Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Nếu Mỹ bỏ cấm vận vũ khí, Việt Nam nên làm gì? TRẦN NGHĨA SƠN

TRẦN NGHĨA SƠN

(GDVN) - Có khả năng Mỹ sắp bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường khả năng quốc phòng bằng vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ.

BBC dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn Mỹ AP cho biết: Ted Osius, người sắp trở thành đại sứ mới của Mỹ ở Việt Nam, phát biểu hôm thứ Ba ngày 17/6 rằng có thể đã đến lúc Washington xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Theo hãng tin này bất cứ động thái dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí nào đối với Việt Nam có thể sẽ làm cho Trung Quốc, vốn đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên Biển Đông, tức giận.

Hồi năm 2007, Mỹ đã mở đường cho việc buôn bán vũ khí phòng vệ không sát thương cho Việt Nam tùy từng trường hợp nhưng vẫn cấm bán hay chuyển giao vũ khi sát thương cho Việt Nam.
Ted Osius, người sắp trở thành đại sứ mới của Mỹ ở Việt Nam (Ảnh: danviet.vn)
Nếu điều đó (việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương) được phía Mỹ thực hiện thì Việt Nam nên tận dụng nó như thế nào? Chắc chắn nhiều người Việt sẽ hô lên ngay: Thì ta mua vũ khí của Hoa Kỳ chứ còn gì nữa!
Ai cũng biết là vũ khí Mỹ rất hiện đại, là số một thế giới. Một quân đội kiên cường, có kinh nghiệm chiến đấu như Quân đội Việt Nam mà lại được trang bị vũ khí hiện đại của Mỹ thì quá ngon rồi!
Vấn đề là ta mua loại vũ khí gì? Lúc nào mua, và mua bằng cách nào? 
Nhu cầu quốc phòng của Việt Nam
Bất cứ quốc gia nào cũng phải lo củng cố quốc phòng. Đối với Việt Nam thì điều đó lại càng cấp thiết, nhất là trong tình hình Trung Quốc ngày càng lộ rõ dã tâm của họ trên Biển Đông.
Để đáp ứng với nhu cầu phòng vệ trong tình hình mới, Việt Nam đã đầu tư mạnh để phát triển năng lực quốc phòng, trong đó đặc biệt quan tâm đến hải quân và không quân. Quân đội Việt Nam, giờ đây, đã có khả năng tác chiến trong không gian ba chiều: trên không, trên mặt biển, và dưới mặt biển.
Hiện nay, quân đội Việt Nam, đã có khả năng tác chiến trong không gian ba chiều: trên không, trên mặt biển, và dưới mặt biển. Trong ảnh là tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội của Việt Nam, tại quân cảng Cam Ranh. (Ảnh: nld.com.vn)
Tuy vậy, lục quân của Việt Nam chưa được đầu tư nhiều. Điều này có lẽ một phần do khả năng tài chính của đất nước có hạn, nhưng cũng có thể là do cách nhìn nhận có phần chủ quan của các nhà hoạch định quân sự chăng?
Một câu nói kinh điển của các nhà quân sự là: “Muốn có hòa bình, phải chuẩn bị cho chiến tranh”. Vậy trong sự chuẩn bị của Việt Nam còn có chỗ nào chưa tốt không?

Trả lời những câu hỏi này cần một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo, tăng khả năng tác chiến cho quân đội bằng các loại vũ khí phù hợp. Ở đây, lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ nếu được dỡ bỏ, là một trong những điều kiện thuận lợi với ta.











































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: