Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Điểm mặt 'cỗ máy hốt bạc' khi khủng hoảng dầu mỏ năm 2015


(VietQ.vn) - Những người đứng đầu bộ phận giao dịch dầu mỏ đang là người vận hành cỗ máy "hốt bạc" cho công ty mình khi giá dầu lao dốc.

Theo báo Tri thức trẻ, giao dịch dầu mỏ lại là ngành hái ra tiền trong bối cảnh giá dầu lao dốc. Từ Total cho đến Trafigura Group, những người đứng đầu bộ phận giao dịch dầu mỏ đang là người vận hành cỗ máy kiếm tiền.
Ngay cả trong ngành năng lượng nơi mà mọi người đều biết mặt nhau, họ vẫn gần như vô danh. Không ai nhận ra họ trên các đường phố của Geneva, London hay Houston. Nhưng họ là những ngôi sao trong ngành dầu mỏ của năm 2015.

Những người đứng đầu bộ phận giao dịch dầu mỏ đang là người vận hành cỗ máy Những người đứng đầu bộ phận giao dịch dầu mỏ đang là cỗ máy "hốt bạc" cho công ty mình khi giá dầu lao dốc. Ảnh ST

Họ giúp công ty của mình hái ra tiền nhờ giá dầu lao dốc. Từ Total cho đến Trafigura Group, những người đứng đầu bộ phận giao dịch dầu mỏ đang là người vận hành cỗ máy kiếm tiền của các công ty này.
Một trường hợp nổi bật là Vitol Group, công ty giao dịch năng lượng lớn nhất thế giới. Công ty có 50 năm tuổi đời này đã thu về lợi nhuận ròng 1,6 tỷ USD trong năm ngoái, mức cao thứ tư trong lịch sử của công ty. Thành tích này có được là nhờ Mark Couling, giám đốc phụ trách mảng giao dịch dầu mỏ.
“Về tổng thể, ngành giao dịch dầu mỏ đã có một năm tốt nhất kể từ giai đoạn 2008-2009”, Damian Stewart, CEO của Human Capital, công ty tư vấn nhân sự trong ngành dầu mỏ cho biết.
Các nhà giao dịch dầu mỏ đã hưởng lợi lớn nhờ biến động giá trong năm ngoái. Họ cũng tận dụng sự lao dốc của thị trường để tích trữ dầu với giá rẻ sau đó bán khi giá tăng để thu lãi về.
Vitol đã thuê một trong những tàu chở dầu lớn nhất thế giới, Overseas Laura Lynn, để tích trữ dầu ngoài khơi thành phố Dubai. Con tàu này dài 380 mét và có sức chứa 3 triệu thùng. Các công ty khác như Glencore cũng trữ dầu bằng cách gửi ở các kho chứa từ St. Lucia thuộc vùng Caribe cho đến vịnh Saldanha ở Nam Phi.
Một ví dụ khác là Glencore, công ty giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới. Mặc dù mảng kinh doanhkhai khoáng đang thua lỗ, Alex Beard, trưởng bộ phận giao dịch dầu mỏ đã giúp công ty này thu về lợi nhuận 778 triệu USD trong năm ngoái, tăng 49% so với năm 2014. Bí quyết là phải tận dụng sự trồi sụt mạnh của thị trường và tuân thủ chiến lược mua rẻ bán đắt.
“Giá dầu lao dốc và chiến lược mua rẻ bán đắt đang có lợi cho nhà giao dịch”, Olivier Jakob, CEO của Petromatrix, công ty tư vấn dầu mỏ có trụ sở ở Thụy Sĩ nói.
Không chỉ các công ty giao dịch thuần túy mới hưởng lợi. Mặc dù được biết đến nhiều hơn nhờ hoạt sản xuất và lọc dầu, BP, Shell và Total cũng là những công ty giao dịch dầu lớn nhất thế giới.
Mặc dù các công ty này ít tiết lộ về thành tích giao dịch của mình, giám đốc tài chính của BP, Brian Gilvary, cho biết bộ phận giao dịch đã có thành tích tốt bậc nhất trong lịch sử vào năm ngoái. Chỉ riêng quý một, lợi nhuận có được nhờ giao dịch dầu mỏ của BP đã tăng 350 triệu USD, chiếm gần 15% tổng lợi nhuận. Thành tích trên có được là nhờ Donald Porteous, giám đốc bộ phận giao dịch dầu WTI của BP.
Thomas Waymel, trưởng bộ phận giao dịch dầu mỏ của Total, cho biết khối lượng giao dịch dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ dầu đã tăng 8% trong năm 2015. Khối lượng giao dịch càng nhiều, cơ hội thu được lợi nhuận càng lớn. Bộ phận giao dịch và cung ứng dầu mỏ của Shell do Mike Conway đứng đầu cũng giúp công ty thu lãi lớn trong năm ngoái trong khi phần còn lại của ngành dầu mỏ lao đao vì giá dầu lao dốc.

Giá dầu mỏ đang có xu hướng tăng trở lại sau thời gian giảm mạnhGiá dầu mỏ đang có xu hướng tăng trở lại sau thời gian giảm mạnh. Ảnh ST

Trong khi đó, bộ phận giao dịch dầu mỏ do Jose Laroca đứng đầu của Trafigura cũng đã trải qua năm tốt nhất trong lịch sử. Lợi nhuận gộp của công ty đã tăng 50% lên 1,7 tỷ USD tính đến tháng 9 năm ngoái.
Mặc dù vậy, những diễn biến khó lường của giá dầu trong năm 2016 sẽ khiến cho việc kinh doanh của các công ty trên trở nên khó khăn hơn. Chiến lược mua rẻ bán đắt có thể sẽ không được áp dụng nhiều như năm ngoái.
Cũng liên quan đến dầu mỏ, theo một nguồn tin mới nhất, Giới điều hành tại các công ty giao dịch dầu lửa lớn nhất thế giới cho rằng giá dầu có lẽ đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất. Trong đó, một số nhà giao dịch dự báo giá “vàng đen” sẽ lên mức 50 USD/thùng vào năm 2017.
“Thị trường giá xuống đã lùi lại phía sau”, ông Torbjorn Tornqvist, Giám đốc điều hành (CEO) Gunvor Group, phát biểu ngày 12/4 tại sự kiện FT Global Commodities Summit ở Lausanne, Thụy Sỹ. “Giờ là sự khởi đầu cho kết thúc của thị trường giá xuống, chắc chắn là thế”.

Giá dầu đã hồi phục sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 12 năm vào đầu năm nay. Sự phục hồi này có được nhờ những dấu hiệu cho thấy tình trạng thừa dầu trên toàn cầu sẽ sớm giảm xuống do sản lượng dầu của Mỹ giảm.

Vào ngày 17/4 tới, thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số nước sản xuất dầu lớn khác, trong đó có Nga, sẽ họp tại Doha, Qatar để bàn về đóng băng sản lượng. 

Theo ông Tornqvist, giới giao dịch dầu lửa đã hưởng lợi từ mức độ biến động gia tăng của giá dầu trong năm ngoái, và xu hướng này sẽ tiếp tục.

“Thị trường sẽ có biến động nhiều trong thời gian tới”, nhà giao dịch dầu lửa nói. “Từ giờ trở đi, xu hướng này sẽ gia tăng”.
Hồng Anh (T/h)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: