Thủ tướng Hun Sen đang diễn trò? |
Trong những ngày gần đây, thông tin quân đội Campuchia đang tiến hành điều tra một âm mưu đảo chính nhằm chống lại Thủ tướng Hun Sen được dư luận chú ý. Theo đó, trước đây ít ngày một người đàn ông có tên Vichea Som đã sử dụng mạng xã hội để phát tán video clip, tuyên bố kế hoạch đảo chính và kêu gọi mọi người tham gia vào kế hoạch đảo chính này.
Mới nhất ngày 26/7/2016, theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết, tất cả mọi xe tăng đang được triển khai ở Preah Vihear, giáp biên giới Thái Lan, đã được lệnh quay về các căn cứ xung quanh và gần thủ đô Phnom Penh để sửa chữa. Đồng thời tin cho biết, quân đội Campuchia cũng tăng cường lực lượng bảo vệ Thủ tướng Hun Sen xung quan khu vực thủ đô Phnom Penh. Điều này đã khiến cho dân chúng và dư luận xã hội ở Campuchia hết sức lo lắng.
Được biết, cuối tuần vừa qua, ở thủ đô Phnom Penh, đã có khoảng một vạn người Campuchia đổ ra các trục đường chính để tham dự tang lễ của ông Kem Lay, một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng người Campuchia. Đây là một người luôn có các bình luận chỉ trích chính phủ của Thủ tướng Hun Sen trong thời gian gần đây vừa bị ám sát.
Đoàn tuần hành đã đưa thi thể của ông Kem Ley từ thủ đô về tỉnh Takeo quê ông trên một chặng đường dài 70 km. Cuộc xuống đường lần này của người dân Campuchia, là lần thứ hai người dân đất nước này xuống đường đông đảo nhất, mà trước đó là lần nhiều vạn người đã xuống đường để đón chào lãnh tụ đối lập là ông Sam Rainsy trở về Campuchia.
Đây được coi là một sự thách thức của người dân Campuchia đối với Chính phủ cũng như đảng Nhân dân Campuchia – đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen hiện nay.
Được biết, ông Kem Lay đã bị bắn chết khi đang ở trong một trạm bán xăng Caltex ở trung tâm thủ đô PhnomPenh ngày 10/7/2016. Ngay sau đó kẻ sát hại ông Kem Lay đã bị bắt giữ và người phát ngôn của Cảnh sát Hoàng gia Campuchia đã thông báo nguyên nhân cái chết của ông Kem Lay, là do mắc nợ khoản tiền khoảng một ngàn USD mà ông Kem Lay không chịu trả nợ. Sự giải thích này đã không thuyết phục được những người không ủng hộ Thủ tướng Hun Sen.
Cái chết của một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng người Campuchia này xảy ra ngay sau khi tổ chức phi chính phủ Global Witness, có cáo buộc các hoạt động kinh tế của gia đình Thủ tướng Hun Sen, khi cho rằng, số tiền 200 triệu USD có thể chỉ là phần nhỏ tài sản của gia đình ông. Theo họ, có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều tài sản của gia đình Hun Sen được che giấu thông qua các công ty vỏ bọc hoặc mượn danh người khác. Chính vì thế, dư luận xã hội ở Campuchia cho rằng, cái chết của ông Kem Lay có khả năng cao là có bàn tay của ông Hun Sen và đảng Nhân dân Campuchia.
Được biết, ngay sau khi ông Kem Lay bị bắn chiều ngày 10/7/2016, đã có hàng ngàn người dân ở thủ đô Phnom Penh đã mang xác ông đi diễu hành trong thành phố và hô vang các khẩu hiệu phản đối Chính phủ và Thủ tướng Hun Sen. Điều này được giới phân tích và bình luận chính trị quốc tế về Campuchia cho rằng, sự căm ghét Chính phủ của ông Hun Sen tại thời điểm này đang tăng lên rõ rệt, có liên quan đến cái chết của ông Kem Lay.
Những diễn biến kể trên có liên quan gì đến tin đồn đảo chính ở Campuchia đang nóng lên trong những ngày này hay không?
Một Giáo sư Khoa học Chính trị thuộc trường Đại học Kasetchath, Bangkok, Thái lan yêu cầu giấu danh tính, nhận định:
“Trong bối cảnh đảng đối lập - đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP), ông Sam Rainsy Chủ tịch đảng đang lưu vong ở nước ngoài, còn ông ông Kem Sokha, phó Chủ tịch thì ngày 26/5 vừa qua đã có trát bắt giữ của Tòa Án. Câu hỏi đặt ra là vậy lấy ai, vì mục đích gì để tiến hành đảo chính và đảo chính thành công thì ai sẽ nắm quyền? Trong lúc bản thân ông Hun Sen thì nắm quyền lãnh đạo tối cao đối với quân đội, con trai trưởng ông Hun Manet là phó tư lệnh Lục quân, con trai thứ ông Hun Manith là đại tá phụ trách lực lượng tình báo quân đội. Làm sao có thể tiến hành đảo chính được?”
Vị Giáo sư này cho biết thêm “Hiện tại Thủ tướng Hun Sen vừa tổ chức xong một lực lượng quân đội đặc biệt, có nhiệm vụ để đối phó với cuộc tổng tuyển cử sắp tới sẽ diễn ra ở Campuchia vào năm 2018. Lực lượng này có chức năng đảm bảo an ninh cho các điểm bầu cử trên toàn quốc, có quyền giải quyết các vụ lộn xộn nếu có tại các điểm bầu cử và giám sát việc kiểm phiếu bầu cử. Tất cả sẽ được bắt đầu sử dụng ở các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp toàn Campuchia sẽ diễn ra trong năm 2017.”
Cũng theo vị Giáo sư này, thì đây là những tính toán mang tính chiến lược của Thủ tướng Hun Sen không chỉ để củng cố thêm vị thế cầm quyền lâu dài hơn của đảng Nhân dân Campuchia, mà đồng thời để vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị lần này ở Campuchia.
Trước nguy cơ, trong cuộc bầu cử toàn quốc ở Campuchia cách đây 3 năm, đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen chỉ thắng phiếu đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia của ông Sam Rainsy khoảng 200 ngàn phiếu bầu. Nếu như so với cuộc bầu cử trước đó, khi đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen đã từng thắng tuyệt đối với mức chênh lệch tới hơn 2 triệu phiếu ủng hộ, thì đó cũng là một nguy cơ tiềm ẩn hết sức nguy hiểm đối với vị thế cầm quyền của đảng Nhân dân Campuchia cũng như Thủ tướng Hun Sen.
Việc trong cuộc bầu cử toàn quốc sẽ diễn ra ở Campuchia vào năm 2018, khi đó giới trẻ được quyền đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội sẽ tăng thêm ước tính sẽ có khoảng hơn 2 triệu người, thì cái chết của nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ông Kem Lay, một người luôn chỉ trích chính phủ của Thủ tướng Hun Sen được ví như hành động đổ dầu vào lửa. Điều này sẽ khiến người dân Campuchia vốn có số đông căm ghét đảng Nhân dân và Thủ tướng Hun Sen sẽ càng căm ghét hơn. Thì đây là những đối sách cần thiết.
Các nhà phân tích chính trị mà chúng tôi có dịp tiếp xúc đều có một nhận định chung khi cho rằng, cách duy nhất để lấy lại vị thế và sự tin tưởng của cử tri Campuchia, cũng như để đảo ngược tình thế như hiện nay thì Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen cần chú trọng các chính sách thúc đẩy kinh tế, cải thiện cuộc sống của người dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn vốn là địa bàn luôn ủng hộ đảng Nhân dân Campuchia của ông Hun Sen.
Đồng thời họ cũng có sự nhìn nhận chung rằng, trong cuộc bầu cử tới ở Campuchia vào năm 2018, nếu như việc kiểm phiếu bầu cử được công khai, minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ thì nguy cơ thất cử của đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen sẽ cao hơn bao giờ hết.
Việt Dũng
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét