Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Thì thôi như cũ cho lành - Truyền thống đã vậy nỡ đành bỏ sao?

Ai chọn ứng viên vào Quốc hội

VNE
Thứ ba, 19/4/2016 | 18:19 GMT+7

83 đại biểu được mời dự Hội nghị hiệp thương lần 3 của Hà Nội giơ tay biểu quyết ứng cử viên vào Quốc hội mà không phụ thuộc kết quả tín nhiệm nơi cư trú và công tác.

95% số người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội bị loại

Trao đổi tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 19/4, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, ông Bùi Anh Tuấn cho hay, hội nghị hiệp thương lần 3 vừa qua của thành phố được thực hiện đúng quy định.

"Tổ kiểm phiếu gồm 3 người: một Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh làm tổ trưởng, một Chủ tịch Hội Thanh niên TP Hà Nội và một Phó chủ tịch Hội Sinh viên. Hội nghị đã lựa chọn hình thức biểu quyết bằng giơ tay", ông Tuấn nói.
.
Phó chủ tịch MTTQ TP Hà Nội Bùi Anh Tuấn cho biết hội nghị hiệp thương lần 3 
diễn ra đúng quy định.

Ông cho biết thành phần được mời dự Hội nghị hiệp thương gồm 83 đại biểu đến từ Ban thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo ban thường trực Mặt trận tổ quốc 30 quận, huyện, thị xã thành phố Hà Nội; 47 tổ chức thành viên của mặt trận.


Trước nhiều thắc mắc liên quan phần lớn người tự ứng cử bị loại dù được cử tri khu dân cư và nơi công tác tín nhiệm cao, ông Tuấn cho rằng, người tự ứng cử hay người được giới thiệu đều có quyền bình đẳng như nhau và "hồ sơ lý lịch phải rất tốt thì mới được vào danh sách hiệp thương lần 3".

Theo ông, Luật tổ chức Quốc hội quy định tiêu chuẩn ứng cử viên đại biểu Quốc hội là người gương mẫu chấp hành chủ trương pháp luật, thực hiện phòng chống tham nhũng, gần gũi nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, được nhân dân tín nhiệm... "Các đại biểu sẽ đối chiếu theo những tiêu chuẩn đó để đánh giá, xem xét quyết định", ông nói.

"Trong những người tiêu biểu thì phải chọn người tiêu biểu hơn. Qua cảm nhận, các đại biểu thấy những ứng viên có thể đóng góp được nhiều hơn, xây dựng những quyết sách lớn cho đất nước thì đó là quyền của 83 đại biểu", ông Tuấn lý giải.

Theo ông Tuấn, những người vào hiệp thương lần 3 của Hà Nội đều đạt tiêu chuẩn vì được cử tri nơi cư trú, nơi công tác tán thành. Tuy nhiên "ứng viên nhận ít hay nhiều tín nhiệm là do đại biểu dự Hội nghị hiệp thương lần 3 quyết định".

Có mặt tại buổi giao ban, Hiệu trưởng Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, bà Dương Minh Ánh 
bày tỏ vinh dự khi được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

Để bầu ra 30 đại biểu theo cơ cấu, Hà Nội sẽ đưa vào danh sách 50 ứng viên, trong đó gồm cả 13 ứng viên do trung ương giới thiệu. Như vậy với 38 ứng viên của thành phố đã qua hiệp thương vòng 3, Hà Nội dư ra một ứng viên dự khuyết.

Trình độ ứng viên khóa 14 của Hà Nội có 16 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ (42%), 11 thạc sĩ (29%), 11 người tốt nghiệp đại học (29%). Về cơ cấu có 15 đại biểu là nữ (39%), 3 người ngoài Đảng (7%), 2 người dân tộc thiểu số (5%) và 5 người tái cử (13%).

Trước đó, tại hội nghị hiệp thương lần 3 thành phố Hà Nội, các đại biểu đã chọn 38 ứng viên vào Quốc hội, trong đó có 2 người tự ứng cử, 36 người được giới thiệu.

46/48 người tự ứng cử bị loại khỏi danh sách, trong đó có nhà báo Trần Đăng Tuấn chỉ đạt 13/83 (15%) đại biểu tại hội nghị giơ tay tán thành, dù 100% cử tri nơi cư trú và công tác tín nhiệm ông ứng cử.

Chia sẻ với VnExpress về kết quả trên, nhà báo Trần Đăng Tuấn cho biết ông "không bình luận, cũng không quan tâm lý do" khi số đông trong 83 người dự hội nghị đã không ủng hộ mình. Ông cho rằng theo thủ tục bầu cử hiện nay những người này "có quyền như vậy".

Hai người tự ứng cử trúng vào vòng trong là ông Nguyễn Hữu Ninh (Chủ tịch hội đồng quản lý Trung tâm nghiên cứu, giáo dục môi trường và phát triển thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội) và ông Nguyễn Anh Trí (Giám đốc Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương).

Võ Hải 
_____

Tễu Blog: 

+ Các ông căn cứ vào đâu mà Hiệp thương lần 3 loại các ứng viên ?
+ Có văn bản pháp luật nào cho phép MTTQ Tỉnh/ Thành phố có quyền lựa chọn danh sách ứng viên?
+ Tại sao phải cơ cấu thành phần số lượng? Văn bản nào cho phép, vì sao phải cơ cấu trong khi đó là bầu cử.v.v...
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: