống to đùng với đầy đủ xe tăng đại bác và an ninh rải rác khắp nơi, lại không “di” nổi một quan chức thuộc loại nhãi ranh trong hệ thống.
Đã thế, anh chàng nhãi nhép ấy, lại còn lêu lêu từ quan thầy đến quan bác, quan ông. Vãi chưởng. Cả hệ thống đứng hình chỉ vì một con ốc bé tí bị trượt ren.
Con ốc ấy là Omen?
***
Vladimir Nabokov, tác giả của Lolita rất rối rắm kiểu đánh đố bạn đọc, nấp dưới cái vỏ tiểu thuyết ái tình kiểu ấu dâm, là vô số các bài toán đố kiểu mind game.
Truyện ngắn của ông này cũng vậy.
Trong đó có một truyện ngắn rất đẹp, và rất ngắn. Tên là “Signs and Symbols”. Bản tiếng Anh đăng trên New Yorker năm 1948 ở đây. Bản tiếng Việt, kỳ lạ thay, đến năm nay mới xuất hiện ở Việt Nam, có thể đọc bản dịch ấy ở đây.
Bản tiếng Anh trên New Yorker có tên “Symbols and Signs”. Nabokov sau dứt khoát đổi lại là Signs and Symbols. Sign là cái phải phát ra trước. Đánh ruồi không phải là sign. Nhưng động tác đánh trượt sẽ là Sign.
Nabokov rất ghét Freud, nên trong khoảng 2/3 đầu của truyện, ông bày ra những thứ bọn thích Freud sẽ rất thích và sẵn sàng bị dắt mũi. Bị sập vào những cái bẫy tâm-phân-học kiểu Freud/Jung mà Nabokov bày sẵn, người đọc dễ dàng bỏ qua những sign rất có ích trong việc diễn giải và hiểu câu chuyện: tàu điện chết máy giữa hai ga, đứa con tự sát hụt, trời mưa, con chim sẻ ướt, ông bố gốc Do Thái ở Châu Âu, …
Những cái sign ấy, nếu khéo léo tránh bẫy cũng không quá khó để hiểu. Độ khó hiểu của nó, chưa chắc đã bằng: “Đây là thiên đường của scooter, thưa ngài tổng thống.”
Đoạn cuối, rất ngắn, chi chít symbol. Nhưng lại chỉ có một cách giải.
Cuộc điện thoại gọi nhầm: 2 cuộc đầu. Bà vợ giải thích là quay số (trên cái dial của điện thoại ngày xưa) nhầm “số 0” và “chữ O”.
Số 0 trong Arab nghĩa là Cipher (mã hóa).
Chữ O tương đương với số 6 trên dial điện thoại. Gọi nhầm 2 lần là 66. Đến cuộc goi thứ 3 thì tác giả dừng lại, để ngỏ cái kết.
Nếu vẫn là cuộc gọi nhầm, thì là 666, số của quỷ satan. Ông bố Do Thái phải chăng có một kế hoạch hắc ám, với các sign là “giấu các con dao vào ngăn kéo”, và “ngắm vào tách trà và những cái lọ nhỏ”?
Nếu không phải cuộc gọi nhầm, giả sử là cuộc gọi từ nhà thương điên, phải chăng đứa con lần này tự sát mà không thất bại?
***
Thanh niên Hà Nội thời chuyển đổi thoát khỏi bao cấp (đổi mới) và chuyển qua hội nhập, rất quen thuộc với những góc phố đen đỏ lẫn lộn, chó sói và cừu trong ánh sáng nhá nhem. Những quán nước chè vỉa hè, với những đám xóc đĩa. Những thanh niên gày gò da tái, với “gò” dưới chân, “ổi tàu” trên đầu, và “lê lá lúa” đằng sau đít. Những điếu thuốc Sông-Cầu nát bét trong túi áo “bay”. Những cái bật lửa xăng hôi hám.
Những thanh niên ấy, thấm đẫm văn hóa của không gian hẹp, cả ngã tư mênh mông mà chỉ mình mình bị dồn vào góc phố.
Đấy là cái thời điểm bị quây sát vào chân tường, luồn tay rút lê từ sau đít để rồi: “Nhất là bét”.
Yên Bái là thế, mà Lexus Hậu Giang cũng thế.
***
Cách đây cũng rất lâu rồi, tôi ra sân bay Nội Bài hơi muộn. Nhân viên ở quầy thủ tục ghi vào vé: muộn 5 phút. Thế là phải đi ra quầy stand-by lấy vé chuyến sau. Đang xếp hàng thì Hiếu Gió vỗ vai.
Tôi hỏi: “Mày đi đâu đấy?”. Hiếu bảo: “Tao đang đi ngoài đường thì anh em trong Sài Gòn gọi, bảo mai Điếu Cày ra, tao vào để còn có đại diện anh em Hà Nội đón Điếu Cày. Tao gửi luôn xe ở Việt Đức rồi đi xe buýt ra đây luôn.”
Tôi bảo: “Làm đ’o có chuyện đấy. Điếu Cày có mà được thả kứt”. Hiếu bảo: “Đm, mày đ’o biết luật, mai là hết án, chắc chắn nó phải thả, tao phải vào đón”.
Một lúc sau tôi có vé, trước Hiếu, thế mới tài.
Đấy là lần cuối cùng tôi gặp Hiếu.
Thế mà bây giờ, chẳng khác gì Lolita hay con chim sẻ ướt lông của Nabokov, Hiếu đang nổi còn hơn mọi symbol của thời đại mới. Một thời đại bắt đầu khi con rùa Hồ gươm vĩnh biệt các đồng chí tôi đi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Ngày trước và ngay cả vào đầu thời kỳ đổi mới, quyền uy của Đảng trưởng là vãi đái. Nếu cần xử lý một ai đó, dù là bí thư tỉnh, bộ trưởng, tướng lĩnh, tầm cỡ đến thế nào đi chăng nữa, ông Ba Duẩn chỉ hắng giọng một cái là lập tức ra đi. Nói kiểu Hà Nội ngày xưa, “di chết” chỉ bằng ngón tay út.
Dạng nhà thơ nửa mùa đi làm chính trị gia chìa vôi như Tố Hữu mà còn thét ra lửa: Bắt nó [Trần Dần] về đây.
Mười Cúc, bí thư của Đổi mới, thích thì cởi trói, hết thích là trói lại cứ như không. Không phải trói một người, mà trói cả xã hội.
Thế mà giờ đây, một hệ thống to đùng với đầy đủ xe tăng đại bác và an ninh rải rác khắp nơi, lại không “di” nổi một quan chức thuộc loại nhãi ranh trong hệ thống.
Đã thế, anh chàng nhãi nhép ấy, lại còn lêu lêu từ quan thầy đến quan bác, quan ông. Vãi chưởng. Cả hệ thống đứng hình chỉ vì một con ốc bé tí bị trượt ren.
Con ốc ấy là Omen?
***
Vladimir Nabokov, tác giả của Lolita rất rối rắm kiểu đánh đố bạn đọc, nấp dưới cái vỏ tiểu thuyết ái tình kiểu ấu dâm, là vô số các bài toán đố kiểu mind game.
Truyện ngắn của ông này cũng vậy.
Trong đó có một truyện ngắn rất đẹp, và rất ngắn. Tên là “Signs and Symbols”. Bản tiếng Anh đăng trên New Yorker năm 1948 ở đây. Bản tiếng Việt, kỳ lạ thay, đến năm nay mới xuất hiện ở Việt Nam, có thể đọc bản dịch ấy ở đây.
Bản tiếng Anh trên New Yorker có tên “Symbols and Signs”. Nabokov sau dứt khoát đổi lại là Signs and Symbols. Sign là cái phải phát ra trước. Đánh ruồi không phải là sign. Nhưng động tác đánh trượt sẽ là Sign.
Nabokov rất ghét Freud, nên trong khoảng 2/3 đầu của truyện, ông bày ra những thứ bọn thích Freud sẽ rất thích và sẵn sàng bị dắt mũi. Bị sập vào những cái bẫy tâm-phân-học kiểu Freud/Jung mà Nabokov bày sẵn, người đọc dễ dàng bỏ qua những sign rất có ích trong việc diễn giải và hiểu câu chuyện: tàu điện chết máy giữa hai ga, đứa con tự sát hụt, trời mưa, con chim sẻ ướt, ông bố gốc Do Thái ở Châu Âu, …
Những cái sign ấy, nếu khéo léo tránh bẫy cũng không quá khó để hiểu. Độ khó hiểu của nó, chưa chắc đã bằng: “Đây là thiên đường của scooter, thưa ngài tổng thống.”
Đoạn cuối, rất ngắn, chi chít symbol. Nhưng lại chỉ có một cách giải.
Cuộc điện thoại gọi nhầm: 2 cuộc đầu. Bà vợ giải thích là quay số (trên cái dial của điện thoại ngày xưa) nhầm “số 0” và “chữ O”.
Số 0 trong Arab nghĩa là Cipher (mã hóa).
Chữ O tương đương với số 6 trên dial điện thoại. Gọi nhầm 2 lần là 66. Đến cuộc goi thứ 3 thì tác giả dừng lại, để ngỏ cái kết.
Nếu vẫn là cuộc gọi nhầm, thì là 666, số của quỷ satan. Ông bố Do Thái phải chăng có một kế hoạch hắc ám, với các sign là “giấu các con dao vào ngăn kéo”, và “ngắm vào tách trà và những cái lọ nhỏ”?
Nếu không phải cuộc gọi nhầm, giả sử là cuộc gọi từ nhà thương điên, phải chăng đứa con lần này tự sát mà không thất bại?
***
Thanh niên Hà Nội thời chuyển đổi thoát khỏi bao cấp (đổi mới) và chuyển qua hội nhập, rất quen thuộc với những góc phố đen đỏ lẫn lộn, chó sói và cừu trong ánh sáng nhá nhem. Những quán nước chè vỉa hè, với những đám xóc đĩa. Những thanh niên gày gò da tái, với “gò” dưới chân, “ổi tàu” trên đầu, và “lê lá lúa” đằng sau đít. Những điếu thuốc Sông-Cầu nát bét trong túi áo “bay”. Những cái bật lửa xăng hôi hám.
Những thanh niên ấy, thấm đẫm văn hóa của không gian hẹp, cả ngã tư mênh mông mà chỉ mình mình bị dồn vào góc phố.
Đấy là cái thời điểm bị quây sát vào chân tường, luồn tay rút lê từ sau đít để rồi: “Nhất là bét”.
Yên Bái là thế, mà Lexus Hậu Giang cũng thế.
***
Cách đây cũng rất lâu rồi, tôi ra sân bay Nội Bài hơi muộn. Nhân viên ở quầy thủ tục ghi vào vé: muộn 5 phút. Thế là phải đi ra quầy stand-by lấy vé chuyến sau. Đang xếp hàng thì Hiếu Gió vỗ vai.
Tôi hỏi: “Mày đi đâu đấy?”. Hiếu bảo: “Tao đang đi ngoài đường thì anh em trong Sài Gòn gọi, bảo mai Điếu Cày ra, tao vào để còn có đại diện anh em Hà Nội đón Điếu Cày. Tao gửi luôn xe ở Việt Đức rồi đi xe buýt ra đây luôn.”
Tôi bảo: “Làm đ’o có chuyện đấy. Điếu Cày có mà được thả kứt”. Hiếu bảo: “Đm, mày đ’o biết luật, mai là hết án, chắc chắn nó phải thả, tao phải vào đón”.
Một lúc sau tôi có vé, trước Hiếu, thế mới tài.
Đấy là lần cuối cùng tôi gặp Hiếu.
Thế mà bây giờ, chẳng khác gì Lolita hay con chim sẻ ướt lông của Nabokov, Hiếu đang nổi còn hơn mọi symbol của thời đại mới. Một thời đại bắt đầu khi con rùa Hồ gươm vĩnh biệt các đồng chí tôi đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét