Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Công báo:

Yahoo blog đã giữ lời hứa, mình đã chuyển được toàn bộ bài và ảnh về. Đây là một ví dụ, bạn nào muốn nên làm ngay đi!

CHO CÁC THIÊN THẦN CHỜ ĐỢI

Category: Thơ, Tag:
08/19/2012 08:02 am
  


Ngày mưa
Những thiên thần sợ ướt đôi cánh đẹp
Không bay quanh bầu trời
Hát những bài tụng ca nối tiếp
Thường bắt đầu bằng rề-Phá-Son..
 Sợ rách làn cánh mỏng của mình
Không được như cánh chuồn chuồn đạp nước
Vì thiếu sinh lực và luôn xanh xao
Còn phải để dành cho chuyến du hành nơi thiên đường mơ ước?
 Một em hỏi:Thiên đường là đâu, vé có cần khứ hồi không nhỉ?
Mình không biết trả lời sao!
Vì chưa từng một lần chuyện trò cùng  quỷ dữ!
 Đột nhiên sấm nổ vang trời
Phố Lò Đúc bất ngờ ngả xuống vài cây..
Một người chưa rõ họ tên vừa chia tay cõi tạm..
Trong mưa người ấy về trời!
 Nghĩ đến cõi thiên đường tự nhiên thấy nản
Phải chăng thiên đường là cõi này?
hở những thiên thần khạo khờ và ham vui?
 
  CŨNG CÓ LÚC THI SĨ CHẬP CHỜN NHƯ NGỌN NẾN 
                              Truyện cực ngắn của LVT
Thi sĩ và nàng cùng nhau ăn tối. Một ngọn nến lung linh lãng mạn, hơi nóng từ ngọn nến và thức ăn làm thành một màn hơi nước mỏng nhẹ giữa hai người
Nàng nhắm mắt: Sao chàng không hôn em như những cặp tình nhân xung quanh?
Thi sĩ tranh thủ lúc nàng nhắm mắt, gọi cô hầu bàn rót thêm rượu vang và kéo cô vào lòng hôn đắm đuối. Nụ hôn tuôn tràn như rượu trên môi. Cô hầu bàn gỡ thi sĩ ra, lau mép và bỏ đi
Khi nàng mở mắt, thi sĩ mỉm cười nghiêng người ra phía trước để hôn nàng. Nhưng đôi môi nàng đã đóng băng. Lạnh buốt như những câu thơ của thi sĩ
Thi sĩ chợt nhận ra đôi môi của mình đã khô héo và nhăn nheo. Chàng cũng không hiểu tại sao đôi môi vừa tươi hồng nhai cắn của chàng hồi nãy giờ hoá ra như vậy? Không lẽ đôi môi cũng biết cách dối trá chơi trò hai mặt như những bài thơ chàng hay viết để tham dự hội thảo?
Nàng cười, ồ chàng thật là một người tình khốn khổ & tội nghiệp


KHI BỊ BỎ BÙA MÊ, THI SĨ LÀM SAO ĐỂ THOÁT RA?

Thi sĩ bị bao quanh bởi một bức tường lửa đã ngàn năm tuổi. Chỉ có thể ngước nhìn lên cao. Nhìn lên cao miết nhiều kẻ hoá tâm thần hoang tưởng, quên mất câu ếch ngồi đáy giếng. Nên hình ảnh thi sĩ hay thấy là mặt trăng vào lúc nửa đêm. Một lần thi sĩ tình cờ phát hiện một cánh cửa, thi sĩ lấy hết sức đẩy ra
 Có một khoảng sân, thi sĩ kêu to mong tìm người cứu. Chỉ có mặt trăng và đám mây che ngang, một con cú kêu đêm, một gốc cây đang rên rỉ. Nhưng thi sĩ không quan tâm, chàng cố nhìn xa xa thì thấy có một con rồng đang phun mưa gọi gió giống như bây giờ không phải thế kỷ 21 mà là ờ trong cổ tích. Cũng tại lúc nào thi sĩ cũng nghĩ mình đang ở thiên đường. . Ngay cả Adam & Eva không có quần áo mặc, làm gì nói gì ăn gì cũng bị cấm mà cứ ngỡ mình đang ở thiên đường, thì thi sĩ ở thiên đường chứ còn ở đâu?
 Thi sĩ vẫn cố gắng tìm đường thoát
 Không phải chỉ cây cối, cú mèo hay rồng rắn mà thi sĩ còn gặp hai cô gái. Mừng rỡ, thi sĩ hỏi đường trốn thoát khỏi lâu đài thành quách mà thật ra là nhà tù giả dạng này
 Nàng là ai? Thi sĩ hỏi. Chúng em là Sự Thật và Tự Làm Lấy Mà Ăn
 Và hai nàng dẫn thi sĩ trốn thoát ra khỏi chốn bùa mê
                                                                 MỘT CUỘC HÔN NHÂN CỦA THI SĨ VỚI QUYỀN LỰC
 Chàng là ai? Một thiếu phụ nhìn thi sĩ và hỏi
Thi sĩ bật cười. Chàng không hiểu vì sao trên đời này có kẻ không biết chàng. Chàng nhìn kỹ thiếu phụ, với một nụ cười rộng miệng hết cỡ, cánh tay gân guốc như vận động viên cử tạ, chân ngoằn ngoèo như vận động viên thể dục nhịp điệu, mắt đỏ như vận động viên bắn cung, gò má cao như ứng cử viên hoa hậu, miệng lép nhép như ứng cử viên ca sĩ... Nói chung là đủ thứ hình ảnh hiện về làm thi sĩ hoảng sợ
Thi sĩ kêu to: Cút đi, đồ chó cái. Ngươi là địa ngục
Quá muộn rồi. Chồng của thiếu phụ xuất hiện phía sau lưng thi sĩ, hai cánh tay vòng xung quanh eo của chàng, siết nhẹ. Hôm qua chàng đã làm tình cả đêm mà quên ư? Chàng đã ghim cái gai của chàng vào da thịt đen đúa kia của nàng đến tứa máu mà quên ư?
Thi sĩ khóc, không biết liệu còn có ai tin vào nước mắt?
Thiếu phụ chớp mắt. Hai mắt của thi sĩ cũng chớp theo nàng, sau đó thiếu phụ tan vào thi sĩ như khi chàng soi gương. Hai mắt thi sĩ ngượng nghịu núp sau gọng kính trắng, chàng chạy trốn nhưng sau này người đời cứ tưởng chàng đeo kính vì đọc nhiều sách thánh hiền. Chỉ có nàng là biết thi sĩ bây giờ nhiều khi không phân biệt được mấy chữ tiền nhân hay tiền mặt


 

Tại sao Tây Tạng ?

Thanh Niên Online – Thứ sáu, ngày 17 tháng tám năm 2012

Thanh Niên ngày 31.7.2012 đăng tin chính quyền Trung Quốc cấm du khách 6 nước: Anh, Na Uy, Áo, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam đến Tây Tạng mà không cho biết lý do vì sao đưa ra lệnh cấm này.


Câu hỏi được đặt ra là, trên thế giới có hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng vì sao chỉ có 6 nước nêu trên bị cấm, và cấm đến Tây Tạng chứ không một vùng đất nào khác trên lãnh thổ rộng mênh mông của Trung Quốc?
Tây Tạng là một vùng đất “nhạy cảm” xét về lịch sử trong quá khứ và cả những gì diễn ra hiện nay. Trung Quốc thế kỷ 21 có khá nhiều “vùng nhạy cảm” chứ không riêng gì Tây Tạng. Tân Cương với thủ phủ Urumqui là một ví dụ. Những cuộc đụng độ sắc tộc nảy lửa diễn ra giữa cư dân bản xứ theo đạo Hồi với người Hán ở Urumqui trước đây cũng khiến cho chính quyền Trung Quốc ra quyết định cấm du khách bén mảng đến vùng đất này, nhất là nhà báo. Tôi chưa có dịp đến Tân Cương, nhưng Tây Tạng thì có. Bất kể du khách vào Tây Tạng bằng đường nào cũng đều phải có giấy phép đặc biệt do cơ quan chuyên trách ở Bắc Kinh cấp. Nếu một người ngoại quốc vào được Tây Tạng mà chưa có giấy phép, khi bị phát hiện sẽ gặp rắc rối to, thậm chí bị coi là gián điệp. Tây Tạng vốn là vùng đất Phật mà nay ra nông nỗi như vậy há phải có nguyên nhân?
Ngày 25.7.2012, TS Mai Hồng - nguyên Trưởng phòng Tư liệu thuộc Viện Hán Nôm đã tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ xuất bản ở Thượng Hải năm 1904 và tái bản 1910 dưới triều đại nhà Thanh. Tấm bản đồ ấy chỉ rõ: cực nam đất nước Trung Hoa thời bấy giờ là Nhai Châu, một địa danh thuộc đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Thế rồi một ngày nọ, Trung Quốc trưng ra tấm bản đồ lạ hoắc có 9 đoạn bao gần hết biển Đông, còn gọi là đường lưỡi bò, “liếm” luôn 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chuyện chưa dừng lại ở đó. Căn cứ vào những tấm bản đồ địa chính trị xuất bản vào đời nhà Thanh đầu thế kỷ 20 ở Trung Hoa, Tây Tạng với thủ phủ Lhasa vẫn còn là một quốc gia độc lập.
  Một góc thủ phủ Lhasa của Tây Tạng - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
  Nguyện cầu trước cung điện Potala - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
Nỗi đau Lhasa
Ngày 22.2.1940, cậu bé 5 tuổi tên Tenzin Gyatso xuất thân trong một gia đình nông dân miền bắc Tây Tạng - hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, đã được tôn lên ngôi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trong một nghi thức trang trọng ngay tại thánh địa Lhasa. Tây Tạng lúc ấy chịu ảnh hưởng của đế quốc Anh, đang thâu tóm một vùng rộng lớn bao gồm cả Ấn Độ, Nepal, Butan và Miến Điện (Myanmar) - những quốc gia sát nách Tây Tạng. Năm 1947, Ấn Độ tuyên bố độc lập, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Anh. Kể từ đây, người Anh mất dần ảnh hưởng ở Tây Tạng. Thời điểm này cũng bước vào giai đoạn cuối của cuộc nội chiến Trung Hoa giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Năm 1949, Mao Trạch Đông giải phóng Trung Hoa lục địa, đuổi Quốc dân đảng và Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan cho đến tận ngày nay. Theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc hiện nay, Đài Loan là “vùng đất không thể tách rời” đối với Trung Hoa lục địa. Theo lịch sử địa chính trị thì Đài Loan thuộc Trung Hoa từ thời xa xưa, vấn đề ở chỗ “sáp nhập” theo cách nào mà thôi. Thế còn Tây Tạng?
Tháng 10.1950 tức là chỉ mới 1 năm sau khi giải phóng Trung Hoa lục địa, 80.000 binh lính Trung Quốc bắt đầu tràn qua và chỉ đúng 1 năm sau, tháng 10.1951, Mao Trạch Đông đã kiểm soát thủ phủ Lhasa - trái tim của Tây Tạng. Trước tình cảnh đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 vẫn theo đuổi chính sách biến Tây Tạng thành vùng đất trung lập nhưng có vẻ khó thành hiện thực. Năm 1954, Đạt Lai Lạt Ma thân chinh đến Bắc Kinh để diện kiến lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông. Ngài lưu trú ở Bắc Kinh cả tháng trời để tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài cho vùng đất Tây Tạng thời hiện đại vốn xa lạ với chuyện binh đao, giết chóc.
Chuyến đi ấy của vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng chẳng hứa hẹn điều gì sáng sủa cho số phận của vùng cao nguyên lạnh giá. Đạt Lai Lạt Ma về đến Tây Tạng với tâm trạng nặng trĩu, bất an vì lúc này người ta có thể ngửi thấy “mùi chiến tranh” phảng phất khắp thủ phủ Lhasa. Và chuyện gì đến cũng đã đến. Tháng 3.1959, binh lính Trung Quốc với số đông áp đảo đã đồng loạt nổ súng và làm chủ hoàn toàn Lhasa trước sự kháng cự yếu ớt của binh sĩ “nghiệp dư” Tây Tạng. Trước khi chiến sự nổ ra, Đạt Lai Lạt Ma 14 đã kịp cải trang và cùng đoàn tùy tùng rời khỏi Lhasa. Sau nửa tháng di chuyển bằng đường bộ băng qua dãy Hy Mã Lạp Sơn, ngài đến Dharamsala, vùng đông - bắc Ấn Độ sống lưu vong cho đến ngày nay. Có người gọi Dharamsala là “Little Lhasa”.
Đoàn Xuân Hải


 
Địa Ngục Biến Tướng Đồ at 08/22/2012 01:27 pm comment
blog co 2 cu gia sanh điêu qua đi xe
Thường Dân núi Tản at 08/22/2012 06:19 pm reply
Chỉ là minh họa thêm vui thôi mà!
PhongVân at 08/20/2012 03:10 am comment
Đời người như cánh phù du.. sao mà cứ mãi hơn thua là gì .. em chúc anh HG đêm ngon giấc nhé́.
Thường Dân núi Tản at 08/20/2012 04:32 pm reply
Đời người như cánh phù du.. sao mà cứ mãi hơn thua là gì .. Cũng không hẳn là như vậy, mỗi giây phút trên cuộc đời này, nếu biết trân trọng cũng rất ý nghĩa. Không phải ganh gét, tỵ hiềm hay đố kỵ mà có được. Cốt yếu vẫn là nỗ lực của mỗi cá nhân, cho dù mọi thứ mai này cũng hòa vào cát bui. Một cuộc chơi ngắn ngủi có giá trị riêng của nó. Cảm ơn PV đã chia sẻ và chúc em luôn may mắn và thành công trong cuộc sống!
kimle at 08/19/2012 09:14 am comment
Dẫu là cõi tạm nhưng người lưu luyến Thiên đường chăng...? hay địa ngục trần gian? Hãy cứ vui ... những khoảnh khắc nhẹ nhàng Hồn bay bổng gởi vần thơ theo gió Dẫu cõi tạm ... vẫn còn bao ghi nhớ Hạnh phúc là đây... đau khổ cũng là đây Niềm vui nhỏ nhưng tâm hồn rộng mở Chắt chiu từng ngày ... đó những mê say... kimle Em ghé qua đọc entry mới của anh, tạm họa vài câu chia xẻ những băn khoăn với anh, chúc vui và bình yên trong tâm mỗi ngày
Thường Dân núi Tản at 08/19/2012 12:43 pm reply
Em đã giúp nói những điều chưa kịp nói. C

Không có nhận xét nào: