Đặng Văn Sinh
Về danh nghĩa, cuộc tọa đàm do VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức, nhưng nội dung của nó, nhất là ở phần THẢO LUẬN, lại có cái gì đó giống như một semina của tổ chức XÃ HỘI DÂN SỰ đang dần dần hình thành trong lòng chế độ cực quyền toàn trị.
Khách mời dự tọa đàm phần lớn là các nhân sĩ trí thức hàng đầu, những nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có không ít vị, đang hoặc đã từng đảm nhiệm các chức vụ cao trong bộ máy công quyền như Đại sứ Nguyễn Trung, Đại sứ Nguyễn Trường Giang, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, Tiến sĩ Chu Hảo, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Luật sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Vương, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Thạc sĩ Hoàng Việt, Thạc sĩ Đào Tiến Thi v.v...
Cuộc tọa đàm bắt đầu từ 8 giờ sáng Chủ nhật, ngày 6 tháng 10 năm 2019, không có thủ tục giới thiệu quan khách với đầy đủ chức danh dài lê thê, mất thời gian và phản cảm như các hội nghị “quốc doanh”. Khán phòng cũng không bài trí băng rôn khẩu hiệu lòe loẹt. Trên bục, chỉ có bát hoa nhỏ, hình như là hoa nilon. Một cuộc tọa đàm khoa học đúng với nghĩa của nó. Điều đáng quan tâm là, các “đồng chí” An ninh Hà Nội đến rất sớm và việc đầu tiên của những viên chức mẫn cán này là yêu cầu Ban Tổ chức tại Khách sạn Công Đoàn Việt Nam (14 Trần Bình Trọng, Hà Nội) chuyển giao danh sách khách mời để họ “chăm sóc”...
Dẫn chương trình là Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Phó Viện trưởng Viện Các vấn đề phát triển (VIDS), Thư ký Chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông... Điều khiển cuộc tọa đàm là thiếu tướng Lê Văn Cương và Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao.
Bốn bản tham luận được đọc đầu tiên của tướng Lê Văn Cương, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Thạc sĩ Hoàng Việt và cựu Đại sứ Nguyễn Trường Giang chủ yếu xoay quanh vấn đề an ninh, chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế với vận mệnh phát triển của Việt Nam và Việt Nam có nên khởi kiện vụ “Bãi Tư Chính”.
Các tham luận được viết khá bài bản, nêu rõ được nguy cơ mất chủ quyền quốc gia cả về lĩnh vực an ninh lẫn kinh tế nếu Việt Nam không có những đối sách hữu hiệu, trong đó bao gồm cả việc khởi kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, các bài viết chỉ tập trung vào đối tượng”khách thể” mà không đề cập đến vai trò “chủ thể” được xem như là một trong những tác nhân khiến tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh ngày càng có hành vi ngang ngược trên vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam. Đó cũng chính là hạn chế khiến các giải pháp đưa ra cũng nửa vời, không dám đụng chạm đến nguyên nhân cốt lõi nên ít gây ấn tượng. Ngược lại, những điều này, nhiều chuyên gia về Luật Biển đã có những bài viết rất chuyên sâu đăng tải trên các trang mạng nổi tiếng như Bauxite Việt Nam, Tễu blog, Thông luận, Diễn Đàn hay Văn Việt.
Tuy nhiên, đến phần thảo luận thì tình hình khác hẳn. Khán phòng sôi động hẳn lên, rất nhiều cử tọa đăng ký phát biểu. Người đầu tiên là Nguyễn Trung, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thailand, đã từng tuyên bố ra khỏi Đảng. Ông dõng dạc đọc bản kiến nghị gửi đích danh TBT và BCT, yêu cầu có thái độ và hành động dứt khoát trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, phải chấm dứt tình trạng “đu dây”, nên coi Mỹ là đối tác chiến lược để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Giáo sư Nguyễn Đình Cống bước lên diễn đàn với thái độ vô cùng căng thẳng, lời lẽ dứt khoát, chỉ trích những kẻ cầm quyền hèn nhát tiếp tay cho Tàu cộng, thậm chí còn dùng từ “tay sai” để nhấn mạnh bản chất bọn “Việt gian” bán nước, đặt vận mệnh dân tộc dưới quyền lợi phe nhóm. GSTS Trần Ngọc Vương chỉ ra sự lưu manh của Tàu cộng khi mà chúng dùng phương thức “hoán cải lịch sử”, chỉnh sửa hoặc bịa đặt dữ liệu lịch sử để hợp lý hóa cái gọi là “Con đường tơ lụa trên biển” trong kế hoạch “Một vành đai một con đường” để độc chiếm Biển Đông. Ông cũng chỉ ra, Trung Quốc là một nước lục địa, suốt mấy nghìn năm úp mặt vào đất, rất sợ biển, vì thế “Con đường tơ lụa” của Tập Cận Bình hoàn toàn là trò bịp bợm”.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải trình bày một bài viết mang tính định hướng về trách nhiệm của các nhà cầm quyền Việt Nam trong đối sách với dã tâm xâm lược của Trung Quốc. Đến phần lên án gay gắt tội ác của giặc phương Bắc trong quá trình lịch sử thì bị ban tổ chức “tuýt còi” báo hết giờ. Tác giả “Bão táp triều Trần” nổi nóng phản ứng lại, cuối cùng, bản tham luận vẫn được đọc hết nhưng không khí lúc này khá căng thẳng vì những vấn “nhạy cảm”…
Thiếu tướng Lê Mã Lương là một trong những sĩ quan cao cấp quân đội có phản ứng rất dữ dội trước sự kiện giàn khoan Hải Dương của bè lũ Tập Cận Bình xâm nhập trái phép vùng biển Bãi Tư Chính. Ông khẳng định, vạn nhất, nếu xảy ra xung đột với Tàu, các chiến hữu ở vào tuổi “thất thập cổ lai hy” của ông sẽ lại sát cánh bên nhau, sẵn sàng cầm súng chiến đấu vì nghĩa lớn. Về dàn tướng lĩnh quân đội đông như Quân Nguyên hiện nay, Lê Mã Lương nói một cách hài hước: “Tướng bây giờ hơn hẳn chúng tôi ngày trước vì CÓ NHIỀU TIỀN, mà không hiểu họ lấy đâu ra lắm tiền thế? Tuy nhiên, những tướng như Ngô Xuân Lịch, Lương Cường đều là tướng văn phòng, chưa trải qua trận mạc nên không biết xem bản đồ, không biết thị sát trận địa...”.
Thạc sĩ Đào Tiến Thi, người đã nhiều lần xuống đường tham gia biểu tình chống Tàu, từng bị công an Hà Nội “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” như với “thế lực thù địch”, đã nói rõ, vì sao vụ giàn khoan Hải Dương của Tàu đột nhập Bãi Tư Chính như thế mà nhân dân vẫn dửng dưng, không tỏ thái độ gì. Nguyên nhân là bởi người dân đã rơi vào tình thế “tan nát cõi lòng”, hết tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, bởi lẽ, nếu thể hiện tinh thần yêu nước mà xuống đường biểu tình là bị công an đánh thập tử nhất sinh sau đó tống vào “kho”...
Một đại biểu (rất tiếc tôi không nhớ tên) là cán bộ cấp Vụ, cho biết, cách đây hơn hai mươi năm, nhóm của ông tìm được nguồn ngân sách 100 triệu VND làm một chuyên đề như là công trình khoa học về mối đe dọa từ Trung Quốc đối với vũng lãnh hải chủ quyền của Việt Nam. Thành phần nòng cốt của nhóm nghiên cứu có cả tướng Lê Văn Cương và cựu Đại sứ Nguyễn Trung. Công trình hoàn thành, được gửi đến tất cả các UVBCT mối vị một bản, nhưng quái lạ thay, qua bốn năm đời Thủ tướng, cho đến lúc ông về hưu mà không có một hồi âm (!?)...
Buổi chiều, số đại biểu ở lại tham dự thảo luận vẫn khá đông, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, trong một phát biểu ngắn, ông còn cảnh báo, nếu không khởi kiện Trung Quốc, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ khởi kiện Việt Nam theo kế sách Tôn Tử “Biến khách vi chủ”. Lúc ấy, từ vị thế nguyên đơn, ta sẽ trở thành bị đơn và, rất có thể Bãi Tư Chính sẽ vĩnh viễn bị mất như Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa.
Dù tôi đã đăng ký nhưng phải chờ mãi mới đến lượt. Ý kiến của tôi ngắn gọn, nhất trí về việc khởi kiện Trung Quốc, nhưng đó là vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn, nên để cho các chuyên gia về LUẬT BIỂN thực hiện sẽ có hiệu quả hơn. Việc rốt ráo cần làm ngay là liệu ĐẢNG CÓ DÁM KIỆN HAY KHÔNG? Nếu không dám kiệm Tàu mà chỉ thích dùng những từ ngữ mơ hồ như “thời gian chưa chín muồi”, “Liệu khởi kiện ta có khả năng thắng được” và “không nên gây căng thẳng làm phức tạp hóa Biển Đông” như những lời “muôn năm cũ” của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, thì bàn làm gì, mất thời gian vô ích.
Rõ ràng là lòng dân thời nay đã xa rời Đảng, mất lòng tin với Đảng. Nếu Đảng sợ Tàu sau những lần “đi đêm” với Bắc Kinh, qua mặt nhân dân, ký kết nhiều văn bản bất lợi, có hại cho đất nước, dân tộc, giờ, muốn lấy lại niềm tin và lòng yêu nước của dân thì sự kiện Bãi Tư Chính phải được tin minh bạch hóa từng ngày, từng giờ qua các phương tiện thông tin đại chúng. Sau lưng Đảng là cả một dân tộc có truyền thống mấy ngàn năm chống giặc phương Bắc. Hơn thế nữa, chúng ta còn mấy triệu người Việt định cư ở nước ngoài vừa có tiềm lực kinh tế, vừa có trình độ chuyên môn và tinh thần yêu nước. Nên tổ chức cuộc TRƯNG CẦU Ý DÂN một cách công bằng khách quan, chắc chắn nhân dân sẽ có thái độ đồng thuận chống bành trướng. Như vậy, tức là Đảng lấy dân làm gốc, “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, thách Tập Cận Bình dám đem quân sang đất Việt.
Thời cơ vàng thoát Trung đã đến liệu Đảng có dám tận dụng?
Khách mời dự tọa đàm phần lớn là các nhân sĩ trí thức hàng đầu, những nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có không ít vị, đang hoặc đã từng đảm nhiệm các chức vụ cao trong bộ máy công quyền như Đại sứ Nguyễn Trung, Đại sứ Nguyễn Trường Giang, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, Tiến sĩ Chu Hảo, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Luật sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Vương, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Thạc sĩ Hoàng Việt, Thạc sĩ Đào Tiến Thi v.v...
Cuộc tọa đàm bắt đầu từ 8 giờ sáng Chủ nhật, ngày 6 tháng 10 năm 2019, không có thủ tục giới thiệu quan khách với đầy đủ chức danh dài lê thê, mất thời gian và phản cảm như các hội nghị “quốc doanh”. Khán phòng cũng không bài trí băng rôn khẩu hiệu lòe loẹt. Trên bục, chỉ có bát hoa nhỏ, hình như là hoa nilon. Một cuộc tọa đàm khoa học đúng với nghĩa của nó. Điều đáng quan tâm là, các “đồng chí” An ninh Hà Nội đến rất sớm và việc đầu tiên của những viên chức mẫn cán này là yêu cầu Ban Tổ chức tại Khách sạn Công Đoàn Việt Nam (14 Trần Bình Trọng, Hà Nội) chuyển giao danh sách khách mời để họ “chăm sóc”...
Dẫn chương trình là Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Phó Viện trưởng Viện Các vấn đề phát triển (VIDS), Thư ký Chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông... Điều khiển cuộc tọa đàm là thiếu tướng Lê Văn Cương và Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao.
Bốn bản tham luận được đọc đầu tiên của tướng Lê Văn Cương, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Thạc sĩ Hoàng Việt và cựu Đại sứ Nguyễn Trường Giang chủ yếu xoay quanh vấn đề an ninh, chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế với vận mệnh phát triển của Việt Nam và Việt Nam có nên khởi kiện vụ “Bãi Tư Chính”.
Các tham luận được viết khá bài bản, nêu rõ được nguy cơ mất chủ quyền quốc gia cả về lĩnh vực an ninh lẫn kinh tế nếu Việt Nam không có những đối sách hữu hiệu, trong đó bao gồm cả việc khởi kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, các bài viết chỉ tập trung vào đối tượng”khách thể” mà không đề cập đến vai trò “chủ thể” được xem như là một trong những tác nhân khiến tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh ngày càng có hành vi ngang ngược trên vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam. Đó cũng chính là hạn chế khiến các giải pháp đưa ra cũng nửa vời, không dám đụng chạm đến nguyên nhân cốt lõi nên ít gây ấn tượng. Ngược lại, những điều này, nhiều chuyên gia về Luật Biển đã có những bài viết rất chuyên sâu đăng tải trên các trang mạng nổi tiếng như Bauxite Việt Nam, Tễu blog, Thông luận, Diễn Đàn hay Văn Việt.
Tuy nhiên, đến phần thảo luận thì tình hình khác hẳn. Khán phòng sôi động hẳn lên, rất nhiều cử tọa đăng ký phát biểu. Người đầu tiên là Nguyễn Trung, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thailand, đã từng tuyên bố ra khỏi Đảng. Ông dõng dạc đọc bản kiến nghị gửi đích danh TBT và BCT, yêu cầu có thái độ và hành động dứt khoát trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, phải chấm dứt tình trạng “đu dây”, nên coi Mỹ là đối tác chiến lược để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Giáo sư Nguyễn Đình Cống bước lên diễn đàn với thái độ vô cùng căng thẳng, lời lẽ dứt khoát, chỉ trích những kẻ cầm quyền hèn nhát tiếp tay cho Tàu cộng, thậm chí còn dùng từ “tay sai” để nhấn mạnh bản chất bọn “Việt gian” bán nước, đặt vận mệnh dân tộc dưới quyền lợi phe nhóm. GSTS Trần Ngọc Vương chỉ ra sự lưu manh của Tàu cộng khi mà chúng dùng phương thức “hoán cải lịch sử”, chỉnh sửa hoặc bịa đặt dữ liệu lịch sử để hợp lý hóa cái gọi là “Con đường tơ lụa trên biển” trong kế hoạch “Một vành đai một con đường” để độc chiếm Biển Đông. Ông cũng chỉ ra, Trung Quốc là một nước lục địa, suốt mấy nghìn năm úp mặt vào đất, rất sợ biển, vì thế “Con đường tơ lụa” của Tập Cận Bình hoàn toàn là trò bịp bợm”.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải trình bày một bài viết mang tính định hướng về trách nhiệm của các nhà cầm quyền Việt Nam trong đối sách với dã tâm xâm lược của Trung Quốc. Đến phần lên án gay gắt tội ác của giặc phương Bắc trong quá trình lịch sử thì bị ban tổ chức “tuýt còi” báo hết giờ. Tác giả “Bão táp triều Trần” nổi nóng phản ứng lại, cuối cùng, bản tham luận vẫn được đọc hết nhưng không khí lúc này khá căng thẳng vì những vấn “nhạy cảm”…
Thiếu tướng Lê Mã Lương là một trong những sĩ quan cao cấp quân đội có phản ứng rất dữ dội trước sự kiện giàn khoan Hải Dương của bè lũ Tập Cận Bình xâm nhập trái phép vùng biển Bãi Tư Chính. Ông khẳng định, vạn nhất, nếu xảy ra xung đột với Tàu, các chiến hữu ở vào tuổi “thất thập cổ lai hy” của ông sẽ lại sát cánh bên nhau, sẵn sàng cầm súng chiến đấu vì nghĩa lớn. Về dàn tướng lĩnh quân đội đông như Quân Nguyên hiện nay, Lê Mã Lương nói một cách hài hước: “Tướng bây giờ hơn hẳn chúng tôi ngày trước vì CÓ NHIỀU TIỀN, mà không hiểu họ lấy đâu ra lắm tiền thế? Tuy nhiên, những tướng như Ngô Xuân Lịch, Lương Cường đều là tướng văn phòng, chưa trải qua trận mạc nên không biết xem bản đồ, không biết thị sát trận địa...”.
Thạc sĩ Đào Tiến Thi, người đã nhiều lần xuống đường tham gia biểu tình chống Tàu, từng bị công an Hà Nội “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” như với “thế lực thù địch”, đã nói rõ, vì sao vụ giàn khoan Hải Dương của Tàu đột nhập Bãi Tư Chính như thế mà nhân dân vẫn dửng dưng, không tỏ thái độ gì. Nguyên nhân là bởi người dân đã rơi vào tình thế “tan nát cõi lòng”, hết tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, bởi lẽ, nếu thể hiện tinh thần yêu nước mà xuống đường biểu tình là bị công an đánh thập tử nhất sinh sau đó tống vào “kho”...
Một đại biểu (rất tiếc tôi không nhớ tên) là cán bộ cấp Vụ, cho biết, cách đây hơn hai mươi năm, nhóm của ông tìm được nguồn ngân sách 100 triệu VND làm một chuyên đề như là công trình khoa học về mối đe dọa từ Trung Quốc đối với vũng lãnh hải chủ quyền của Việt Nam. Thành phần nòng cốt của nhóm nghiên cứu có cả tướng Lê Văn Cương và cựu Đại sứ Nguyễn Trung. Công trình hoàn thành, được gửi đến tất cả các UVBCT mối vị một bản, nhưng quái lạ thay, qua bốn năm đời Thủ tướng, cho đến lúc ông về hưu mà không có một hồi âm (!?)...
Buổi chiều, số đại biểu ở lại tham dự thảo luận vẫn khá đông, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, trong một phát biểu ngắn, ông còn cảnh báo, nếu không khởi kiện Trung Quốc, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ khởi kiện Việt Nam theo kế sách Tôn Tử “Biến khách vi chủ”. Lúc ấy, từ vị thế nguyên đơn, ta sẽ trở thành bị đơn và, rất có thể Bãi Tư Chính sẽ vĩnh viễn bị mất như Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa.
Dù tôi đã đăng ký nhưng phải chờ mãi mới đến lượt. Ý kiến của tôi ngắn gọn, nhất trí về việc khởi kiện Trung Quốc, nhưng đó là vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn, nên để cho các chuyên gia về LUẬT BIỂN thực hiện sẽ có hiệu quả hơn. Việc rốt ráo cần làm ngay là liệu ĐẢNG CÓ DÁM KIỆN HAY KHÔNG? Nếu không dám kiệm Tàu mà chỉ thích dùng những từ ngữ mơ hồ như “thời gian chưa chín muồi”, “Liệu khởi kiện ta có khả năng thắng được” và “không nên gây căng thẳng làm phức tạp hóa Biển Đông” như những lời “muôn năm cũ” của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, thì bàn làm gì, mất thời gian vô ích.
Rõ ràng là lòng dân thời nay đã xa rời Đảng, mất lòng tin với Đảng. Nếu Đảng sợ Tàu sau những lần “đi đêm” với Bắc Kinh, qua mặt nhân dân, ký kết nhiều văn bản bất lợi, có hại cho đất nước, dân tộc, giờ, muốn lấy lại niềm tin và lòng yêu nước của dân thì sự kiện Bãi Tư Chính phải được tin minh bạch hóa từng ngày, từng giờ qua các phương tiện thông tin đại chúng. Sau lưng Đảng là cả một dân tộc có truyền thống mấy ngàn năm chống giặc phương Bắc. Hơn thế nữa, chúng ta còn mấy triệu người Việt định cư ở nước ngoài vừa có tiềm lực kinh tế, vừa có trình độ chuyên môn và tinh thần yêu nước. Nên tổ chức cuộc TRƯNG CẦU Ý DÂN một cách công bằng khách quan, chắc chắn nhân dân sẽ có thái độ đồng thuận chống bành trướng. Như vậy, tức là Đảng lấy dân làm gốc, “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, thách Tập Cận Bình dám đem quân sang đất Việt.
Thời cơ vàng thoát Trung đã đến liệu Đảng có dám tận dụng?
7.10.2019
Đ.V.S.
Đ.V.S.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét