Tin ngã ngửa
Mình ngã ngửa vì trời ơi hóa ra có ai cấm đâu nhể, cứ đặt niềm tin chến lược theo lời ông Nguyễn Thế Kỷ phó ban Tuyên giáo Trung ương khi trả lời báo BBC ( cái tờ báo mà báo Đời sống pháp luật khuyến dụ bà con không được đọc- bài này gỡ rồi): trả lời BBC, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, nói: "Tôi nói rất thực là tôi không biết về việc này.
Việc họ đưa lên hay đưa xuống thì chắc chắn là việc của họ. Còn tôi không có tác động bất cứ gì vào chuyện ấy."Ông Kỷ cũng khẳng định: "Tôi xin nói là Việt Nam có luật báo chí, thì các cơ quan báo chí, đặc biệt là các ông tổng biên tập hoạt động theo luật báo chí. Và họ có quyền đăng cái gì, không đăng cái gì theo luật". "Cơ quan truyền thông tự cân nhắc lấy, xem việc đó có lợi hay không, với sự bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, với trách nhiệm với đất nước." (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/02/140213_vietmedia_border_war.shtml)
Trưởng công an phường Linh Xuân, quận Thủ Đức cho biết: "Trong lúc đang làm việc thì Khởi lăn đùng ra giữa đất và được các chiến sĩ đưa đi cấp cứu”. Kinh nghiệm cho thấy, nếu khi nào ai có việc gì mà công an mời tới làm việc, cương quyết đứng thẳng, ngồi thẳng cho tới khi xong việc, cương quyết không được "lăn đùng" ngã ngửa ra đất mang tiếng anh em, nhớ chưa nào?(http://dantri.com.vn/xa-hoi/nhap-vien-vi-da-chan-thuong-sau-khi-lam-viec-voi-cong-an-837827.htm)
Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá.[1] Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-thế kỷ 18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa. Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim, chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim. Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội. Tóm lại tháp Rùa ở Hồ Hoàn Kiếm là như rứa nhưng mình đọc trên fb của nhà ngoại cảm Bích Hằng thì chị khoe:""Đêm nay (12/2/2014), với cái rét cắt da cắt thịt nhưng thời tiết đã không ngăn được bước chân của đoàn người bơi thuyền ra Tháp Rùa - Hồ Gươm để cầu nguyện cho Quốc Thái Dân An", "Hôm nay có các vị lãnh đạo của trung ương và tp Hà Nội ra làm lễ cầu an đầu năm cho nhân dân, cho đất nước"....là răng ta?
Cặp vợ chồng nghệ sĩ Thanh Thúy- Đức Trịnh đã công bố trên báo chí cho bà con cả nước biết là đêm nào cũng nắm tay nhau, hôn nhau phát đã mới đi ngủ các bác ạ, rứa là cứ nắm tay nhau rồi hôn nhau rồi đi ngủ, hôm sau lại nắm tay nhau, lại hôn nhau lại đi ngủ, hôm sau nữa cũng rứa, tài ....nghe mà ngã ngửa luôn, nói như bà con Nam Bộ, anh chị giờ rảnh quá ha. (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140213/thanh-thuy-duc-thinh-van-nam-tay-hon-nhau-truoc-khi-ngu.aspx)
Nước nhà đang trùng điệp lễ hội, lễ hội nào cũng ùn ùn những người là người, ngay như Lễ khai ấn đền Trần, nghe báo Tiền Phong miêu tả mà ngã ngửa cứ như trận lũy chống ngoại xâm ""TPO - Sáng 13/2 (14 tháng Giêng) có mặt tại đền Trần, Nam Định chúng ta có thể thấy công tác bảo vệ ở đây được thiết lập nghiêm ngặt. Hệ thống hàng rào, lưới b40 cùng lực lượng cảnh sát bố ráp chặt chẽ để bảo vệ khu vực này." Cảm động quá, fb Nguyễn Hồng Kiên bình "Chỉ cần lập chiến lũy bao cát nữa là có thể tái hiện chiến tranh bảo vệ biên giới 1979, nhỉ? ".
Nhưng điều mà mình ngã ngửa là có duy nhất một lễ hội rất vắng người tới, đặc biệt là không hề thấy một xe biển xanh nào đến coi ( rất gương mẫu), đó là lễ khai hội Minh Thề tại chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng). Lễ hội này tái dựng lại những nghi lễ để những người cán bộ, người có chức sắc trong làng thề trước dân sẽ làm việc thanh liêm, chính trực, không tham nhũng, tư túi của công và không dùng quyền uy bức ép nhân dân. Du khách đến với lễ hội cũng không phải để cầu lộc, cầu an mà để chứng kiến, giám sát lời thề của “quan” trong làng và cũng thề “sống trung thực, ngay thẳng”. Hèn chi.(http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/593502/khai-hoi-the-khong-tham-nhung.html)
Nguyễn Quang Vinh
Ảnh:
Ấn tượng đến ngã ngửa vì Bản sắc văn hóa Việt là Những pha tranh cướp kinh hoàng ở lễ hội Hiền Quan tại hội làng ở Phú Thọ chiều 12/2.
Để cướp được quả phết may mắn, hàng nghìn thanh niên sẵn sàng giẫm đạp, dọa nạt, thậm chí ẩu đả lẫn nhau.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét