Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Truyện ngắn phải như này không?

LỘN CÁI ĐỀ.




Làng Gô độ này vắng vẻ. Hoang vắng suốt từ sáng sớm đến đêm khuya. Khắp làng tịnh không một tiếng tiếng gà gáy ban sớm, tiếng chó sủa ban đêm; thậm chí không có cả mùi phân trâu thum thủm trên con đường làng lát gạch màu đỏ còn tươi roi rói như hồi mấy tháng trước. Trong làng chỉ còn vài tiếng trẻ trâu nô đùa, tiếng trẻ chí chóe rộ lên giây lát rồi lại lọt thõm vào thinh không vắng lặng. Văng vẳng cuối làng có tiếng một người gào rú, giọng ồ ồ không phân biệt được giọng nói là người già hay người trẻ, nhưng hẳn là không phải giọng đàn bà:

…Ta lên Thăng Long, niềm vui lồng lộng
Cười hân hoan, ăn nói bi bô
Ai có chê, có bỉ, có hoan hô
Ta cũng kệ, chỉ một người là đủ
Ta mơ một ngày hôn bầu vú… 

Đó là những lời kinh sợ của người hẳn phải có thần kinh không bình thường. 

Người già làng Sen bên cạnh, nói: “Làng đấy có dớp, cứ ai đến ở là dăm bữa nửa tháng sau phát bệnh điên. Người ta hãi, bỏ đi sạch. Chỉ còn lại toàn người thần kinh”. 

Đúng là người làng bỏ đi sạch. Ban ngày ở làng chỉ có bọn trẻ chăn trâu đến nô đùa. Lũ ranh con đấy chả biết sợ ma quỷ là gì. 

Làng Gô trước đây là một bãi đất hoang, cây cối rậm rạp um tùm xen kẽ với những mồ mả vô thừa nhận chả biết có từ bao giờ. Người làng Sen ngay cạnh cũng ít khi lai vãng tới bãi đất hoang vu đầy tử khí đó. Chỉ có ngày rằm tháng Bảy xá tội vong nhân là bãi đất có người, người ta mang đồ đến cúng cô hồn. Đến hôm sau là bãi đất lại vắng tanh, đồ cúng hôm trước chỉ còn lại vương vãi lá bánh và vỏ trái cây rải rác. 

Ba tháng trước đây, có một tay Việt kiều quê gốc làng Sen từ bên Mỹ về thăm làng. Hắn có khuôn mặt chữ điền đầy vẻ dữ tợn, cặp mắt hơi sếch dưới cặp lông mày rậm hình lưỡi mác. Với hàng râu quai nón được cạo nhẵn nhụi và chiếc áo sơ mi màu vàng tươi chói chang y như màu áo của vua chúa ngày xưa, trông hắn rõ là kẻ phong lưu lắm tiền nhiều bạc. 

Tên hắn là Gô. Charlie Gô.


Gô về làng Sen lần này không phải lần đầu. Thường mỗi năm hắn về tới dăm ba bận. Cứ mỗi khi hắn về là cả làng lại thấy ông Chủ tịch, ông Bí thư, ông Trưởng công an, bà Chủ tịch hội phụ nữ, cụ Hội trưởng hội phụ lão… cả thảy cứ rộn lên, tay bắt mặt mừng đón tiếp hắn long trọng ở Ủy ban. 

Long trọng là bởi nghe nói hắn công đức cho làng nhiều tiền lắm. Ông chủ tịch có lần tuyên bố trên Loa truyền thanh rằng ông Charlie Gô quốc tịch Mỹ là Việt kiều yêu nước, nay trở về đầu tư xây dựng quê hương. 

Nhưng lần này hắn về thì hơi khác. Thấy các vị cán bộ trong làng tỏ vẻ đăm chiêu, dè dặt chứ không mừng rỡ tiếp hắn như mọi bận. Rồi đến tối, cả làng Sen nghe giọng hắn oang oang, cãi nhau với ông Chủ tịch Sen trên Ủy ban. Giọng ông Chủ tịch cũng oang oang không kém. Ra họ đang cãi nhau trên bàn nhậu. 

Hóa ra ông Gô đòi ông Chủ tịch Sen, đòi làng phải bán đất cho ông. Giá nào ông cũng mua. Nhưng hỡi ôi, làng còn đất trống đâu mà bán cho ông. Ông Chủ tịch gọi bác Trưởng công an phụ trách hộ tịch đến, họ cùng giở sổ hộ khẩu ra đếm. Cả làng ngót ba trăm hộ, gần 2 ngàn người. Mỗi người chia bình quân chưa đầy 15 mét vuông đất thổ cư. Lấy đâu ra đất nữa mà bán. Chả lẽ lại đuổi dân đi nơi khác. Mà đuổi họ đi đâu? Có phải cứ có tiền là mua gì cũng được đâu. 

Mà thực ra, ông Chủ tịch Sen cũng chả biết tay Việt kiều Gô mua đất làm gì mà lắm thế. Đòi mua cả làng. 

Cuối cùng thì cuộc họp giữa ông Chủ tịch và ông Việt kiều cũng kết thúc. Thỏa thuận là ông Gô sẽ lấy bãi đất hoang vô chủ đầy mồ mả kia. Ông không phải giả tiền cho làng. Nhưng đổi lại, ông sẽ phải xây dựng cơ sở hạ tầng điện đường trường trạm để ông Sen san bớt dân sang bên đó. 

Thế nên bãi đất hoang đó mới trở thành làng Gô. Gọi là làng Gô, nhưng thực ra toàn dân làng Sen sang đó ở. Dần dần có thêm dăm kẻ ngụ cư ở nơi khác cũng đến làng Gô mà sinh sống. Lúc cao điểm, làng cũng tới cả trăm người. 

Không hổ danh là Việt kiều yêu nước, mà yêu nước là yêu CNXH, ông Gô lập đề án xây dựng làng Gô theo mô hình làng XHCN thí điểm trên toàn quốc trình UBND huyện. Đất thì là đất hoang vô chủ, tiền thì ông tự bỏ ra nên trên huyện đồng ý ngay tắp lự. Thế là thành cái làng Gô ngày hôm nay. 

Ông Gô là người đi rộng biết nhiều, ông thuê hẳn tư vấn Việt kiều Mỹ làm quy họach. Đường sá đâu ra đấy. Điện - đường - trường - trạm đủ cả. Cổng làng sơn màu đỏ, giữa có ngôi sao năm cánh sơn màu vàng. Tường rào cũng xây gạch đỏ, đường làng lát gạch đỏ. Cả làng Gô nhuộm một màu máu đỏ. 

Làng Gô xây xong hóa ra lại đẹp hơn làng Sen, rộng rãi quy củ hơn, mật độ xây dựng thấp, dân cư thì ít nên thông thóang hơn hẳn. 

Sau khi làng xây xong, ông Gô nhìn ngắm làng mới của mình ra chiều mãn nguyện.


Hôm khai trương, ông mời toàn thể dân làng đến dự, Gô trình bày trước toàn thể dân làng đề án xây dựng làng XHCN của ông theo phương thức tự quản. Ở làng Gô không có Chủ tịch, không có Bí thư, không có Công an, không có dân quân…, tất cả đều do dân làng tự đảm nhận và quản lý. Ông Gô chỉ nhận là người giám hộ chứ ông không phải là chủ làng. Ông nói: 

“Làng Sen bên kia sông là làng cộng sản chuyên chính. Đã chuyên chính ắt phải độc tài chuyên chế. Đã độc tài chuyên chế ắt có cảnh đầu rơi, máu chảy; có cảnh dân chúng khóc than óan hờn. Làng Gô ta là làng cộng sản tuyệt đối nguyên thủy, không có giai cấp, không có xã hội, không có ai bóc lột, ức hiếp dân làng”. Ông còn trích Bản tuyên ngôn độc lập 1946 ra đọc cho dân làng: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ cái quyền không thể xâm phạm được; đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”. 

Sau đó Gô kể cho dân làng nghe cuộc đời họat động cách mạng của ông. Từ Mã-Lại-Á đến Nam-Dương, từ Bắc-Mỹ đến Ai-Cập, nơi đâu ông cũng từng đi thực tế và truyền bá tư tưởng cộng sản nguyên thủy của mình trên khắp thế giới. Ông kể về sự đói nghèo của nước Mỹ, những người dân Mỹ đang rên xiết dưới ách đô hộ của giai cấp tư bản bóc lột. Ông khóc khi nghĩ đến những người dân phải chạy trốn khi không chịu nổi cuộc sống dưới ách tư bản chủ nghĩa: 

"Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời 
Không thấy nhà, không thấy cây 
Không thấy người ở đó?".

Dân làng xúc động lắm, vỗ tay khen ngợi ông nhiệt liệt. Quả là một người phi thường, học rộng tài cao, đi suốt năm châu bốn biển vẫn nhớ về làng Gô quê nhà, vẫn quyết tâm xây dựng làng Gô thành làng điển hình tiên tiến XHCN mang đậm màu sắc cộng sản nguyên thủy. Khi ông mỏi miệng, trợ lý của ông, cậu Hấp lên tiếng nói tiếp: 

“Làng Gô ta như một khu vườn, có rau và có cỏ. Mỗi dân làng cũng như là một ngọn cỏ, cần thời gian, cần công sức nó mới thành rau. Rau nhiều và tươi tốt thì cỏ sẽ hết đất sống. Chúng em ở đây tin tưởng rằng các loại cỏ có thể biến thành một loại rau gì đấy, nếu như có thời gian và cố gắng!”. 

Dân làng hơi ngạc nhiên. Trước đây họ vẫn nghĩ rằng cỏ là cỏ và rau là rau. Rau thì để ăn còn cỏ thì phải nhổ tận gốc. Ấy vậy mà nay họ biết thêm một chuyện, đó là nếu cỏ mà biết cách chăm bón, biết cố gắng, biết rèn luyện thì cỏ sẽ biến thành rau. Nghĩa là thứ có thể ăn được. Thật là ý tưởng mới. Thật là những người cộng sản

Làng Gô bước vào một cuộc sống mới. Cuộc đời của họ đã sang trang. Không còn áp bức, không còn bóc lột, không còn phải đóng thuế nông nghiệp, không còn cảnh dân quân hàng đêm đi bắt người giam vào chuồng trâu vì tội nợ thuế nghĩa vụ. Ban ngày nhân dân hăng say làm việc, lao động sản xuất biến cỏ thành rau. Buổi tối họ tham gia các họat động văn - thể - mỹ nhộn nhịp tưng bừng. Làng vui chơi, làng ca hát. Thi hát dân ca, hát xoan, hát ghẹo, thi làm thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú. Thỉnh thỏang, ông Gô còn mời nhà sư về nói chuyện với dân làng về Duyên khởi, Vô ngã và Phật pháp. Chẳng mấy ai hiểu nhưng ai ai cũng gật gù rằng nhà sư nói phải lắm, duyên lắm. 

Và họ tin tưởng vào tương lai tươi sáng của làng Gô.


Ông chủ tịch Sen thì từ ngày có làng Gô, ông đâm ghét gã Việt kiều Gô thậm tệ. Trước đây dân làng họ sợ ông, bởi ở làng quyền ông to lắm. Ông bắt thằng nào chết, thằng ấy chết ngay tắp lự. Ấy vậy mà từ khi có làng Gô, dân họ chả sợ ông nữa. Ông quát họ 1 tiếng, họ bỏ sang Gô ngay. Ông căm Gô lắm. Ông thề không bao giờ bước chân sang bên đó. 

Dân làng Gô đa phần là người làng Sen. Họ nghe theo tiếng gọi của Việt kiều Charlie Gô mà chuyển sang làng Gô lập nghiệp. Tuy vậy, dân ta vốn tính cẩn trọng nên mặc dù chuyển nhà sang làng Gô nhưng vẫn giữ nếp nhà xưa ở Sen. Được cái 2 làng cách nhau có con sông nhỏ, lội ào là qua nên cư dân 2 làng qua lại luôn luôn. Nhiều người có nhà ở cả 2 nơi. 

Ông chủ tịch Sen thấy dân làng chuyển nhà sang Gô nhiều quá, đâm hỏang. Ông thầm nghĩ: “Mình ngu quá! Vớ vẩn dân làng mình nó đi sang bên kia mẹ nó hết, thì mình làm Chủ tịch với ma à. Biết thế khi xưa đ:éo cắt đất cho thằng Gô nữa cho xong. Đúng là đ:éo cái dại nào giống cái dại nào!”. Và ông tự vả vào mặt mình mấy cái đến đỏ cả má. Ông suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng ông quyết lên Loa phóng thanh xin lỗi dân làng. Ông thú nhận: “Nguyên tắc bảo thủ và độc tài, đó là tôi. Tôi đôi khi vì quá tay mà đánh nhầm người tốt. Tôi là kẻ có lỗi trước tiên. Tôi thành thật xin lỗi...”.

Nhưng dân làng chả mấy ai tin lời ông. Miệng quan – trôn trẻ. Ông ấy mị dân thế thôi chứ dăm bữa nửa lại đâu hòan đấy. Tính ông ấy ra sao, tôi lạ gì nữa. Dân làng nghĩ thầm thế trong bụng. Và họ bắt đầu so sánh Chủ tịch Sen và gã Việt kiều Gô. Ông Gô rõ ràng là hơn hẳn. Ông giàu có nhưng tác phong lại bình dân, ăn nói dịu dàng, biết nghe lời bà con chứ không quan liêu, khinh người như ông Sen. Và họ đặt vè để chửi khéo ông Sen: 

“Mỗi người làm việc chết bu
Cho ông Chủ tịch Lè-su[1], Vơ-tù[2]”

Và làng Gô càng ngày càng đông vui nhộn nhịp. Tiếng lành đồn xa. Một đồn mười, mười đồn trăm. Danh tiếng làng Gô bay đi muôn nơi, người dân tứ xứ tíu tít đua nhau đổ về Gô lập nghiệp. Trong số đó có cả những người dân làng Sen cũ, khi xưa bị Chủ tịch Sen trục xuất khỏi làng mà phiêu bạt khắp nơi. Giờ tất cả họ tụ hội về làng Gô. Ông Gô hãnh diện lắm. 

Để xứng đáng là một làng dân chủ, ông Gô mở Diễn đàn trưng cầu dân ý. Nhân dân tích cực tham gia thảo luận công khai, góp ý kiến xây dựng làng thành một tổ chức đi tiên phong về dân chủ. Người dân tứ xứ vẫn tấp nập đổ về làng Gô đăng ký hộ khẩu và góp ý kiến trong Diễn đàn của làng. Kết thúc cuộc trưng cầu, Gô tuyên bố: 

“Cảm ơn các bác đã góp ý cho diễn đàn. Hiện nay số lượng bà con đã lên đến 756 người, một con số vượt quá chờ đợi. Chúng em nghĩ là khoảng 800 là maximum và chắc sẽ mất khoảng ít nhất 1 tháng mới đạt được đến con số đấy. Nay số 800 đã gần tới, chúng em đang thảo luận xem nên tạm ngưng việc đăng ký hộ khẩu mới trong thời gian 24h tới, vô thời hạn đến lúc mọi việc đã ổn định hơn. Thông báo sẽ được đăng tải trên các phuơng tiện thông tin đại chúng cụ thể là loa phóng thanh một khi có quyết định chính thức.”

Trong đầu ông thì nghĩ: “Con bà nó ở đâu ra mà lắm người thế nhỉ, mình thấy từ sáng đến giờ số khách tăng vọt lên. Thế này chết tiền mình”.

Làng Gô tưng bừng như thế được già một tháng.


Sang đến cuối tháng thứ 2 thì Gô xảy ra chuyện. Chuyện mụ Cả Sất dắt con về làng. 

Cả Sất vốn dĩ gái làng Sen. Hồi mới trổ mã, mụ đẹp ngổ ngáo man dại. Nghịch ngợm, nước da hơi nâu, tóc cắt ngắn như con trai, lại thêm tính dạn dĩ ngang ngạnh chứ không ngu đần như đa phần gái làng nên lũ giai làng thích Sất lắm, cứ tranh nhau tán tỉnh suốt. Cha mẹ mất sớm, anh chị em nhà mụ đều lấy vợ lấy chồng rồi đi biệt xứ nên ở làng, Sất chẳng còn ai thân thích. Chờ đến ngày đoạn tang cha, mụ tự tay đi bốc mộ rồi sau đó bỏ nhà đi biệt vào Nam một dạo. 

Ông Sen thương Sất lắm. Một năm sau khi Sất bỏ làng vào Nam, ông cất công nhờ người vào Nam dò la tin tức rồi gửi hẳn vé máy bay vào Nam cho Sất về. Ông đưa mụ quay về làng Sen, sắp xếp nơi ăn chốn ở đâu ra đấy rồi nhận làm em kết nghĩa rất là chu đáo. Sất cảm động trước tình cảm của ông Sen, mừng rỡ đến rơi nước mắt. Dân làng thấy thế, phục ông Sen là người nhân hậu. 

Kết nghĩa được dăm tháng, bữa nọ dân làng thấy họ cãi nhau thậm tệ. Cả Sất mặt mũi đỏ dừ, giang tay tay sa sả mắng mỏ, gọi ông Sen là “Đồ heo sâu béo lúc!” (béo núc??? – lời TG). Ông Sen vốn người điềm tĩnh, lại kín tiếng nên chẳng phản ứng gì. Ông lẳng lặng sai dân quân lôi Sất sềnh sệch ra khỏi làng, rồi ông tuyên bố từ mặt, cấm cửa quay về. Thế là Sất lại đi biệt tích. Nghe đâu lại quay vào Nam như hồi trước. 

Cả mấy tháng sau đó, dân làng xầm xì bàn tán. Mỗi người đoán mỗi kiểu. Nghe đâu hôm đó ông Sen chuốc Sất uống rượu say rồi dở trò làm nhục, Cả Sất chống cự được, cào ông rách cả má. Nhưng ấy là người làng đoán già đoán non chứ chẳng ai biết lý do thực sự. Chỉ thấy rằng sau cái đận ấy, ông Sen có vẻ buồn và uống rượu nhiều hơn trước. Mụ Sất thì vẫn biệt tăm biệt tích. Dần dần rồi chuyện đó cũng nhạt đi, chả mấy ai còn nhắc nữa. 

Mười mấy năm trôi qua. Bữa nay làng thấy Sất quay về Sen, tay dắt theo 1 thằng con trai. Mụ đòi về làng Sen, đòi ông Sen ra mà nhận con nhưng nhất định ông Sen không chịu. Ông vẫn cấm cửa hai mẹ con nhà Sất. Mãi không vào làng được, mụ Sất đành đưa con sang bên Gô tá túc. Dân làng nhớ lại chuyện cũ, lại xầm xì đoán già non: “Liệu thằng bé kia có phải con ông Sen không nhỉ?”. Vài người già có ý hỏi dò, nhưng ông Sen thì gạt phắt. Ông chửi Sất là con điên, con thần kinh, con mặt dày mày dạn, mày hoang tưởng rồi đổ điêu, vu oan giá họa cho ông. 

Sất đưa con về Gô. Ở dăm bữa rồi lại đi, thả thằng con ở lại, đánh tiếng trả con cho ông Sen. Thằng bé không có người thân thích, không nhà cửa nên cứ lê la vất vưởng khắp làng. Dân làng Gô thỉnh thoảng về Sen, có ý bóng gió khuyên ông Sen đón nó về mà nuôi kẻo tội nghiệp. Nhưng ông Sen lờ tịt, chẳng phản ứng gì. Dân làng lại đoán già đoán non: “Chắc nó không phải con ông ấy thật!”. Vả lại, nhìn cu cậu cũng không giống ông Sen là mấy. Thằng cu này da dẻ đen nhẻm, tóc rễ tre dựng đứng, mới ít tuổi mà đã râu ria, lông lá đầy mình. Nó hiền lành nhưng cục tính, nói năng thì toang toác, tính tình ngô nghê, hơi tý thì nghệch miệng cười hềnh hệch. Ông Sen thì vốn dáng người trắng trẻo nho nhã, đầu hơi ít tóc, phong cách từ tốn điềm đạm, tính tình kín đáo thâm nho. Khác nhau thế ắt chẳng thể là cùng dòng máu nữa là cha con. 

Thời gian cứ trôi, ông Sen vẫn không quan tâm gì đến thằng con trai mụ Sất bỏ lại Gô. Nó vẫn lang thang sống một mình không cha không mẹ. Ai cho gì nó ăn nấy, bạ đâu ngủ đấy. Có ai hỏi tên, nó nói tên rằng: Thích Na Mõm Ngọc Trường Xuân Lãng Tử.

Mọi người bật cười vì cái tên quái dị. Và nó cũng cười theo, ngây dại. 


Làng Gô, ba năm sau... 

...Đang gối đầu lên đùi bà Ba trên sập gụ, buông tay bỏ cái cần điếu cho thằng cả mà lim dim hưởng thụ cái đê mê của làn khói sáng, tôi bỗng nghe thấy tiếng láo nháo ồn ào phía ngoài cổng. Tạm ngưng tứ thơ đang nghĩ dở trong đầu, ngoảnh ra phía thằng cả đang ngồi xổm loay hoay tỉa nõ cái điếu bát hầu thuốc, tôi bảo: “- Đào, hượm đã! Mày ra xem có chiện gì ngoài ấy?” Một chốc, Đào quay lại khoanh tay: “- Bẩm thầy, là thằng cu Thảo ạ. Nó đang nằm ăn vạ ngoài sân. Người nhà đuổi đi chả được, cứ nhất nhất đòi vào gặp thầy xin thưa chiện.” “- Mày cứ làm việc mày đi, để nó cho thầy!”. Đoạn, tôi thò chân xuống đất, xỏ tạm đôi dép da hiệu Hugo Boss loẹt quẹt bước ra cửa. 

Tôi chả lạ gì thằng Thảo. Nó cũng gốc người làng, tuổi tác cũng chỉ kém tôi một ít nhưng về mặt họ xa thì nó phải gọi tôi là ông trẻ. Hơn năm trước, khi tôi lấy bà Ba về thì nó hận tôi cướp vợ, lại thêm chiện bị thằng Gô đì nên phẫn uất mà bỏ làng đi biệt xứ. Giờ tự nhiên quay về, chả hiểu có chiện rì lôi thôi nữa đây. Nhìn thằng Thảo đang giãy đành đạch ngoài sân, tôi đứng trên thềm quát sẵng: “- Anh cu Thảo mới về đấy hả? Đứng dậy đi, ăn vạ mãi thế. Có chiện gì thì cứ vào nhà mình hút thuốc nói chiện. Cần tiền uống rượu thì sang bên nhà thằng Gô. Nhà tao không phải là cái kho, chả sẵn!”. 

Hắn lồm cồm đứng dậy, phủi bẹt cái mông đít rồi lại ngồi bệt xuống nền sân gạch. Ngước cặp mắt đỏ ngầu về phía tôi, giọng ấm ức: “- Bẩm ông, con không có ý ấy. Nhưng đúng là chiện ấy đấy ạ!”. “- Chiện ấy mà không phải ý ấy thì ra làm sao? Mày cứ nói ngẫn thế thì đứa nào nó thèm thương. Rồi cứ là thằng loser mãi thôi con ạ. Thôi mày cứ lên đây, hút với tao điếu thuốc rồi trình bày cho tỏ. Tao giúp được, tao giúp cho. Nghe chửa?”. 

Thảo tập tễnh bước lên nhà. Đợi cho hắn yên vị trên cái đôn thấp phía gần cửa, thằng Đào chìa cái cần điếu về trước mặt, cười nhạt: “- Ông mời, mày cứ tự tiện mà hút, không phải ngại!”. Thảo rón rén đưa hai tay nhận cái cần điếu, liếc sang phía Đào, cụp mắt cúi đầu không nói. Biết ý, tôi nhìn sang thằng cả Đào, hất hàm. Chờ lưng thằng Đào khuất sau cánh cửa buồng trong, tôi quay sang Thảo: “- Anh cu Thảo hút đi rồi có rì từ từ mà thưa, không phải rộn ràng, nghe chửa?”. Thảo vâng dạ rồi tóp miệng, rít sòng sọc cái cần điếu đến căng bụng. Nhả khói từ từ dễ có đến gần 1 phút, mặt đã tươi tỉnh hơn lúc trước: “- Bẩm ông, con xin thưa chiện...”. 

Thì ra là chiện với thằng kiều gay Cindy Gô! 

Thằng Gô từ đận tung tiền ra mở làng năm kỉa năm kia, hô hào dân chủ này nọ nên cũng có lắm đứa theo, mở mày mở mặt ra một dạo. Rồi sau đó, ngu xuẩn thế đéo nào. Nó lại đuổi thằng Hấp đi, thế vào đấy là thằng Đào nhà tôi, thế là xảy ra chiện. Sẵn có bảng nút bấm trong tay, lại thêm biết vâng lời thầy nó dạy bảo. Thằng cả Đào như ăn tiệc. Cứ 2 ngày treo 1 thằng rân chủ nhỏ, 3 ngày cho tạch 1 con rân chủ to. Giờ cả làng răm rắp nghe nó, sót lại mỗi thằng Gô, thích cho tạch lúc nào là tạch lúc ấy. Nhưng tôi có tính thương người, dù sao thì ngày xưa nó cũng có chút công, nên bảo thằng Đào: “- Mày cứ để nó đấy. Cũng chả làm cái đé’o gì. Nó có làm cái đéo gì thì cũng chả ra cái đé’o gì, chả để làm đé’o gì. Đe`o mẹ! Có mà làm cái đé’o!” 

Khi xưa, thằng Gô vốn chả ưa rì thằng Thảo. Bởi vì, cứ hễ thằng Gô nói rì dân chủ thì thằng Thảo vỗ mặt: ‘- Như lìn ý. Đúng thế. Bravo! Dân chủ làm cái đéo gì but be fun and strickly observe the rules”. Nhưng giờ, Gô đang thế yếu. Làng Gô này, thằng Đào thích nuốt lúc nào thì nuốt. Nên Gô nó muốn tìm đồng minh, là thằng cu Thảo, vì biết nó vẫn hận tôi cướp vợ, nên mời nó về rồi hứa chả tiền cho nó. Thằng Thảo biết thế, nhưng nó sợ tôi với thằng Đào, nên phải về bẩm báo trước. Chứ tiền thằng Gô bi giờ á, chả để làm đé’o gì, chả giải quyết được cái đé’o gì. Tiền á, ba bốn chục đô Mỹ, tôi bảo thằng Bi, hô phát, lệ quyên là đầy rổ. 

Chờ cho thằng Thảo thưa xong chiện, hút thêm điếu thuốc, tôi mới khuyên một thôi: “- Thôi, biết thế. Mày cứ về nhà đi. Thích ăn chơi cứ ăn chơi. Thích nhảy múa cứ nhảy múa. Tao bao. Thích chửi bới thằng nào cứ chửi. For fun. Hiến pháp là ai? Hiến pháp là tao. Pháp luật là ai? Pháp luật là bác Đào mày kia kìa. Gái à? Thăng Long thiếu đe’o gì. Đầy ra. Biển Xanh thì giờ mày phải gọi là bà trẻ. Cấm láo nháo cứt lộn lên đầu. Nghe chửa? 

Thảo im lặng một hồi. Rồi có vẻ hiểu ra, giọng tươi tỉnh: “- Vâng, con không dám hỗn. Xin ông. Ông cho phận nào, con được nhờ phận ấy. Ông cần xử đứa nào, xin cứ bảo người nhà ới con một tiếng”. Rồi hắn xin phép tôi, thanh thản bước về. 

Làng Gô từ đó bước sang trang "xử" mới.

Không có nhận xét nào: