Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]
Wolfgang Hirn, sinh năm 1954, học đại học về Kinh tế Quốc dân và Chính trị học ở tại Tübingen, Đức. Sau đó ông là biên tập viên chuyên về kinh tế cho nhiều báo. Từ trên 20 năm nay, ông là phóng viên của báo manager magazin ở Hamburg. Wolfgang Hirn đã sống và làm việc ở Bruxelles, New York, Bắc Kinh và Thượng Hải. Ông là tác giả của những quyển sách bán chạy “Thánh thức Trung Quốc” (2005), “Cuộc tấn công từ châu Á” (2007) và “Tranh giành bánh mì” (2009). Năm 2008 ông được trao tặng Giải Nhà báo Helmut Schmidt.
Lời nói đầu
Chúng ta đang đứng trước lần bắt đầu của một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ nhì. Các đối thủ là Phương Tây với thế lực dẫn đầu Hoa Kỳ của nó và Trung Quốc đang trỗi dậy.
Cuộc Chiến tranh lạnh đang bắt đầu này khác nhiều với tiền thân của nó mà Phương Tây và Liên bang Xô viết với những nước vệ tinh của nó đã đứng đối diện với nhau. Thứ nhất, nó không phải chủ yếu là một xung đột về hệ tư tưởng như cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất đã là. Thời đó vấn đề là câu hỏi của niềm tin đã làm xáo động thế giới: Chủ nghĩa Tư bản hay là Chủ nghĩa Cộng sản. Câu hỏi này đã chia cắt hầu như cả thế giới, cái đã được phân chia vào trong những vùng ảnh hưởng của Phương Tây và của Xô viết.
Tuy nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là cộng sản, nhưng chỉ còn trên giấy của những quyết định nào đó của đại hội Đảng và trong sự thiếu thốn của một hệ tư tưởng nhà nước nào khác. Vì vậy mà lâu nay Bắc Kinh đã ngưng không lan truyền tư tưởng cộng sản đi ra khắp thế giới và ngưng truyền đạo cho thế giới thứ ba.
Trước đây nhiều năm, Trung Quốc đã đổi tôn giáo sang chủ nghĩa tư bản nhà nước, bằng cách một giới tinh hoa lãnh đạo kỹ trị đã phát triển một mô hình kinh tế mới, chứa những nguyên tố của kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường. Mô hình pha trộn này hết sức thành công.
Và qua đó, chúng ta có sự khác biệt lớn thứ nhì so với Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất: đối thủ của Phương Tây lần này mạnh hơn nhiều. Trung Quốc không phải là Liên bang Xô viết, cái hóa ra là một tập hợp của những ngôi làng Potemkin mà đằng sau mặt tiền tươi đẹp có một hệ thống kinh tế lụn bại đang vất vưởng tồn tại.
Ở Trung Quốc, quyền lực không đến từ những nòng súng như ở Liên bang Xô viết, nước đo sức mạnh của mình bằng xe tăng và tên lửa. Năng lực của Trung Quốc thể hiện ra trong những con số về kinh tế, trong tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia, trong xuất khẩu và dự trữ tiền tệ. Trong cả ba lĩnh vực đó, Trung Quốc đứng đầu thế giới. Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới, Trung Quốc là nhà xuất khẩu nhiều nhất thế giới và Trung Quốc ngồi trên một núi ngoại tệ ba ngàn tỉ Dollar, nhiều tới mức không thể tưởng tượng ra được.
Trung Quốc hùng cường này bây giờ gặp phải một Phương Tây đang suy yếu. Đó là sự khác biệt thứ ba và quan trọng nhất so với cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất: vào thời đó, Hoa Kỳ đang đứng ở đỉnh cao quyền lực của nó – về chính trị, kinh tế, công nghệ, quân sự. Nước Mỹ có những công ty tốt nhất, sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất và tiền tệ mạnh nhất. Những ý tưởng tốt nhất tới từ đó – từ máy tính cho tới Internet. Và Hoa Kỳ đã tự nhận mình là cảnh sát thế giới, can thiệp bất cứ lúc nào và ở đâu họ muốn. Họ có thể, nếu như bị bắt buộc, đồng thời chiến đấu ở nhiều mặt trận khác nhau.
Nhưng từ vài năm nay thì quyền lực tối cao này của Hoa Kỳ đã qua rồi. Hai ngày của tháng Chín trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đã làm thay đổi Hoa Kỳ một cách cơ bản. 9/11 dẫn người Mỹ vào hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Cả hai làm cho Hoa Kỳ tốn kém rất nhiều tiền cũng như lòng tin, vì tính chính danh của Chiến tranh Iraq dựa trên một kết cấu của những lời nói dối và vì ở Guantanamo – không xứng đáng với một nhà nước pháp quyền – có những người tù bị giam giữ mà không có tố tụng xét xử và vẫn còn như vậy.
Và rồi còn 9/15. Vào cái ngày đó của năm 2008, ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers vỡ nợ. Đó là lần bắt đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính lớn trên toàn cầu, cái – phải nhấn mạnh thêm lần nữa – có nguồn gốc của nó ở Phương Tây, và vì vậy mà gây ảnh hưởng trước hết là tới các quốc gia Phương Tây. Ngân hàng sa vào những cuộc đầu cơ đầy mạo hiểm và cuối cùng phải được nhà nước cứu thoát. Những số tiền cho tới lúc đó không thể tưởng tượng ra đã được bơm vào vòng tuần hoàn kinh tế, để ngăn chận không cho toàn bộ hệ thống sụp đổ.
Hậu quả là những núi nợ khổng lồ ở khắp mọi nơi – ở châu Âu, ở Nhật (nước mà tôi xếp nó vào Phương Tây công nghiệp) và ở Hoa Kỳ. Điều này chưa từng có trong lịch sử sau chiến tranh: tất cả các thế lực dẫn đầu của Phương Tây bị suy yếu đồng thời.
Cả khi người Mỹ thích chỉ tay tới châu Âu, chín họ mới có những vấn đề lớn nhất. Họ nợ tròn 16,5 ngàn tỉ dollar. Gánh nợ này khiến cho Hoa Kỳ không có có khả năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Đơn giản là thiếu tiền (và cả ý muốn), để đầu tư vào hạ tầng cơ sở đổ nát và vào hệ thống đào tạo cũng y như vậy. Ngoài ra thì lần đầu tiên, ngân sách quân sự bị cắt giảm.
“Người ta đã nhiều lần khai tử và báo tử chúng tôi rồi”, nhiều người Mỹ nói, “chúng tôi cũng sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng này.” Ngang ngạnh và tự mãn, những người lạc quan không thể cải thiện được này đã không nhìn thấy những dấu hiệu cho lần suy tàn (tương đối) của họ. Trong khi đó thì họ chỉ cần bước lên tàu hỏa. “Một chuyến tàu hỏa đơn giàn từ New York tới Washington sẽ cho thấy một cảnh đáng buồn qua cửa sổ”, Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn cho tổng thống Jimmy Carter, nói. Tôi đã đi trên tuyến đường này với cái được cho là tàu nhanh Acela, và nhìn thấy trái cũng như phải một hạ tầng cơ sở điêu tàn và những nhà xưởng bị bỏ hoang. Những hình ảnh tương ứng với thực tế của một quốc gia man nợ.
America is declining – Hoa Kỳ là một cường quốc đang suy yếu. Và cùng với lần suy tàn của thế lực dẫn đầu nó, toàn bộ Phương Tây cũng rơi vào trong một cuộc khủng hoảng. Sử gia Niall Ferguson nói: “Chúng ta đang trải qua kết cuộc của sự thống trị của Phương Tây.” Và đúng trong giai đoạn suy tàn tương đối này, Phương Tây gặp phải một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc, cái dựa trên sức mạnh kinh tế của nó mà ngày càng tự tin hơn.
Người ta cũng có thể nói rằng kiêu ngạo mới gặp kiêu ngạo cũ.
Đó là tình huống kinh điển của lịch sử thế giới. Cứ vài trăm năm thì có một lần. Lần gặp gỡ đầu tiên của người lên hạng và kẻ xuống hạng xảy ra trong thời Cổ đại giữa Athen và Sparta, lần cuối cùng là giữa nước Đức và Liên hiệp Anh vào đầu thế kỷ 20. Cả hai xung đột đó đã chấm dứt một cách đầy chết chóc. Xung đột đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Peloponnesus, xung đột thứ nhì trong Đệ nhất Thế chiến.
Phải rút ra một bài học đau buồn từ lịch sử: Sự thay đổi quyền lực toàn cầu này thường không diễn ra một cách hòa bình.
Lần này có khác đi không?
Để tìm trả lời cho câu hỏi này, tôi đã đi thăm Hoa Kỳ, Trung Quốc và những nước cũng như khu vực láng giềng quan trọng nhất của nó: tới Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á. Ở đó – cũng như ở trong Hoa Kỳ – Trung Quốc được cảm nhận như là một mối đe dọa. Trung Quốc ngược lại không nhìn mình như là một thế lực hung hãn. Thế nhưng chính cái nhận thức không đối xứng này mới không góp phần làm giảm căng thẳng.
Người Mỹ nhận giải Nobel Joseph Stiglitz vì vậy mà đã đúng khi ông nói: “Tôi dự đoán sẽ có có rất nhiều tranh chấp về địa chính trị và kinh tế. Sẽ không có một thời kỳ quá độ êm dịu.”
Sự đối đầu của Phương Tây với Trung Quốc không bắt buộc đồng nghĩa với một cuộc xung đột quân sự. Thời nay người có cả một kho vũ khí phi quân sự, những loại vũ khí mà có thể chỉa vào kẻ thù/đối thủ/địch thủ/người cạnh tranh.
Quyển sách này bàn về những vũ khí đó và sự sử dụng chúng trong cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhì. Cuộc chiến này – nếu như người ta cứ muốn dùng tính chiến tranh – là một một chiến đa mặt trận.
Vì có nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại, tài chính, tiền tệ, nguyên liệu, công nghệ và vì nước cũng như – hoàn toàn mới – cyberwar. Tại hầu như tất cả những xung đột tiềm năng này, chiến tuyến đều chạy giữa Trung Quốc và thế lực dẫn đầu Phương Tây Hoa Kỳ cũng như các chiến binh của họ.
Một phần, các tranh chấp này đã bắt đầu rồi. Người ta tấn công doanh nghiệp và tiền tệ của đối phương. Người ta thâm nhập vào Cyberspace của đối phương, Người ta tranh cãi nhau về nguyên liệu đang ít dần đi. Những cuộc chạm trán sơ bộ này cỏn diễn ra một cách hòa bình.
Liệu cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhì này có trở thành một cuộc chiến nóng hay không, điều này sẽ được quyết định ở Thái Bình Dương. Vì ở đó – chính xác hơn là ở Tây Thái Bình Dương giữa Hongkong và Hawaii – hai cường quốc thế giới này đụng đầu nhau trực tiếp. Sau những cuộc chinh chiến thành công ít hay nhiều ở Cận Đông, Hoa Kỳ lại quay về với Viễn Đông và tái phục hồi yêu cầu là một thế lực ở Thái Bình Dương. Trong cùng lúc đó, Trung Quốc tiếp tục tăng cường vũ trang và cố gắng phát triển vũ khí để ngăn chận không cho Hoa Kỳ đi vào Tây Thái Bình Dương,
Ở Phương Tây, người ta nhanh chóng giận dữ về việc Trung Quốc tăng cường vũ trang. Nhưng trong khi đó thì không nên quên một điều: Trung Quốc hành động cũng như tất cả các thế lực đang trỗi dậy khác đã hành động trước đây: Trung Quốc củng cố quyền lực chính trị và kinh tế đang tăng lên của mình với sức mạnh quân sự.
Không có một sự tương phản đơn giản như nhiều người ở đây [trong nước Đức] dựng lên: ở đây là Phương Tây tốt, kia là Trung Quốc xấu. Phương Tây không chỉ tốt. Nó – xem Hoa Kỳ – nhân danh dân chủ mà tiến hành chiến tranh, là những cuộc chiến tranh vì nguyên liệu đã được cải trang. Và Trung Quốc không chỉ xấu, ngay cả khi chúng ta ở Phương Tây hay thích phỉ báng đất nước đó, vì nó khác biệt tới như thế và thành công tới như thế.
Đặc biệt Hoa Kỳ đã đẩy Trung Quốc vào trong một vai trò mà nó hoàn toàn không muốn đóng. Vì trong những năm vừa qua, Mỹ đã áp dụng một chiến thuật bao vây, tạo đồng minh và đối tác với hầu hết các láng giềng của Trung Quốc – từ Nhật Bản qua Đông Nam Á cho tới Ấn Độ. Điều đó làm cho người Trung Quốc lo lắng và thúc đẩy họ đi tới những trò chơi quyền lực nhỏ ở biển Hoa Đông và biển Đông. Qua đó, một vòng xoáy leo thang đã thành hình ở Viễn Đông mà xung đột quân sự có thể đứng ở cuối của nó.
Châu Âu thờ ơ đứng xem những hoạt động này, như thể tất cả những điều đó, cách quê nhà thật xa, chẳng có liên quan gì tới chúng ta cả. Cái chính là chúng ta – và trước hết là người Đức – kinh doanh ở đó. Không có Trung Quốc thì ví dụ như các ngành công nghiệp thường được phô trương của chúng ta, ô tô và chế tạo máy, sẽ hoạt động tương đối không được tốt. Nếu Trung Quốc không mua thì chúng ta sẽ không vượt qua khủng hoảng được một cách tốt như vậy.
Chính vì vậy mà chúng ta không được phép và không thể dửng dưng với những gì đang diễn ra ở châu Á. Đó chắc chắn không phải là lời kêu gọi người Âu hãy tham gia hoạt động quân sự hay mở rộng thẩm quyền của NATO từ Đại Tây Dương sang hướng Thái Bình Dương. Không, đó là một lời yêu cầu người Âu hãy hoạt động chính trị trong khu vực này.
Cuối cùng, chúng ta cần một chính sách của châu Âu cho châu Á. Người nhận giải Nobel Hòa bình 2012, Liên minh châu Âu, có thể đóng một vai trò xây dựng ở châu Âu. Cũng thuộc vào đó là việc châu Âu tác động làm giảm căng thẳng lên Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhì tuy đã bắt đầu, nhưng nó không bắt buộc phải chấm dứt bằng quân sự. Nó còn có thể được giải quyết bằng những biện pháp chính trị.
Berlin, tháng Hai 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét