Người Kỳ Anh - Một kịch bản đau đớn của Campuchia năm 1998 lại đang tái diễn, và khủng khiếp hơn tại Việt Nam.
Formosa từng nhập đổ hàng nghìn tấn chất độc ở Campuchia
Sihanoukville là một trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở Campuchia. Nhưng nó nhanh chóng trở thành cơn ác mộng đối với người dân địa phương. Vào cuối tháng 11/1998, tàu Chang Shun của tập đoàn Formosa Plastics Group đã “xuất khẩu” 5.000 tấn rác thải độc hại, bao gồm 3.000 tấn có nhiễm thủy ngân đến thị trấn Sihanoukville nằm ở phía Tây Nam Campuchia. Rác thải bao gồm những khối nén được bọc trong bao nhựa khá dày. Chỉ trong vòng 4 ngày, hơn 90 xe tải đã chuyển số rác thải công nghiệp này đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Đây là một khu vực mở, không có ai canh gác cũng như không có bất cứ cảnh báo nguy hiểm nào và ai cũng có thể vào.
Người dân khu vực Sihanoukville đã đến bãi rác để nhặt lấy những túi nilon mà Formosa đã thải ra (ảnh: BAN)
Điều đặc biệt, cách bãi rác này chỉ 1 km là một khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống. Mỗi ngày, người dân xung quanh đã đổ xô đến nhặt các bao tải nhựa về nhà đựng rác, thậm chí là đựng gạo. Một vài ngày sau đó, những người này gặp nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường như sốt cao và tiêu chảy. Đỉnh điểm là một công nhân làm việc tại bến cảng có tham gia vào quá trình tháo dỡ rác phải nhập viện và sau đó đã thiệt mạng.
Nghi ngờ bãi rác có thể chứa chất độc, người dân đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ và yêu cầu chính quyền địa phương tiến hành điều tra tìm hiểu rõ ngọn ngành. Sau đó các quan chức môi trường ở địa phương đã phải hứa sẽ tiến hành kiểm tra về mức độ độc hại trong các bao nhựa nilon tại bãi rác.
Điều đặc biệt, cách bãi rác này chỉ 1 km là một khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống. Mỗi ngày, người dân xung quanh đã đổ xô đến nhặt các bao tải nhựa về nhà đựng rác, thậm chí là đựng gạo. Một vài ngày sau đó, những người này gặp nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường như sốt cao và tiêu chảy. Đỉnh điểm là một công nhân làm việc tại bến cảng có tham gia vào quá trình tháo dỡ rác phải nhập viện và sau đó đã thiệt mạng.
Nghi ngờ bãi rác có thể chứa chất độc, người dân đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ và yêu cầu chính quyền địa phương tiến hành điều tra tìm hiểu rõ ngọn ngành. Sau đó các quan chức môi trường ở địa phương đã phải hứa sẽ tiến hành kiểm tra về mức độ độc hại trong các bao nhựa nilon tại bãi rác.
Trẻ em chơi cạnh bãi rác (ảnh: Stephen O'Connell)
Quá trình điều tra đã cho thấy khối chất thải mà Formosa bỏ lại ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt qua mức giới hạn an toàn lên đến 20.000 lần. Ngoài ra các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm. Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa Polyvinyl clorua (PVC) lớn nhất thế giới, do vậy thủy ngân trong quá trình sản xuất ra dung môi dùng cho sản phẩm PVC đã được tích lũy trong hàng ngàn tấn rác độc hại.
Tuy nhiên phía Formosa dường như lại muốn “giấu nhẹm” mức độ nguy hiểm của hàng ngàn tấn rác thải đã được âm thầm “tuồn” vào lãnh thổ Campuchia. Người phát ngôn của Formosa cho rằng rác thải gửi theo tàu Chang Shun vào Sihanoukville chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút) (0,2 phần triệu). Tuy nhiên khi các cơ quan chức năng Campuchia đem mẫu đi xét nghiệm ở nước ngoài, tất cả mẫu đều cho kết quả thủy ngân ở mức nguy hiểm (0,284 phần triệu, so với mức an toàn 0,2 phần triệu).
Sau khi sự việc được phanh phui, người dân địa phương đã kéo đến đập phá một khách sạn của tập đoàn, đồng thời tổ chức biểu tình trước các cơ quan cho phép nhập khẩu chất thải. Theo lý lẽ của người dân, vụ việc không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ, mà còn gây thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế khu vực. Được biết Sihanoukville vốn là một điểm du lịch hấp dẫn của Campuchia, tuy nhiên khối lượng rác thải công nghiệp độc hại đã tàn phá cảnh quan khu vực.
Quá trình điều tra đã cho thấy khối chất thải mà Formosa bỏ lại ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt qua mức giới hạn an toàn lên đến 20.000 lần. Ngoài ra các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm. Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa Polyvinyl clorua (PVC) lớn nhất thế giới, do vậy thủy ngân trong quá trình sản xuất ra dung môi dùng cho sản phẩm PVC đã được tích lũy trong hàng ngàn tấn rác độc hại.
Tuy nhiên phía Formosa dường như lại muốn “giấu nhẹm” mức độ nguy hiểm của hàng ngàn tấn rác thải đã được âm thầm “tuồn” vào lãnh thổ Campuchia. Người phát ngôn của Formosa cho rằng rác thải gửi theo tàu Chang Shun vào Sihanoukville chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút) (0,2 phần triệu). Tuy nhiên khi các cơ quan chức năng Campuchia đem mẫu đi xét nghiệm ở nước ngoài, tất cả mẫu đều cho kết quả thủy ngân ở mức nguy hiểm (0,284 phần triệu, so với mức an toàn 0,2 phần triệu).
Sau khi sự việc được phanh phui, người dân địa phương đã kéo đến đập phá một khách sạn của tập đoàn, đồng thời tổ chức biểu tình trước các cơ quan cho phép nhập khẩu chất thải. Theo lý lẽ của người dân, vụ việc không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ, mà còn gây thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế khu vực. Được biết Sihanoukville vốn là một điểm du lịch hấp dẫn của Campuchia, tuy nhiên khối lượng rác thải công nghiệp độc hại đã tàn phá cảnh quan khu vực.
Đoàn kiểm tra tiến hành khảo sát khu vực mà Formosa đã đưa chất thải công nghiệp vào (ảnh: Stephen O'Connell)
Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Chính phủ Campuchia sau đó đã vào cuộc để điều tra và xử phạt một công ty của nước này đã ký hợp đồng nhập khẩu số rác thải độc hại trên. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng buộc tội Formosa mua chuộc các nhà chức trách địa phương bằng số tiền “bôi trơn” 3 triệu USD. Trước sức ép từ người dân và các quan chức Campuchia, hai tuần sau khi vụ việc bị phanh phui, Formosa đã phải lên tiếng xin lỗi vì đã “gây mất trật tự” cho người dân Campuchia, đồng thời tiến hành bồi thường và vận chuyển số rác thải này quay trở về Đài Loan.
Chất thải của Formosa Đài Loan đang ở đâu?
Dưới áp lực từ dư luận thế giới, vào cuối tháng 12/1998, Formosa Plastics đã buộc phải đưa hàng tấn rác thải công nghiệp ra khỏi lãnh thổ Campuchia. Trước đó, phía Mỹ đã từ chối tiếp nhận số chất thải độc hại này trước sự phản đối dữ dội từ phía những người biểu tình.
Mặc dù không nhận được sự chấp thuận từ phía Cơ quan bảo vệ Môi trường Đài Loan, vào tháng 4/1999, 4.600 tấn rác vẫn được đưa vào cảng Cao Hùng để lưu trữ tạm thời với điều kiện số chất thải sẽ được vận chuyển ra khỏi đất nước một lần nữa.
Thế nhưng bảy tháng sau, hàng nghìn tấn rác vẫn còn nằm trơ trơ ở đó. Những nỗ lực để đưa số chất thải sang Pháp và Mỹ đã thất bại, chủ yếu là do áp lực từ các nhà hoạt động môi trường nước ngoài.
Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Chính phủ Campuchia sau đó đã vào cuộc để điều tra và xử phạt một công ty của nước này đã ký hợp đồng nhập khẩu số rác thải độc hại trên. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng buộc tội Formosa mua chuộc các nhà chức trách địa phương bằng số tiền “bôi trơn” 3 triệu USD. Trước sức ép từ người dân và các quan chức Campuchia, hai tuần sau khi vụ việc bị phanh phui, Formosa đã phải lên tiếng xin lỗi vì đã “gây mất trật tự” cho người dân Campuchia, đồng thời tiến hành bồi thường và vận chuyển số rác thải này quay trở về Đài Loan.
Chất thải của Formosa Đài Loan đang ở đâu?
Dưới áp lực từ dư luận thế giới, vào cuối tháng 12/1998, Formosa Plastics đã buộc phải đưa hàng tấn rác thải công nghiệp ra khỏi lãnh thổ Campuchia. Trước đó, phía Mỹ đã từ chối tiếp nhận số chất thải độc hại này trước sự phản đối dữ dội từ phía những người biểu tình.
Mặc dù không nhận được sự chấp thuận từ phía Cơ quan bảo vệ Môi trường Đài Loan, vào tháng 4/1999, 4.600 tấn rác vẫn được đưa vào cảng Cao Hùng để lưu trữ tạm thời với điều kiện số chất thải sẽ được vận chuyển ra khỏi đất nước một lần nữa.
Thế nhưng bảy tháng sau, hàng nghìn tấn rác vẫn còn nằm trơ trơ ở đó. Những nỗ lực để đưa số chất thải sang Pháp và Mỹ đã thất bại, chủ yếu là do áp lực từ các nhà hoạt động môi trường nước ngoài.
Người dân Đài Loan biểu tình phản đối hành vi phá hoại môi trường của Formosa
Vào tháng 7/1999, liên minh các nhà hoạt động môi trường thuộc Mạng lưới hành động Basel (BAN) và Hiệp hội ngư dân Tacoma đã phản đối kế hoạch vận chuyển hàng nghìn tấn chất thải độc hại từ Đài Loan sang Seattle (Mỹ). Mặc dù đã chuyển hướng sang Pháp và Đức, Formosa vẫn vấp phải sự từ chối đến từ chính phủ hai quốc gia này.
Tình hình cũng không diễn biến thuận lợi cho Formosa tại chính quê nhà Đài Loan. Tập đoàn đã cố gắng giải quyết vấn đề Campuchia bằng cách lên kế hoạch vận chuyển các chất thải tới các nhà máy tại quận Yunlin, cũng như thị trấn Jenwu và thành phố Cao Hùng. Tuy nhiên những người dân địa phương đã ngay lập tức tổ chức các cuộc biểu tình phản đối hậu quả hủy hoại môi trường mà tập đoàn Formosa gây ra.
Các nhà hoạt đông môi trường địa phương cho rằng, Cơ quan bảo vệ môi trường Đài Loan nên tiến hành các thủ tục kiểm tra hoạt động xử lý chất thải độc hại trước khi cấp giấy phép cho Formosa. Theo lý lẽ của những nhà hoạt động này, hệ thống xử lý chất thải của Formosa nằm ở thượng nguồn hai con sông Tunkang và Kaoping, nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân thành phố Cao Hùng. Đặc biệt, tại khu vực Chihshanyen thuộc thành phố Cao Hùng, người dân đã phát hiện ít nhất 4.800 tấn chất thải nhiễm thủy ngân được các nhà thầu của Formosa thải ra biển.
Trước những bằng chứng từ người dân địa phương, các cơ quan chức năng Đài Loan đã nhanh chóng bắt tay vào cuộc. Vào tháng 1/2000, giới chức Đài Loan đã đến kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của Formosa tại các nhà máy của công ty được đặt ở miền nam Đài Loan. Tại đây, cơ quan chức năng đã phát hiện ra hàng ngàn thùng chất thải được chôn sâu dưới lòng đất và tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
Trong khi số liệu thống kê chính thức từ Cơ quan bảo vệ môi trường và Sở Phát triển công nghiệp không có sự thống nhất, các nhà hoạt động môi trường khẳng đinh rằng, một số chất thải đã được Formosa “hô biến” trái phép thành các vật liệu xây dựng phục vụ cho thi công nền đường.
Bên cạnh đó, theo một báo cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Đài Loan, người dân ở các khu vực nằm gần hệ thống xử lý chất thải của Formosa phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cơ quan này đặt ra nghi vấn đất và nước ngầm tại khu vực đã bị nhiễm hóa chất độc hại. Ngoài ra, Quỹ bảo vệ chất lượng môi trường cũng tiết lộ, có khoảng 100.000 tấn chất thải chứa thủy ngân được Formosa thải ra đã “bốc hơi” một cách kỳ bí.
Formosa Hà Tĩnh đang làm gì ở Việt Nam, sản xuất thép hay sản xuất rác thải?!
Formosa nhập gần 300 tấn hóa chất vào Việt Nam để phục vụ quá trình thi công và chuẩn bị vận hành các nhà máy nhiệt điện trong thời gian qua và xả thải ra biển mà chưa qua xử lý. Với thực tế, khu vực cá chết lan ra hơn 250km bờ biển miền Trung, chỉ có thể là do một nguồn chất độc có tải lượng rất lớn, nồng độ cao, mà phải bao gồm những hóa chất cực độc. Dấu hỏi lớn được đặt ra là 300 tấn hoá chất này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm không? Formosa còn "nhập khẩu" những gì nữa?
Chỉ trong vòng gần 10 ngày nay từ hôm 11/7, người dân và các cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện thêm nhiều "thành tích" phân phối chất thải của Formosa ở nhiều nơi trên đất liền chứ không phải chỉ trên biển ! Chất thải không chỉ bí mật ẩn náu trong tư gia của sếp Môi trường với 300 tấn , mà còn nằm trong công viên, ở ngay cạnh nguồn nước sinh hoạt của dân, và trút lên cả vùng Đất Tổ cách nhà máy thép của Formosa tới gần 450 km!. Đâu dừng ở đó, từ năm 2015, hàng tấn bùn thải của FHS cũng đã được vận chuyển về chôn lấp tại bãi rác Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên. Rồi cái ống xả ngầm được Formosa lén đặt, nối từ bên trong nhà máy ra ngoài mương thoát lũ của phường Kỳ Phương. Hôm 18/7 là phát hiện thêm 10 điểm đổ chất thải xung quanh khu vực dự án của Formosa, tiếp tục ngay hôm sau là hàng trăm tấn rác thải CN Formosa chôn trong một trang trại 16 ha ở Kỳ Long. Rác thải Formosa còn được vận chuyển vào chôn lấp ở thành phố Đồng Hới, Quảng Bình (!?)[2]
Hiện trong khuôn viên Công ty Formosa Hà Tĩnh còn tồn đọng khoảng hơn 700 tấn chất thải bùn đen. Đây là bùn ép từ công đoạn bể lắng tại tổ xử lý chất thải công nghiệp của công ty này. Trước kia, Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh từng hợp đồng vận chuyển loại chất thải trên. Tuy nhiên sau sự việc tự ý chôn lấp trái phép ở trang trại, đơn vị này đã bị nhà chức trách Hà Tĩnh lập biên bản, hợp đồng với Formosa đã được dừng lại. Lúc này phía Formosa không thể xử lý 700 tấn chất thải bùn ép và cũng chưa ký hợp đồng với bất kỳ đơn vị nào để xử lý bùn thải sau sự nhiều sự cố liên quan đến chất thải thời gian qua.[3]
Dư luận hoài nghi, dường như vẫn còn đâu đó những điểm đang chôn trộm chất thải của Formosa mà... “chưa bị lộ”! Điều gì đã dẫn đến một cuộc tạm gọi là khủng hoảng về quản lý chất thải rắn như thế tại Hà Tĩnh, khi mà dự án khu liên hợp sản xuất gang thép lớn nhất Đông Nam Á này còn chưa vận hành toàn bộ các dây chuyền sản xuất?
Theo “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án luyện gang thép” năm 2009 của Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT), có thể tính toán được toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Formosa Hà Tĩnh với công suất vận hành 15 triệu tấn/năm (xem bảng).
Như vậy, toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Formosa Hà Tĩnh có thể lên đến 8.787.000 tấn/năm, hay 26,627 tấn/ngày (giả sử hoạt động 330 ngày/năm với công suất 15 triệu tấn). Trong đó, chỉ riêng bùn thải đã là 840.000 tấn/năm hay 2.545 tấn/ngày.
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ TN-MT, tính đến năm 2015, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ tất cả các khu công nghiệp của Việt Nam khoảng 7 triệu tấn/năm và lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc khoảng 800.000 tấn/năm, tính ra toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Việt Nam, không kể Formosa Hà Tĩnh, là 7,8 triệu tấn/năm.
Từ đó có thể thấy, chỉ một mình Formosa Hà Tĩnh đã phát sinh một lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại gấp 1,13 lần so với toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Việt Nam![4]
Vậy tóm lại là, Formosa Hà Tĩnh đang làm gì ở Việt Nam? Sản xuất thép hay sản xuất rác thải hay đầu mối tẩu tán chất thải cho Formosa Đài Loan?
Với Camphuchia, Formosa chỉ dám lén lút mang chất thải rắn đựng trong các thùng phuy sang đổ. Dưới sức ép của người dân, Formosa buộc phải dọn dẹp và đưa toàn bộ khối chất thải rời khỏi Campuchia. Về Đài Loan, 5.000 tấn này phải vất vả mãi 2 năm sau đó Formosa mới tẩu tá đi được bằng cách “hô biến” trái phép thành các vật liệu xây dựng phục vụ cho thi công nền đường. Câu chuyện đâu kết thúc ở đây, Formosa vẫn đang hoạt động, nghĩa là đã và đang tiếp tục xả thải, số phận lượng chất thải này sẽ đi về đâu với một tập đoàn lưu manh, có một bề dày giết người và tàn phá môi trường ngay cả tại quê nhà như Formosa. Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC hàng đầu thế giới, do sử dụng thủy ngân và các hóa chất cực độc khác trong quá trình sản xuất PVC, họ luôn thải ra và tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp. Thực tế tại Đài Loan, Quỹ bảo vệ chất lượng môi trường cũng tiết lộ, có khoảng 100.000 tấn chất thải chứa thủy ngân được Formosa thải ra đã “bốc hơi” một cách kỳ bí.
18 năm trước, 1998 Formosa xả 5000 tấn ra đất Campuchia, người ta bảo hộ chống độc xử lý. Năm 2016, 100 tấn chất thải của Formosa chôn lấp trong trang trại Lê Quang Hòa, giám đốc môi trường đô thị Kỳ Anh, Hà Tĩnh, thì Võ Tá Đinh, giám đốc sở TNMT Hà Tĩnh cùng cán bộ đi kiểm tra bằng cách dùng mũi ngửi và hít, dùng tay kéo và co với rác.
Với Việt Nam với một hệ thống pháp luật có quá nhiều yếu kém, thiếu sót, được xây dựng bởi một bộ máy chính quyền chỉ biết có tiền đút túi riêng cùng với đó quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân và đại bộ phận dân chúng không quan tâm đến xã hội, môi trường sống của chính mình thì không quá khó hiểu với câu chuyện về Formosa và thảm hoạ miền Trung hiện tại. Việt Nam thực sự là một địa điểm lí tưởng cho một tập đoàn lưu manh như Formosa tẩu tán rác thải công nghiệp không qua xử lí từ công ty mẹ tại Đài Loan cũng như từ Formosa Hà Tĩnh. Một kịch bản đau đớn của Camphuchia năm 1998 lại đang tái diễn, và khủng khiếp hơn tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1]: http://vntinnhanh.vn/tin-24h/ho-so-den-cua-formosa-bi-campuchia-tra-lai-chat-doc-va-bi-my-phat-nang-98811
[2]: https://www.facebook.com/nguoikyanh/posts/1216423088389398
[3]: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hon-700-tan-bun-ep-cua-formosa-chua-duoc-xu-ly-3441440.html
[4]: http://nguoikyanh.blogspot.com/2016/07/formosa-xa-thai-vuot-gap-1.13-lan-so-voi-toan-bo-luong-chat-thai-cua-ca-nuoc.html
Trần Xuân
Người Kỳ Anh
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ TN-MT, tính đến năm 2015, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ tất cả các khu công nghiệp của Việt Nam khoảng 7 triệu tấn/năm và lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc khoảng 800.000 tấn/năm, tính ra toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Việt Nam, không kể Formosa Hà Tĩnh, là 7,8 triệu tấn/năm.
Từ đó có thể thấy, chỉ một mình Formosa Hà Tĩnh đã phát sinh một lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại gấp 1,13 lần so với toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Việt Nam![4]
Vậy tóm lại là, Formosa Hà Tĩnh đang làm gì ở Việt Nam? Sản xuất thép hay sản xuất rác thải hay đầu mối tẩu tán chất thải cho Formosa Đài Loan?
Với Camphuchia, Formosa chỉ dám lén lút mang chất thải rắn đựng trong các thùng phuy sang đổ. Dưới sức ép của người dân, Formosa buộc phải dọn dẹp và đưa toàn bộ khối chất thải rời khỏi Campuchia. Về Đài Loan, 5.000 tấn này phải vất vả mãi 2 năm sau đó Formosa mới tẩu tá đi được bằng cách “hô biến” trái phép thành các vật liệu xây dựng phục vụ cho thi công nền đường. Câu chuyện đâu kết thúc ở đây, Formosa vẫn đang hoạt động, nghĩa là đã và đang tiếp tục xả thải, số phận lượng chất thải này sẽ đi về đâu với một tập đoàn lưu manh, có một bề dày giết người và tàn phá môi trường ngay cả tại quê nhà như Formosa. Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC hàng đầu thế giới, do sử dụng thủy ngân và các hóa chất cực độc khác trong quá trình sản xuất PVC, họ luôn thải ra và tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp. Thực tế tại Đài Loan, Quỹ bảo vệ chất lượng môi trường cũng tiết lộ, có khoảng 100.000 tấn chất thải chứa thủy ngân được Formosa thải ra đã “bốc hơi” một cách kỳ bí.
18 năm trước, 1998 Formosa xả 5000 tấn ra đất Campuchia, người ta bảo hộ chống độc xử lý. Năm 2016, 100 tấn chất thải của Formosa chôn lấp trong trang trại Lê Quang Hòa, giám đốc môi trường đô thị Kỳ Anh, Hà Tĩnh, thì Võ Tá Đinh, giám đốc sở TNMT Hà Tĩnh cùng cán bộ đi kiểm tra bằng cách dùng mũi ngửi và hít, dùng tay kéo và co với rác.
Với Việt Nam với một hệ thống pháp luật có quá nhiều yếu kém, thiếu sót, được xây dựng bởi một bộ máy chính quyền chỉ biết có tiền đút túi riêng cùng với đó quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân và đại bộ phận dân chúng không quan tâm đến xã hội, môi trường sống của chính mình thì không quá khó hiểu với câu chuyện về Formosa và thảm hoạ miền Trung hiện tại. Việt Nam thực sự là một địa điểm lí tưởng cho một tập đoàn lưu manh như Formosa tẩu tán rác thải công nghiệp không qua xử lí từ công ty mẹ tại Đài Loan cũng như từ Formosa Hà Tĩnh. Một kịch bản đau đớn của Camphuchia năm 1998 lại đang tái diễn, và khủng khiếp hơn tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1]: http://vntinnhanh.vn/tin-24h/ho-so-den-cua-formosa-bi-campuchia-tra-lai-chat-doc-va-bi-my-phat-nang-98811
[2]: https://www.facebook.com/nguoikyanh/posts/1216423088389398
[3]: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hon-700-tan-bun-ep-cua-formosa-chua-duoc-xu-ly-3441440.html
[4]: http://nguoikyanh.blogspot.com/2016/07/formosa-xa-thai-vuot-gap-1.13-lan-so-voi-toan-bo-luong-chat-thai-cua-ca-nuoc.html
Trần Xuân
Người Kỳ Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét