(Cao Hành Kiện tại nhà riêng ở Paris) |
1.
Cao Hành Kiện rời Trung Quốc sang Pháp năm 1989, từ đó là không về. Không được về. Trong cuộc trò chuyện với ông tại nhà riêng ở Paris, tôi có hỏi chuyện này, ông nói vậy. Hội thảo quốc tế “Tác phẩm tiểu thuyết và sân khấu của Cao Hành Kiện, giải Nobel văn học 2000” do Đại học Provence tổ chức có đông người Hoa. Các nhà nghiên cứu văn học gốc Hoa đến từ Anh, Mỹ, Australia, Đài Loan, Hồng Kông cùng với các đồng nghiệp của họ đến từ Thụy Điển, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Ông vui với họ, vui với tất cả. Thân tình, gần gũi. Nhưng ông là nhà văn sống độc lập và tự do. Lâu rồi ông không đọc văn chương Trung Quốc, trong cũng như ngoài. Sang Pháp sống, ông chẳng để mình bị lôi kéo vào một cộng đồng Hoa kiều nào. Ông là ông, một công dân Pháp gốc Hoa, nhưng là một nhà văn. Một nhà văn viết tiếng Trung và tiếng Pháp, chứ không phải một nhà văn Trung Quốc. Tính từ “chinois” ở đây để chỉ ngôn ngữ, không phải để chỉ quốc tính.
Khi giải Nobel văn chương 2000 được trao cho ông, chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng phản đối. Rằng là làm vậy Ủy ban Nobel đã lấy tiêu chí chính trị để đo văn học. Rằng là Trung Quốc có nhiều nhà văn và tác phẩm nổi tiếng thế giới mà chắc Ủy ban Nobel ít biết. Rằng là như thế giải Nobel bị mất uy tín. Rằng là... Trong báo cáo đọc tại hội thảo tôi đã kể lại việc Cao Hành Kiện bị “vạ lây” ở Việt Nam như thế nào vì chuyện này. Ông nghe, và hiểu. Cho nên, ông đã vui vẻ nhận từ tay tôi hai bản dịchLinh sơn (của Trần Đĩnh dịch từ tiếng Pháp và của Hồ Quang Du dịch từ tiếng Trung) và tập truyện ngắn của ông sang tiếng Việt mà không hề căn vặn chuyện bản quyền. Tôi vui vì trao được chúng cho ông. Tôi chỉ nghĩ đơn giản làm thế để ông biết tác phẩm của ông đã đến được Việt Nam, đã được dịch, in và đọc ở nước tôi. Nhưng trước ông, trước các đồng nghiệp và cử tọa dự hội thảo hôm đó, trao sách cho ông rồi, vui rồi, tôi lại cảm thấy một nỗi buồn.
2.
Cao Hành Kiện xuất hiện đầu tiên, với tôi, là tại nhà hát Opera Marseille. Đêm đó vở opera “Tuyết tháng tám” của ông lần đầu tiên ra mắt công chúng châu Âu tại đây. Chúng tôi, các đại biểu dự hội thảo, được vé mời xem. Nội dung vở là kể về hành trạng của Huệ Năng, tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Hoa. Cao vốn là người không tin vào những chủ thuyết đại ngôn tuyên bố cứu thế cứu đời nên cái cách mà vị Lục tổ Thiền hành xử khi được trao y bát để truyền đạo khiến ông thích thú. Huệ Năng dạy rằng ai cũng có thể giác ngộ thành Phật nếu biết phá chấp và sống hòa đồng với thế giới. Vở opera gồm 2 hồi 9 cảnh, kịch bản Cao Hành Kiện, âm nhạc Xu Shuya, diễn trong 2h15’. Hai cảnh kết: Huệ Năng báo cho các môn đệ biết mình sẽ mất vào tháng 8 và đốt chiếc áo cà sa vì ai cũng có thể giác ngộ thành Phật thì chẳng còn cần phải chọn người kế nghiệp tổ. Khi ông mất, tuyết phủ núi: tháng tám mà có tuyết ư? Thời gian trôi qua, tư tưởng của Huệ Năng bị hiểu sai lạc, nhà chùa thành ra như một thế giới hỗn loạn, và cuối cùng bị thiêu cháy. Đấy có phải là ngọn lửa tẩy rửa? Vở diễn khép lại ở ngọn lửa bốc lên thiêu cháy ngôi chùa, sau đó là bầu không khí tĩnh lặng êm đềm bao phủ tất cả. Đó là nghĩa “vô thường” của Thiền tông mà vở diễn muốn truyền đến cho người xem.
(Áp phích vở “Tuyết tháng tám” ở Nhà hát Opera Marseille) |
Một vở diễn độc đáo do sự phối hợp của Nhà hát Opera Marseille và Trường cao đẳng nghệ thuật biểu diễn quốc gia Đài Loan, với gần hai trăm diễn viên hát tiếng Trung và tiếng Pháp, dàn nhạc Marseille và dàn nhạc Đài Loan. Kịch bản âm nhạc (livret) được phóng chiếu lên cho người xem theo dõi nội dung. Dựng cảnh và trang trí là do tự tay Cao, những bức phông lớn ông vẽ bằng mực tàu. Cả phòng xem rộng lớn chật kín người im phắc, nghe và xem. Kết thúc, từng nhóm diễn viên lần lượt ra chào. Tiếng vỗ tay kéo dài. Và khi cuối cùng Cao xuất hiện cùng với nhạc sĩ và diễn viên chính thì mọi người vỗ tay dồn dập, hồi lâu. Mãi khi khán giả đã về hết, nhân viên nhà hát đã ra hiệu đóng cửa, ông vẫn còn bị vây bọc giữa các đại biểu hỏi han trò chuyện. Bên ông là Goran Malmqvist thành viên Hàn lâm viện Thụy Điển, Tchen Yu-Chiou bộ trưởng cố vấn cho tổng thống Đài Loan, Mabel Lee giáo sư Đại học Sydney, Noel Dutrait giáo sư Đại học Provence, những người thân quen cũ. Tiếng Trung tiếng Pháp đan nhau trong cuộc chuyện trò. Tôi bực mình tiếng Pháp nói ú ớ, tiếng Trung không biết, để bắt chuyện cùng ông. Đành là lặng lẽ đứng ngắm ông, chụp ảnh ông, và thầm vui lần đầu tiên trong đời được gặp mặt một nhà văn giải thưởng Nobel. Ấn tượng ban đầu của tôi về ông là thấy ông hiền lành, dễ gần.
Mà đúng là như thế. Hôm sau, hội thảo khai mạc tại Maison Méditerranéenne des Sciences de l’Homme (Aix-en-Provence), chiếc xe chở các đại biểu vừa đến nơi, chúng tôi bước xuống đi vào đã thấy ông đứng bên cổng bắt tay từng người. Một mình ông, không có người nào trong ban tổ chức, cạnh ông là một phóng viên truyền hình đang quay. Ông không biết là tôi kính trọng ông vì điều đó. Có thể ông đã quen với cung cách phương Tây, hội thảo khoa học thì các nhà khoa học là nhân vật chính. Có thể ông muốn tỏ bày sự cám ơn đối với các nhà nghiên cứu đến từ nhiều nước dự một hội thảo bàn về sáng tác của mình. Nhưng sự giản dị, gần gũi của ông làm tôi quý trọng và ngạc nhiên. Vào hội thảo, đầu tiên là việc trao tặng ông bằng Tiến Sĩ Danh Dự của Đại học Đài Loan (ông đã được nhận danh hiệu này của Đại học Provence từ trước). Ông mặc áo thụng nhận bằng từ tay vị chủ tịch đại học, nói vài lời cám ơn, xong rồi đi ra thay quần áo, trở lại ngồi nghe các báo cáo. Không kiểu cách long trọng. Không khách khí xã giao. Kết thúc hội thảo là phần ông nói chuyện và trả lời câu hỏi của mọi người.
(Poster hội thảo) |
3.
Tôi hỏi ông một câu về tên tác phẩm Linh sơn. Trong nguyên bản tiếng Trung “linh” có nghĩa là linh thiêng. Sao bản bản tiếng Anh, tiếng Pháp đều dịch “linh” là “hồn”, Linh sơn là núi hồn (Soul Mountain, La Montagne de l’Âme), mà không dịch là núi thiêng (Spiritual Mountain)? Ông đáp, đấy là do cảm nhận của người dịch. Bà Lillian Dutrait, một trong hai dịch giả dịch Linh sơn ra tiếng Pháp, giải thích, dịch không có nghĩa là “mot à mot”, trong linh sơn có một hồn núi ẩn giấu, con người đi tìm cái hồn ấy nhưng cả cuộc hành trình chưa thấy được. Vả lại, đọc trong tiếng Pháp, La Montagne de l’Âme có một nhạc điệu âm vang, khơi gợi. Nhân tiện bà Lillian cũng nói luôn về việc dịch một tiểu thuyết khác của Cao Hành Kiện, “Nhất cá nhân đích thánh kinh” (Thánh kinh của một người), bản tiếng Pháp là Le Livre d’un homme seul. Thánh kinh ở đây không nghĩa là Bible của Thiên chúa giáo, từ Livre viết hoa tiếng Pháp không nghĩa là sách thông thường. Tác phẩm này bản tiếng Anh thì dùng Bible,One Man’s Bible. Tôi nghe và nhớ có lần Cao Hành Kiện đã trả lời về nó. Được hỏi, vì sao cuốn tiểu thuyết có tên gọi là Kinh thánh của một người và vì sao trong cuốn truyện này về những đau khổ, buồn bã và bạo tàn xuyên suốt ba thập niên đầu của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ông lại dùng phụ nữ, nhất là những chuyện tình dục với phụ nữ, làm cách lấy lại ký ức đã mất, thu góp lại những kinh nghiệm đã mất, ông cho biết: “Tôi phải nói rằng đó tất nhiên là kinh thánh của con người. Nhưng mặt khác, nó không giới hạn ở kinh thánh của con người. Đó còn là về một cá nhân, một dân tộc nói chung, về cách nhân dân đã vượt qua những khủng hoảng và vượt qua những tai họa và bạo tàn. Tôi cũng mô tả những điều mê tín của nhân dân, hay là những sự không tưởng mà chúng ta cố tìm cách tạo ra. Con người có xu hướng nghĩ rằng hắn là một tạo hóa, rằng hắn giống Ông Trời. Điều này đặc biệt đúng cho giới trí thức, và trong thế kỷ vừa qua, giới trí thức có vẻ quên mất là họ cũng như mọi người khác thôi. Viết cuốn sách này là sự mô tả con người rời khỏi trạng thái Ông Trời về lại trạng thái con người, về lại làm một người bình thường”.
4.
(Cao Hành Kiện nhận bằng Tiến Sĩ Danh Dự của Đại học Đài Loan) |
Trung Hoa đại lục từ chối ông, nhưng Trung Hoa hải đảo chào đón ông. Tại hội thảo, bà Tchen Tu-Chiou, nguyên bộ trưởng văn hóa Đài Loan, hiện là cố vấn chính sách quốc gia cho tổng thống Đài Loan, người được thưởng huân chương công huân của Pháp (Médaille de Chevalier dans l’Ordre National du Mérite de France), đã đọc bản báo cáo “Số phận may mắn của vở Tuyết tháng tám”. Theo đó, Cao Hành Kiện viết Tuyết tháng tám từ những năm 1990 trên nguyên tắc “bốn không”: nó không hoàn toàn là một vở opera Trung Quốc, không hoàn toàn là một vở opera theo nghĩa phương Tây, không hoàn toàn là một vở kịch sân khấu, không hoàn toàn là một vở ballet. Nó là sự trộn lẫn và hợp tác của tất cả các hình thức thể hiện khác nhau đó. Nhưng do thiếu kinh phí nên một thời gian dài vở kịch không được dàn dựng. Năm 2000 Cao Hành Kiện được giải Nobel văn học, đây cũng là năm Trần Thủy Biển giữ chức tổng thống Đài Loan. Đầu năm 2001 Cao được mời sang Đài Bắc, và với sự quan tâm cổ vũ của vị tổng thống mới,Tuyết tháng tám được khởi công dàn dựng tại đây. Để giữ được nguyên tắc “bốn không”, những người làm vở đã phải vượt qua nhiều thách thức khó khăn. Bà Tchen kể ra một thí dụ: “Vì ông [CHK] đã quyết định chọn các diễn viên opera Trung Quốc thể hiện vở này nên ông phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó vấn đề cơ bản nhất là: cách hát của các diễn viên opera Bắc Kinh hoàn toàn riêng biệt và đặc trưng cho lối thể hiện này. Vậy nhưng phần hát trong Tuyết tháng tám lại là một trong những cách tân lớn mà Cao Hành Kiện hy vọng tạo ra. Các diễn viên này đã được đào tạo để cả đời hát theo một lối, rất khó đòi hỏi họ đổi sang một lối hát hoàn toàn khác. Chẳng hạn, trong opera Trung Quốc người ta hát đối thoại theo lối đồng âm. Bây giờ diễn viên buộc phải hát đa âm, ứng với phần nhạc của dàn nhạc và phần ca của dàn đồng ca”. Nhưng mọi khó khăn thách thức rồi cũng được vượt qua. Ngày 20/12/2002 tại Nhà hát quốc gia Đài Bắc, vở Tuyết tháng tám lần đầu được công diễn. Và như tôi đã kể ở trên, tối 27/1/2005, vở này đã lần đầu tiên được ra mắt ở châu Âu tại Nhà hát opera Marseille với hai trăm diễn viên trong đó các diễn viên là người Đài Loan theo phong cách opera Trung Quốc, còn dàn nhạc và dàn đồng ca là của Pháp. Một sự hợp tác liên văn hóa để thực hiện một tác phẩm phương Đông viết bằng tiếng Hán - bà Tchen nhận xét.
Trở lại sự kiện Tuyết tháng tám ở Đài Loan, bà Tchen Yu-Chiou đánh giá: “Nếu tổng kết những gì diễn ra ở châu Á năm 2002 trong lĩnh vực opera, người ta phải đặc biệt kể đến hai vở diễn. Một mặt, đó là vở operaTrà do Tan Dun dựng ở Nhật Bản với sự hỗ trợ kinh phí dồi dào của NHK, mặt khác là vở Bà Butterflydựng ở nhà hát opera Bắc Kinh với cảnh trí hoành tráng của kinh đô Tràng An do nhạc trưởng nổi tiếng Seiji Ozawa chỉ huy để kỷ niệm quan hệ hữu nghị Trung - Nhật. Tuy nhiên, sự kiện đánh dấu mùa diễn vừa qua chắc chắn vẫn là Tuyết tháng tám, bởi vì tác phẩm này độc đáo hơn, sâu sắc hơn, khêu gợi suy nghĩ xác thực hơn về ý nghĩa văn hóa là gì, do đó nó có sức sống và tương lai lâu dài hơn bất cứ tác phẩm nào khác”.
Đài Loan là chốn đi về Trung Quốc hiện nay của Cao Hành Kiện ở nghĩa tinh thần, tình cảm. Khi gặp ông tại nhà riêng ở Paris, tôi hỏi xin ông bản quyền dịch tác phẩm, ông vui vẻ đồng ý cho dịch từ tiếng Trung, vì như lời ông nói, các bản tiếng Trung của ông đều in ở Đài Loan, ở đó ông có mối quan hệ thân tình với nhà xuất bản nên có thể nói với họ cho bản quyền được. Và ông đã lấy ra tặng tôi hơn chục tác phẩm in bằng tiếng Trung, trong đó có chục cuốn là kịch, đánh số in từ 1 đến 10.
5.
Trong báo cáo của tôi đọc tại hội thảo có một điểm liên hệ giữa kinh nghiệm lưu vong của Cao Hành Kiện với văn học lưu vong Việt Nam. Trong câu chuyện riêng với ông, tôi cũng hỏi chuyện này. Kết hợp với những điều ông nói trong các cuộc phỏng vấn khác nhau mà tôi đã đọc, tôi thấy Cao đã xác lập một quan niệm và vị thế nhà văn lưu vong của/cho riêng ông. Ông rời Trung Quốc sang Pháp khi đã bước sang tuổi năm mươi, khi đã có danh trên văn đàn, khi ông đã có cái vốn tiếng Pháp đủ dùng, và nhất là khi ông đã chủ trương một quan niệm coi văn chương là chuyện cá nhân, nên ông đứng tách biệt với mọi hội đoàn phe nhóm văn chương, không để mình dính vào một liên hệ nào với người Hoa hải ngoại. Ông tồn tại bằng viết, bằng chữ nghĩa.
Có người hỏi ông trở thành nhà văn trong cảnh lưu vong (exile) hay lưu tán (diaspora) nghĩa là gì. Ông đáp: “Ở cấp độ thứ nhất, tôi nghĩ rằng trong thế kỷ XX vấn đề lưu vong hay tha hương là đặc biệt thấy rõ đối với văn nghệ sĩ. Ở cấp độ thứ hai mang tính tinh thần hơn thì lưu vong cũng có nghĩa là sự vượt qua ý thức hệ, vượt qua các thái độ và vượt qua các khuynh hướng, thế tức là lưu vong cũng là một cách theo đuổi cái vô chủ nghĩa hay là vượt qua ý thức hệ. Ở cấp độ thứ ba, nó có nghĩa là nhà nghệ sĩ muốn đứng ra bên lề xã hội. Nhìn từ góc độ này, lưu vong là một kiểu tâm trạng thích hợp, ít nhất là đối với văn nghệ sĩ. Đây là một điều tốt. Nếu anh đứng ở trung tâm xã hội, anh sẽ phải bị tiếp nhận đầu vào và sức ép từ quá nhiều lĩnh vực khác nhau, và đó không phải là thứ môi trường cần cho nghệ sĩ để vun xới khả năng sáng tạo và tư duy riêng của họ”. Trong cảnh lưu vong ông vẫn viết tiếng Trung, mặc dù giờ đây ông có thể viết bằng tiếng Pháp. Cũng đã có lần ông nêu quan niệm tính dân tộc của văn học là ở ngôn ngữ mẹ đẻ nhà văn dùng, còn như các kỹ thuật viết thì nhà văn tha hồ lựa chọn sử dụng. Một số báo cáo viên người gốc Trung Quốc tại hội thảo đã gọi Cao Hành Kiện là “nhà văn Trung Quốc” theo nghĩa nhà văn viết tiếng Trung Quốc (l’écrivain de langue chinoise) chứ không phải quốc tịch Trung Quốc. Và lời tuyên dương của Hàn Lâm viện Thụy Điển coi ông là người “mở ra nhiều nẻo đường mới cho nghệ thuật tiểu thuyết và sân khấu Trung Quốc” thì “Trung Quốc” đây không chỉ là khoanh lại địa lý quốc gia. Có lẽ, một kinh nghiệm viết văn trong cảnh lưu vong như vậy cũng nên để các nhà văn Việt Nam lưu vong ngẫm ngợi.
6.
Ông đề tặng sách cho tôi bằng chữ Hán, viết lối chữ thảo, vốn ông cũng là nhà thư pháp có hạng. Tôi dắt lưng Hán tự chỉ dăm ba khối vuông, dòng đề tặng có bảy chữ, tôi đọc được năm chữ đầu “Phạm Xuân Nguyên tiên sinh” là đúng, đến hai chữ cuối thì đọc đại là “sở hữu” rồi suy luận ý người tặng muốn nói đây là cuốn sách thuộc quyền sở hữu của Phạm Xuân Nguyên, kiểu như ta tặng sách nhau thường đề “Bản của XYZ” vậy. Nhưng đọc thế rồi mà cứ băn khoăn. Về Hà Nội khoe bạn bè sách Cao Hành Kiện tặng mình, tôi mới được đọc đúng và hiểu đúng hai chữ cuối ấy, từ đó hiểu cả câu đề tặng. Hai chữ ấy là “huệ tồn”. Cả câu “Phạm Xuân Nguyên tiên sinh huệ tồn” nghĩa là anh giữ cho tôi cuốn sách này là làm ơn cho tôi, là cho tôi một ơn huệ. Đấy là một lễ phép khiêm nhường khi đề tặng sách. Tôi được giảng nghĩa như thế thì bất ngờ quá, sung sướng quá, trong lòng rất cám ơn Cao Hành Kiện đã cho tôi niềm vinh dự này.
7.
Trở lại sự kiện Tuyết tháng tám ở Đài Loan, bà Tchen Yu-Chiou đánh giá: “Nếu tổng kết những gì diễn ra ở châu Á năm 2002 trong lĩnh vực opera, người ta phải đặc biệt kể đến hai vở diễn. Một mặt, đó là vở operaTrà do Tan Dun dựng ở Nhật Bản với sự hỗ trợ kinh phí dồi dào của NHK, mặt khác là vở Bà Butterflydựng ở nhà hát opera Bắc Kinh với cảnh trí hoành tráng của kinh đô Tràng An do nhạc trưởng nổi tiếng Seiji Ozawa chỉ huy để kỷ niệm quan hệ hữu nghị Trung - Nhật. Tuy nhiên, sự kiện đánh dấu mùa diễn vừa qua chắc chắn vẫn là Tuyết tháng tám, bởi vì tác phẩm này độc đáo hơn, sâu sắc hơn, khêu gợi suy nghĩ xác thực hơn về ý nghĩa văn hóa là gì, do đó nó có sức sống và tương lai lâu dài hơn bất cứ tác phẩm nào khác”.
Đài Loan là chốn đi về Trung Quốc hiện nay của Cao Hành Kiện ở nghĩa tinh thần, tình cảm. Khi gặp ông tại nhà riêng ở Paris, tôi hỏi xin ông bản quyền dịch tác phẩm, ông vui vẻ đồng ý cho dịch từ tiếng Trung, vì như lời ông nói, các bản tiếng Trung của ông đều in ở Đài Loan, ở đó ông có mối quan hệ thân tình với nhà xuất bản nên có thể nói với họ cho bản quyền được. Và ông đã lấy ra tặng tôi hơn chục tác phẩm in bằng tiếng Trung, trong đó có chục cuốn là kịch, đánh số in từ 1 đến 10.
5.
Trong báo cáo của tôi đọc tại hội thảo có một điểm liên hệ giữa kinh nghiệm lưu vong của Cao Hành Kiện với văn học lưu vong Việt Nam. Trong câu chuyện riêng với ông, tôi cũng hỏi chuyện này. Kết hợp với những điều ông nói trong các cuộc phỏng vấn khác nhau mà tôi đã đọc, tôi thấy Cao đã xác lập một quan niệm và vị thế nhà văn lưu vong của/cho riêng ông. Ông rời Trung Quốc sang Pháp khi đã bước sang tuổi năm mươi, khi đã có danh trên văn đàn, khi ông đã có cái vốn tiếng Pháp đủ dùng, và nhất là khi ông đã chủ trương một quan niệm coi văn chương là chuyện cá nhân, nên ông đứng tách biệt với mọi hội đoàn phe nhóm văn chương, không để mình dính vào một liên hệ nào với người Hoa hải ngoại. Ông tồn tại bằng viết, bằng chữ nghĩa.
Có người hỏi ông trở thành nhà văn trong cảnh lưu vong (exile) hay lưu tán (diaspora) nghĩa là gì. Ông đáp: “Ở cấp độ thứ nhất, tôi nghĩ rằng trong thế kỷ XX vấn đề lưu vong hay tha hương là đặc biệt thấy rõ đối với văn nghệ sĩ. Ở cấp độ thứ hai mang tính tinh thần hơn thì lưu vong cũng có nghĩa là sự vượt qua ý thức hệ, vượt qua các thái độ và vượt qua các khuynh hướng, thế tức là lưu vong cũng là một cách theo đuổi cái vô chủ nghĩa hay là vượt qua ý thức hệ. Ở cấp độ thứ ba, nó có nghĩa là nhà nghệ sĩ muốn đứng ra bên lề xã hội. Nhìn từ góc độ này, lưu vong là một kiểu tâm trạng thích hợp, ít nhất là đối với văn nghệ sĩ. Đây là một điều tốt. Nếu anh đứng ở trung tâm xã hội, anh sẽ phải bị tiếp nhận đầu vào và sức ép từ quá nhiều lĩnh vực khác nhau, và đó không phải là thứ môi trường cần cho nghệ sĩ để vun xới khả năng sáng tạo và tư duy riêng của họ”. Trong cảnh lưu vong ông vẫn viết tiếng Trung, mặc dù giờ đây ông có thể viết bằng tiếng Pháp. Cũng đã có lần ông nêu quan niệm tính dân tộc của văn học là ở ngôn ngữ mẹ đẻ nhà văn dùng, còn như các kỹ thuật viết thì nhà văn tha hồ lựa chọn sử dụng. Một số báo cáo viên người gốc Trung Quốc tại hội thảo đã gọi Cao Hành Kiện là “nhà văn Trung Quốc” theo nghĩa nhà văn viết tiếng Trung Quốc (l’écrivain de langue chinoise) chứ không phải quốc tịch Trung Quốc. Và lời tuyên dương của Hàn Lâm viện Thụy Điển coi ông là người “mở ra nhiều nẻo đường mới cho nghệ thuật tiểu thuyết và sân khấu Trung Quốc” thì “Trung Quốc” đây không chỉ là khoanh lại địa lý quốc gia. Có lẽ, một kinh nghiệm viết văn trong cảnh lưu vong như vậy cũng nên để các nhà văn Việt Nam lưu vong ngẫm ngợi.
6.
Ông đề tặng sách cho tôi bằng chữ Hán, viết lối chữ thảo, vốn ông cũng là nhà thư pháp có hạng. Tôi dắt lưng Hán tự chỉ dăm ba khối vuông, dòng đề tặng có bảy chữ, tôi đọc được năm chữ đầu “Phạm Xuân Nguyên tiên sinh” là đúng, đến hai chữ cuối thì đọc đại là “sở hữu” rồi suy luận ý người tặng muốn nói đây là cuốn sách thuộc quyền sở hữu của Phạm Xuân Nguyên, kiểu như ta tặng sách nhau thường đề “Bản của XYZ” vậy. Nhưng đọc thế rồi mà cứ băn khoăn. Về Hà Nội khoe bạn bè sách Cao Hành Kiện tặng mình, tôi mới được đọc đúng và hiểu đúng hai chữ cuối ấy, từ đó hiểu cả câu đề tặng. Hai chữ ấy là “huệ tồn”. Cả câu “Phạm Xuân Nguyên tiên sinh huệ tồn” nghĩa là anh giữ cho tôi cuốn sách này là làm ơn cho tôi, là cho tôi một ơn huệ. Đấy là một lễ phép khiêm nhường khi đề tặng sách. Tôi được giảng nghĩa như thế thì bất ngờ quá, sung sướng quá, trong lòng rất cám ơn Cao Hành Kiện đã cho tôi niềm vinh dự này.
7.
(Với Cao Hành Kiện tại hội thảo. Hai người từ trái sang là Nguyễn Phương Ngọc và Phạm Xuân Thạch) |
Tôi sẽ không sang Pháp dự hội thảo về Cao Hành Kiện và gặp ông trò chuyện được nếu thiếu sự giúp đỡ của ba người. Trước hết là Nguyễn Phương Ngọc, tiến sĩ xã hội học ở đại học Provence. Chính cô đã giới thiệu tôi với giáo sư Noel Dutrait, trưởng nhóm nghiên cứu “Văn học Trung Quốc và dịch thuật” và là người tổ chức hội thảo, mời tôi. Cũng chính cô đã dịch bản báo cáo của tôi “Cao Hành Kiện ở Việt Nam” ra tiếng Pháp và luyện đọc cho tôi để trình bày ở hội thảo. Tôi học ngoại ngữ là tự học, lấy việc đọc hiểu và dịch văn bản làm chính, chứ nói thì ngô nghê ngọng nghịu, chưa lần nào nói nổi dăm ba câu ngoại ngữ cho ra hồn. Vậy mà tại hội thảo này lần đầu tiên tôi đã đọc tiếng Pháp trước một cử tọa khoa học đến 15 phút (thế vẫn còn thừa 15 phút, vì mỗi báo cáo viên được đọc nửa giờ), nghĩ mình cũng liều khiếp vía. May mà đã có bản dịch sẵn phát cho từng người. Tôi cũng đã chuyển cho Cao Hành Kiện một bản dịch đó ngay hôm đầu tiên hội thảo. Hôm sau gặp lại ông cám ơn và nói thích. Đến phần thảo luận, Ngọc đã giúp tôi dịch các câu hỏi và trả lời. Ý kiến hỏi dồn về việc kiểm duyệt xuất bản ở Việt Nam vì điểm thứ nhất trong báo cáo của tôi là nói về sự tiếp nhận Cao Hành Kiện có khó khăn lúc đầu do sự tế nhị của quan hệ ngoại giao Việt - Trung trước việc Cao được giải Nobel văn học năm 2000. Có một câu hỏi: làm nhà văn ở Việt Nam là một sự nguy hiểm. Tôi đáp: theo tôi, làm một nhà văn trung thực, dũng cảm thì có lẽ ở đâu cũng nguy hiểm, nhưng trong hoàn cảnh như ở Việt Nam thì có phần nguy hiểm hơn. Tôi trả lời mấy câu hỏi liền qua lời dịch của Ngọc thì ông Noel Dutrait, chủ trì ngày hội thảo hôm đó, đề nghị cử tọa hỏi sang nội dung chính. Người thứ hai giúp tôi ở Aix-en-Provence trong những ngày hội thảo là Phạm Xuân Thạch, thạc sĩ, giảng viên khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, đang sang đây làm thực tập sinh. Thạch đã đi cùng tôi trong các sinh hoạt ngoài hội thảo, đã dịch cho tôi những cuộc trò chuyện với Cao bên hành lang, trong bữa ăn. Thạch đã mua ngay một cuốn La Montagne de l’Âme để xin Cao đề tặng, sau rồi Thạch bảo: ông ấy không đề chữ “tiên sinh” cho cháu, chỉ cho chú thôi. Và người thứ ba là Cao Việt Dũng đang học École Normale Supérieuse ở Paris đã cùng tôi đến nhà riêng Cao Hành Kiện dịch cả một cuộc trò chuyện dài. Nhờ Ngọc, Thạch, Dũng, tôi đã có một cuộc hội thảo bổ ích và một lần gặp gỡ Cao Hành Kiện trên đất Pháp, ở Aix-en-Provence trời xanh nắng vàng gió mistral thổi ào ạt và ở Paris tuyết trắng phủ đầy phố phường, thật ấn tượng và thú vị.
Aix-en-Provence 1/2005
Paris 2-3/2005
Hà Nội 4/2005
Aix-en-Provence 1/2005
Paris 2-3/2005
Hà Nội 4/2005
Phạm Xuân Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét