Thái Lan
Thái Lan lại một lần nữa lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị do các đáng chính trị cực đoan đứng ra tổ chức trên khắp các đường phố ở thủ đô Bangkok. Cuộc khủng hoảng đã đi vào tình trạng bạo lực, gây ra hàng loạt thương vong về cả người lẫn vật chất trong thời gian vừa qua. Tất cả các cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra ở Thái Lan trong suốt một thời gian dài vừa qua đã tạo cho người dân Thái Lan có một suy nghĩ, rằng liệu đất nước thịnh vượng mà họ đang sinh sống được thiết lập nhằm để tiêu nền dân chủ của chính họ?
Các cuộc bạo động xảy ra ở Thái Lan được chính cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban đứng ra kêu gọi và tổ chức. Ông Suthep đã trực tiếp đứng ra kêu gọi hàng ngàn người đổ về thành phố biểu tình, nhiều người ủng hộ ông đến từ khu vực đầy quyền lực ở phía Nam của nước này. Họ đã chiếm lấy tòa nhà chính phủ với mục đích lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra – em gái của cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra. Ông Suthep nói rằng đây là bước đầu tiên trong việc loại bỏ gốc rễ “Thaksinism” khỏi đời sống chính trị của Thái Lan.
Ngày 1 tháng Mười hai, ông Suthep đã yêu cầu và nhận lời tham gia một cuộc họp với bà Yingluck, trong đó phải có sự hiện diện của các Bộ trưởng quân sự Thái Lan với mục đích nhằm “bảo đảm” cho sự an toàn của ông. Trong cuộc họp, ông Suthep yêu cầu và gia hạn cho Thủ tướng Yingluck một thời hạn hai ngày để từ chức. Với tình trạng lực lượng cảnh sát mất kiểm soát với những đám đông trên đường phố mà không có sự giúp đỡ của quân đội, bà Yingluck quyết định từ chức và giải tán quốc hội, và tuyên bố rằng bà sẽ lãnh đạo một chính phủ lâm thời cho đến khi một cuộc bầu cử mới được tổ chức vào ngày 02 tháng Hai.
Thời gian dự kiến trên đã được xác nhận bởi một “diễn đàn cải cách”, được thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng. “Diễn đàn cải cách” này bao gồm các tầng lớp thượng lưu ở Bangkok và các quan chức quân đội. Khi quyết định được đưa ra, ông Suthep và những người ủng hộ ông không hài lòng và phản đối việc Thủ tướng Yingluck tiếp tục giữ chiếc ghế Thủ tướng lâm thời. Họ đòi hỏi cuộc bầu cử phải được tổ chức sau cuộc cải cách chính trị – với sự đồng thuận của chính ông – được thực hiện để loại bỏ tất cả dấu tích của gia tộc Thaksin khỏi chính phủ.
Trên thực tế, ông Suthep đã kêu gọi một “hội đồng nhân dân” bao gồm 400 đại biểu trung lập. Hội đồng nhân dân sẽ thay thế Thượng viện sau khi Thượng viện bổ nhiệm một lãnh đạo mới được chỉ định bởi Quốc vương, do đó loại bỏ nhu cầu tổ chức các cuộc bầu cử trong tương lai gần.
Wassana Nanuam, phóng viên quân sự của tờ báo nổi tiếng Bangkok Post, đã mô tả động thái này là một cuộc đảo chính “thầm lặng”: Không có bóng xe tăng trên đường phố.
Đảng Dân chủ do cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva lãnh đạo, đã riêng rẽ công bố tẩy chay cuộc bầu cử ngày 2 tháng Hai với lý do rằng đảng của ông không thể cải cách đất nước ngay cả khi tham chính. Đảng Dân chủ cuối cùng giành được đa số ghế quốc hội vào năm 1992.
Trong khi khuynh hướng của những tướng lĩnh quân đội là đứng cùng phe với tầng lớp thượng lưu, họ vẫn tiếp tục giữ sự lựa chọn mở. Sự không thành công của họ sau cuộc đảo chính quân sự vào năm 2010 dường như đã dạy họ rằng nên chờ đợi để xem liệu các đồng minh chính trị của họ có thể phá vỡ “sợi dây thòng lọng” trong bầu cử của ông Thaksin mà trước đây đã từng kéo dài 12 năm với năm cuộc tổng tuyển cử hay không trước khi quyết định làm gì tiếp theo.
Tầng lớp thượng lưu ở Bangkok cho rằng tỷ phú Thaksin và các đồng minh của ông đã dùng tiền để mua phiếu bầu cử. Nhưng theo Freedom Hous, tổ chức chuyên theo dõi nền dân chủ và các quyền công dân trên toàn thế giới, đã tuyên bố chiến thắng bầu cử vang dội của Yingluck trong năm 2011 là tự do và công bằng – một vị trí được ủng hộ bởi hầu hết các chuyên gia Thái Lan.
Bất chấp hình ảnh tham nhũng của ông Thaksin, phần lớn dân nghèo Thái Lan vẫn xem ông là sự thay thế duy nhất của họ trong thế giới thượng lưu mà họ không thể với tới. Quả thực, sự nhấn mạnh của ông Suthep về việc trì hoãn cuộc bầu cử là sự thừa nhận công khai rằng ông và các đồng minh của ông không thể giành chiến thắng ở cuộc tranh tài công bằng, thậm chí ông còn đề nghị với “quyền” lãnh đạo rằng Thái Lan có lẽ không cần các cuộc bầu cử trong tương lai. Cũng không có gì rõ ràng rằng cuộc cải cách sẽ đáp ứng lại các cuộc biểu tình chống gia tộc Thaksin, ngoại trừ những cải cách được thiết kế để chối bỏ số đông theo ông Thaksin trong nghị viện.
Điều đó nói lên rằng ông Thaksin và em gái của ông phải chịu một số trách nhiệm cho những bất hạnh gần đây của họ. Tội ngạo mạn quá mức, khả năng thông cảm với những người nông dân và người nghèo ở thành phố chỉ bởi vì họ xem nhẹ tầng lớp trung lưu ở thành thị và không thể làm trong sạch bộ máy chính phủ và nền tảng pháp quyền.
Bà Yingluck cũng phải chịu trách nhiệm về cách xử lý vụng về trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Nguyên nhân châm ngòi cho các cuộc biểu tình là do nỗ lực của bà trong việc sửa đổi một dự luật ân xá, ban đầu được dự định là một hành động miễn cưỡng hòa giải giữa phe đối lập “đỏ” và các lực lượng chính trị “vàng”. Tuy nhiên, trong khi lệnh ân xá là để áp dụng cho tội phạm nhẹ tội hơn được cam kết từ 2006 đến 2011, bà Yingluck đã cố gắng nới rộng thời gian lệnh đến hai năm trước đó và ân xá cho cả tử tù – một động thái được xem như là nỗ lực trắng trợn để bào chữa cho anh trai của bà và mở đường cho ông trở về lại Thái Lan.
Những người ủng hộ ông Thaksin đã tính sai trong giả định rằng họ có thể dễ dàng lợi dụng đa số ghế quốc hội của họ. Nỗ lực của họ trong việc thao túng lệnh ân xá, mặc dù không vi hiến, vẫn mang đầy tính kiêu ngạo và khiêu khích. Sự giận dữ đã nổ ra giữa các tầng lớp trung lưu ở Bangkok, khiến ông Suthep giải phóng các đám đông của ông.Câu chuyện này ngày càng phức tạp hơn. Nếu những sự kiện gần đây gợi ra bất kì định hướng nào, có thể cuộc bầu cử vừa rồi đưa được các đồng minh của ông Thaksin trở lại nắm quyền thì những gì xảy ra tiếp theo sẽ đầy rủi ro bất ổn hơn. Người dân nghèo ở vùng nông thôn Thái Lan sẽ đối mặt với giới thượng lưu giàu có, sự phân cực sẽ gia tăng giữa miền bắc nước này – nơi có đông dân cư – và các cơ sở quyền lực phía nam của Đảng Dân chủ và ông Suthep – nhà lãnh đạo biểu tình.
Ngày 1 tháng Mười hai, ông Suthep đã yêu cầu và nhận lời tham gia một cuộc họp với bà Yingluck, trong đó phải có sự hiện diện của các Bộ trưởng quân sự Thái Lan với mục đích nhằm “bảo đảm” cho sự an toàn của ông. Trong cuộc họp, ông Suthep yêu cầu và gia hạn cho Thủ tướng Yingluck một thời hạn hai ngày để từ chức. Với tình trạng lực lượng cảnh sát mất kiểm soát với những đám đông trên đường phố mà không có sự giúp đỡ của quân đội, bà Yingluck quyết định từ chức và giải tán quốc hội, và tuyên bố rằng bà sẽ lãnh đạo một chính phủ lâm thời cho đến khi một cuộc bầu cử mới được tổ chức vào ngày 02 tháng Hai.
Thời gian dự kiến trên đã được xác nhận bởi một “diễn đàn cải cách”, được thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng. “Diễn đàn cải cách” này bao gồm các tầng lớp thượng lưu ở Bangkok và các quan chức quân đội. Khi quyết định được đưa ra, ông Suthep và những người ủng hộ ông không hài lòng và phản đối việc Thủ tướng Yingluck tiếp tục giữ chiếc ghế Thủ tướng lâm thời. Họ đòi hỏi cuộc bầu cử phải được tổ chức sau cuộc cải cách chính trị – với sự đồng thuận của chính ông – được thực hiện để loại bỏ tất cả dấu tích của gia tộc Thaksin khỏi chính phủ.
Trên thực tế, ông Suthep đã kêu gọi một “hội đồng nhân dân” bao gồm 400 đại biểu trung lập. Hội đồng nhân dân sẽ thay thế Thượng viện sau khi Thượng viện bổ nhiệm một lãnh đạo mới được chỉ định bởi Quốc vương, do đó loại bỏ nhu cầu tổ chức các cuộc bầu cử trong tương lai gần.
Wassana Nanuam, phóng viên quân sự của tờ báo nổi tiếng Bangkok Post, đã mô tả động thái này là một cuộc đảo chính “thầm lặng”: Không có bóng xe tăng trên đường phố.
Đảng Dân chủ do cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva lãnh đạo, đã riêng rẽ công bố tẩy chay cuộc bầu cử ngày 2 tháng Hai với lý do rằng đảng của ông không thể cải cách đất nước ngay cả khi tham chính. Đảng Dân chủ cuối cùng giành được đa số ghế quốc hội vào năm 1992.
Trong khi khuynh hướng của những tướng lĩnh quân đội là đứng cùng phe với tầng lớp thượng lưu, họ vẫn tiếp tục giữ sự lựa chọn mở. Sự không thành công của họ sau cuộc đảo chính quân sự vào năm 2010 dường như đã dạy họ rằng nên chờ đợi để xem liệu các đồng minh chính trị của họ có thể phá vỡ “sợi dây thòng lọng” trong bầu cử của ông Thaksin mà trước đây đã từng kéo dài 12 năm với năm cuộc tổng tuyển cử hay không trước khi quyết định làm gì tiếp theo.
Tầng lớp thượng lưu ở Bangkok cho rằng tỷ phú Thaksin và các đồng minh của ông đã dùng tiền để mua phiếu bầu cử. Nhưng theo Freedom Hous, tổ chức chuyên theo dõi nền dân chủ và các quyền công dân trên toàn thế giới, đã tuyên bố chiến thắng bầu cử vang dội của Yingluck trong năm 2011 là tự do và công bằng – một vị trí được ủng hộ bởi hầu hết các chuyên gia Thái Lan.
Bất chấp hình ảnh tham nhũng của ông Thaksin, phần lớn dân nghèo Thái Lan vẫn xem ông là sự thay thế duy nhất của họ trong thế giới thượng lưu mà họ không thể với tới. Quả thực, sự nhấn mạnh của ông Suthep về việc trì hoãn cuộc bầu cử là sự thừa nhận công khai rằng ông và các đồng minh của ông không thể giành chiến thắng ở cuộc tranh tài công bằng, thậm chí ông còn đề nghị với “quyền” lãnh đạo rằng Thái Lan có lẽ không cần các cuộc bầu cử trong tương lai. Cũng không có gì rõ ràng rằng cuộc cải cách sẽ đáp ứng lại các cuộc biểu tình chống gia tộc Thaksin, ngoại trừ những cải cách được thiết kế để chối bỏ số đông theo ông Thaksin trong nghị viện.
Điều đó nói lên rằng ông Thaksin và em gái của ông phải chịu một số trách nhiệm cho những bất hạnh gần đây của họ. Tội ngạo mạn quá mức, khả năng thông cảm với những người nông dân và người nghèo ở thành phố chỉ bởi vì họ xem nhẹ tầng lớp trung lưu ở thành thị và không thể làm trong sạch bộ máy chính phủ và nền tảng pháp quyền.
Bà Yingluck cũng phải chịu trách nhiệm về cách xử lý vụng về trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Nguyên nhân châm ngòi cho các cuộc biểu tình là do nỗ lực của bà trong việc sửa đổi một dự luật ân xá, ban đầu được dự định là một hành động miễn cưỡng hòa giải giữa phe đối lập “đỏ” và các lực lượng chính trị “vàng”. Tuy nhiên, trong khi lệnh ân xá là để áp dụng cho tội phạm nhẹ tội hơn được cam kết từ 2006 đến 2011, bà Yingluck đã cố gắng nới rộng thời gian lệnh đến hai năm trước đó và ân xá cho cả tử tù – một động thái được xem như là nỗ lực trắng trợn để bào chữa cho anh trai của bà và mở đường cho ông trở về lại Thái Lan.
Những người ủng hộ ông Thaksin đã tính sai trong giả định rằng họ có thể dễ dàng lợi dụng đa số ghế quốc hội của họ. Nỗ lực của họ trong việc thao túng lệnh ân xá, mặc dù không vi hiến, vẫn mang đầy tính kiêu ngạo và khiêu khích. Sự giận dữ đã nổ ra giữa các tầng lớp trung lưu ở Bangkok, khiến ông Suthep giải phóng các đám đông của ông.Câu chuyện này ngày càng phức tạp hơn. Nếu những sự kiện gần đây gợi ra bất kì định hướng nào, có thể cuộc bầu cử vừa rồi đưa được các đồng minh của ông Thaksin trở lại nắm quyền thì những gì xảy ra tiếp theo sẽ đầy rủi ro bất ổn hơn. Người dân nghèo ở vùng nông thôn Thái Lan sẽ đối mặt với giới thượng lưu giàu có, sự phân cực sẽ gia tăng giữa miền bắc nước này – nơi có đông dân cư – và các cơ sở quyền lực phía nam của Đảng Dân chủ và ông Suthep – nhà lãnh đạo biểu tình.
Sing–ming Shaw, Project Syndicate
Sin–Ming Shaw là giáo sư từng nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh Quốc) và là một học giả thỉnh giảng tại Đại học Michiga (Hoa Kỳ).
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét