Nguyễn Quang Thân và 3 người khác đã chia sẻ bài viết của Đỗ Khánh.
Đỗ Khánh
Mối lo tư liệu gốc
Cụ Lê Trung Ngọc - Tuần phủ Phú Thọ, người xin vua Khải Định lập đền thờ vua Hùng, và cũng là người định ra ngày giỗ Tổ 10/3, trước đền Hùng vốn chỉ là cái am thờ thần núi thôi. Cụ cũng từng công khai chuyện này trong tọa đàm khoa học tại Phú Thọ, rằng đền Hùng/ tục “quốc giỗ” mới chỉ có từ năm 1917. Dữ liệu hiện nay cho thấy nó mang tính dã sử nhiều hơn, cái niên biểu (hình chụp) là thời gian trị vì hay thời gian các vua sống (có thể là trị vì, bởi niên biểu có tính tiếp nối nhau) nhưng các vị khó có thể trị vì trong thời gian dài như thế. Ví như Hùng Chiêu Vương, từ năm 1631 đến 1432 TCN, ông trị vì những 200 năm liền, điều này khó thuyết phục. Thực tế, chưa có bằng chứng gì về gia phả, phả hệ, tộc người để làm rõ chuyện ông là thủy tổ của dân tộc mình. Một người trong chúng ta, chưa chắc đã biết cụ tổ dòng họ từ 5 đời về trước nhà ta là ai, giỗ ngày nào.
Xét tích cụ thể, câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh cho thấy vua Hùng là cha đẻ của thói chiếu lệ, hình thức giả tạo ngày nay. Nếu đã “chấm” chàng Sơn Tinh thì nói huỵch toẹt móng ra, tội quái gì phải diễn vở kịch kén rể để đến nỗi chàng Thủy Tinh vốn tính giang hồ, không chịu được cái thiếu minh bạch mà đã đùng đùng nổi giận, oánh nhau với Sơn Tinh. Cứ ngẫm những yêu sách để kén rể của ông Hùng thì thấy sự thiên vị, thiếu khách quan và kinh điển như thế nào: “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Đây toàn là những đồ có sẵn trong nhà Sơn Tinh, là đặc sản của Núi. Chẳng hạn, nếu đồ thách cưới mà là tôm hùm, ba ba, ngọc trai v.v... thì chắc gì chàng Sơn Tinh đã thắng Thủy Tinh. Hóa ra, việc kén rể này cũng là “định hướng” của ông Hùng mà thôi. Truyện dân gian, có nhiều cái hay, nhưng cũng để lộ ra nhiều cái hạn chế của người Việt. Nay, dưới ánh sáng của văn minh thế giới, ta càng nhìn rõ hơn hạn chế đó.
Trong chính sử (Đại Việt sử ký) cũng viết trước thời An Dương Vương, lịch sử chỉ mang tính huyền sử. Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên xếp ở phần ngoại kỷ - tức dạng hỗn mang hoang đường, giờ được nâng phát thành Quốc Tổ. Chuyện Lạc Long Quân là chú họ của Âu Cơ, hôn nhân cận huyết nên không đẻ ra người mà đẻ ra trứng. Cụ Ngô Sĩ Liên viết, thời đó chưa có lễ giáo nên mới loạn luân như vậy. Giờ thì cả nước thi nhau rập đầu khấn bái “Quốc Tổ” hoang đường. Người ta làm hồ sơ tín ngưỡng Hùng Vương còn bịa ra tư liệu để chứng minh “Tục thờ quốc tổ” có từ đời Lê. Chuyện này đã được TS Trần Trọng Dương ở Viện Hán Nôm vạch trần trên 1 chuyên luận có nhan đề “Mối lo tư liệu gốc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét