***
THẠC SỸ NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH BÂY GIỜ Ở ĐÂU ?
Sau một tuần Chị về chăm sóc mẹ ốm, vào lúc 5h30 phút sáng ngày 9/6/2010, Chị lên đường trở lại Hà Nội vào lúc 5h30 phút sáng ngày 9/6/2010, Chị lên đường trở lại Hà Nội. Suốt từ hôm đó, không một ai biết được Chị Nguyễn Thị Bích Hạnh đi đâu. Chúng tôi (Cộng đoàn Giáo Phận Vinh tại Hà Nội )đã liên lạc với toàn bộ những người thân quen và những nơi làm việc của Chị nhưng vẫn không nhận được tin tức. (nguồn VNSG)
Nguyễn Thị Bích Hạnh là một giáo dân sinh ngày 26/2/1982 ở Xứ đạo Vĩnh Hòa, Xã Hợp Thành – Huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An.
Sự kiện Nguyễn Thị Bích Hạnh 6/2009
Thac sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh, tốt nghiệp Đại Học Đà Lạt về môn văn. Tháng 9 năm 2007 theo chương trình thu hút nhân tài của tình Quãng Nam, Bích Hạnh được mời dạy môn văn tại trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quãng Nam. Ngày 01 tháng 06 năm 2009, sở giáo dục và đào tạo Quãng Nam quyết đinh cho thạc sĩ Bích Hạnh thôi việc. Cơ quan này nêu lý do : Bích Hạnh đã “sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách nhà nước; xuyên tạc đường lối của đảng, chủ trương pháp luật của nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhật khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục”
Trong thời gian dạy học tại Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bích Hạnh có đề cập đến 04 sự kiện sau đây:
1.: Sau giờ giảng dạy về tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, Bích Hạnh khuyên học trò nên tự nghiên cứu, tim tòi thêm trên internet. Cô giáo thạc sĩ Bích Hạnh ân cần nói cho học trò biết trên mạng internet có nhiều tài liệu “rất thú vị”(chữ dùng của Bích Hạnh).
“Hai Đứa Trẻ” là truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam (nhóm Tự Lực Văn Đoàn). Hai chị em Liên và An là hai đứa trẻ. Họ là cư dân của một phố huyện hẻo lánh. Đời sống ở đây nghèo nàn, buồn chán và không lối thoát. Hàng ngày Liên và An chỉ trông chờ tới tối để được ngắm nhìn chuyến tàu đêm từ xa ghé qua phố huyện. Tàu đêm là một đoàn tàu sang trọng, tiện nghi, màu sắc và ánh sáng rực rỡ. Tàu đêm là cửa sổ giúp người dân phố huyện nhìn ra thế giới bên ngoài. Tàu đêm vừa là tấm gương vừa là giấc mơ để phố huyện vươn mình lên.
So với thế giới tiến bộ ngày nay, đất nước Việt Nam chẳng khác nào phố huyện của Thạch Lam ngày xưa. Nếu tàu đêm là của sổ của phố huyện thì internet là cửa sổ của Việt Nam. Internet mở ra trước mắt Việt Nam, trước mắt lớp học do cô giáo Bích Hạnh hướng dẫn cả một xã hội quốc tế phồn vinh trên nền tảng dân chủ và nhân quyền. Đó là lý do giải thích tại sao sau giờ giảng văn có chủ đề “Hai Đứa Trẻ” thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh đã nói với học trò về internet.
2.: Tiếp tục đề cập tới những tin tức trên internet, Bích Hạnh cho học trò biết Cô có đọc một bài viết trên web mạng của giáo sư Lê Hữu Mục. Bài này chứng minh: Nhật ký trong tù không phải của ông Hồ. Một học trò của Bích Hạnh phản đối ý kiến vừa nêu với lời lẽ nguyên văn rằng: “Bác Hồ là thần tượng của cả dân tộc, tại sao lại có thông tin như vậy?” Bích Hạnh ôn tồn trả lời học trò: “ Cô tin sự thật, cái đẹp, chân lý luôn luôn tồn tại, cho dù ai đó có tìm cách phủ nhận”.
Ý kiến của cậu học trò về ông Hồ là ý kiến theo cảm tính, ý kiến của người có nhiều năm bị dạy dỗ bằng giáo dục nhồi sọ. Ý kiến của cô giáo là ý kiến của lý trí. Bích Hạnh nhấn mạnh: “Chân lý luôn luôn tồn tại dù ai đó tìm cách phủ nhận”. Dĩ nhiên “ai đó” ở đây là đảng CSVN chứ không là giáo sư Lê Hữu Mục. Vấn đề không là ông Hồ có phải là thần tượng của dân tộc Việt Nam hay không, vấn đề chính là ông Hồ có đích thực là tác giả của Nhật ký trong tù hay không? Chân lý mà cô Bích Hạnh muốn nói tới chính là chân lý rằng: Ông Hồ là người có biệt tài ăn trộm, ăn trộm tên, ăn trộm vợ, ăn trộm văn thơ và đặc biệt nhất là ăn trộm quyền hành của nhân dân.
3.: Đối với bài học “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, bằng vào kiến thức tổng quát, mọi người đều thừa biết: người phỏng vấn phải đặt câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm. Người trả lời phỏng vấn phải đáp trả chính xác nội dung câu hỏi. Tránh kiểu trả lời gian dối, nhất là gian dối trắng trợn. Cô giáo Bích Hạnh nhận định về người trả lời phỏng vấn như sau:
“Cách trả lời phỏng vấn rất quan trọng. Nó cho người ta biết người trả lời phỏng vấn có kiến thức bao nhiêu, văn hóa như thế nào, văn hóa ứng xử ra sao.”
Sau các nhận định vừa kể, cô Bích Hạnh nói với phóng viên đài Á Châu Tự Do rằng: “Tôi có lấy một thí dụ bên lề là khi Nông Đức Mạnh ra nước ngoài, có người hỏi: “ Ở Việt Nam nhiều người nói ông là con bác Hồ, ông nghĩ sao về điều này?”. Tôi nói với học sinh, tôi nghe phong thanh ông ta không nói có, cũng không trả lời không, chỉ trả lời “Ở Việt Nam ai chẳng là con, là cháu bác Hồ”.
Câu trả lời của Nông Đức Mạnh hiển nhiên là kiểu đối đáp của những tay cờ bạc bịp trên các vỉa hè nơi thị tứ. Vì vậy cô giáo Bích Hạnh chỉ cần thuật lại cho hoc sinh nghe câu chuyện Nông Đức Mạnh mà không cần kèm theo lời bình luận nào.
4.: Từ Nông Đức Mạnh nhìn lại Hồ Chí Minh, vẫn trong cuộc phỏng vấn ngày 04/06/2009, thạc sĩ Bích Hạnh phân trần với đài Á Châu Tự Do rằng: “Tôi chỉ dạy học trò cách trả lời phỏng vấn. Tôi không có ý định nói bác Hồ có con riêng hay chuyện này chuyện kia. Nhưng ban tuyên giáo tỉnh ủy Quãng Nam nói cô Hạnh nói bác Hồ có con riêng. Đồng thời, còn có một nội dung trong đó cô nói không nên thần thánh hóa bác Hồ.
Tôi không nói là không nên thần thánh hóa bác Hồ. Tôi nói rằng mọi thiên tài đều là con người. Trước khi nhìn nhận là một thiên tài, hãy nhìn nhận dưới góc cạnh một con người để thấy chất người trong con người của họ”
Bố của Hạnh là ông Nguyễn Quốc Anh, một người rất tài giỏi và có ý chí vô cùng. Ông là một trong những học sinhlớp đâu tiên của Cha Chính Vinh. Ông đã theo học đạo với Cha Vinh ở trường Dũng Lạc và vì theo đạo mà đã chịu đựng suốt 17 năm tù.
Vì lòng tin vào sự thật, vào Thiên Chúa mà Ông Nguyễn Quốc Anh đã phải trải qua nhiều giai đoạn khốn khó với nhiều nhà tù khác nhau. Ông đã từng ngồi tù với rất nhiều người nổi tiếng, trong đó có cụ Vũ Thế Hùng, bố của Linh Mục Vũ Khởi Phụng hiện là Bề Trên của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.
Khi còn ở trong tù ông đã say mê nghiên cứu về toán học. Đề tài toán học về “Phương trình vi phân tuyến tính”. Ông và bạn bè đã được bí mật gửi đi ra ngoài và đến các hội đồng của nhà nước từ khi còn ở trong tù. Nhưng đã bịxếp xó nhiều năm.
Sau khi ra tù Ông được Giáo Sư Nguyễn Khắc Viện gửi thư và mời ta thuyết trình nhiều lần về đề tài của mình ở Đại Học tổng hợp Hà Nội nhưng do không đi đúng theo đường lối chính thống như Nhà nước yêu cầu cho nên đề tài củaông vẫn không được thông qua cho đến khi ông mất vào năm 2003 vì ung thư.
Ngày 1/6/2009 Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam đã công bố quyết định cho thôi việc đối với một Thạc sĩ đang công tác trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Người bị buộc thôi việc là Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh (28 tuổi), giáo viên giảng dạy môn Văn tại Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong quá trình công tác, cô giáo này đã lợi dụng bục giảng của nhà trường để nói những điều không tốt, không chính xác về nghề giáo, về Đảng và chủ trương pháp luật của Nhà nước.
Quyết định thôi việc nêu rõ: Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh đã vi phạm nghiêm trọng trong việc xuyên tạc đạo đức nhà giáo; sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà nước; xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhập khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục.
Nguồn Canhsat4sao tổng hợp Tại đây
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét