Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Cách mà Trung Quốc, một “kẻ sao chép” trở thành gã khổng lồ về công nghệ thực thụ và trực tiếp cạnh tranh với Mỹ



Cách mà Trung Quốc, một “kẻ sao chép” trở thành gã khổng lồ về công nghệ thực thụ và trực tiếp cạnh tranh với Mỹ
Từ việc có bốn Thung lũng Silicon đến việc ghi kỷ lục đầu tiên trên thế giới – sở hữu một thành phố sử dụng 100% xe điện, Trung Quốc đang dần dần sở hữu ưu thế công nghệ vượt trội so với Mỹ. Cùng tìm hiểu xem quốc gia này đã đạt được vị thế đó như thế nào.
Khi Matthew Scott được chuyển đến Trung Quốc làm kỹ sư tại Microsoft năm 2006, anh ấy không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ có cơ hội khởi nghiệp tại đó. Nhưng thay vì lựa chọn Thung lũng Silicon, trung tâm của những kiến tạo truyền thống, người Mỹ này ở lại Trung Quốc và hiện nay là nhà đồng sáng lập của một công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo.
"Trung Quốc là một nơi tuyệt vời để phát triển mảng AI (Artificial Intelligence - Trí tuệ nhân tạo), theo giám đốc công nghệ của Malong Technologies ở Thâm Quyến, thành phố nằm ở phía nam Trung Quốc đang nhắm đến việc vượt qua Thung lũng Silicon. "Thâm Quyến cũng là một nơi lý tưởng để làm ra phần cứng. Ở đây tôi có các mối quan hệ, và có vẻ làm việc ở đây là một điều đúng đắn."
Từng được biết đến như một nơi rẻ tiền chuyên sao chép các thiết bị, thành phố này đã biến thành một trung tâm công nghệ có thể làm những thứ thậm chí Thung lũng Silicon không thể: kết hợp sự đổi mới giữa tinh thần kinh doanh và sản xuất.
Những nhân viên công nghệ như Scott cho biết đây không phải là cách duy nhất Trung Quốc đang làm gương cho thế giới.
"Tất cả những ai làm AI sẽ đều sử dụng công nghệ của Trung Quốc. Nếu không có AI của Trung Quốc, chúng tôi sẽ không thể tiến xa đến thế", anh ấy chia sẻ với chương trình Insight. Trung Quốc không chỉ dựa vào sáng kiến của những Quốc gia khác; sự đổi mới thực sự đang lan tỏa tại Trung Quốc. Sự trỗi dậy của năng lực công nghệ cao của Trung Quốc là một trong những lý do khiến nó bị kìm kẹp trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và lĩnh vực công nghệ là một trong những vấn đề chính.
Nhưng làm thế nào mà đất nước này vượt lên một cách nhanh chóng như vậy trong cuộc đua công nghệ?
Made in China 2025
Từng được coi là lạc hậu và chưa phát triển, Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế và công nghệ, khiến Nhà Trắng hiện nay coi đó là một thách thức hiện hữu.
Trong một thời gian dài, đất nước này được coi là "một kẻ sao chép", theo Edward Tse, người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty tư vấn quản lý và chiến lược toàn cầu Gao Feng Advisory Company. "Trung Quốc bắt đầu học hỏi - để phát triển - khi nhận ra rằng thế giới bên ngoài quá khác biệt", ông nói. Vì vậy, bước đầu tiên chính là xem những gì đã có sẵn bên ngoài Trung Quốc và sao chép.
Trên con đường đó, quốc gia này đã phát hiện ra không gian cho sự đổi mới là không giới hạn. "Tôi nghĩ rằng phải mất khoảng một thập kỷ để chuyển từ một đất nước chuyên sao chép sang vị thế hiện nay, một đất nước mà tôi và mọi người đều cho rằng khá đổi mới và sáng tạo."
Năm 2015, Bắc Kinh đã công bố chiến lược Made in China 2025 để biến Trung Quốc, từ một nhà máy lớn của thế giới về sản xuất hàng hóa trở thành một cường quốc công nghệ cao.
Một phần của chiến lược này là hợp tác với các nhà đầu tư tư nhân nhằm mua lại các công ty công nghệ nước ngoài, và rất nhiều thương vụ trong số đó đã diễn ra ở Mỹ.
Nguồn tiền đầu tư của Trung Quốc vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Mỹ đã tăng từ 2,3 tỷ đô la Mỹ (3,11 tỷ đô la Singapore) trong năm 2014 lên gần 10 tỷ đô la Mỹ trong năm 2015 - gấp hơn bốn lần. Điều này sớm dẫn đến những cáo buộc rằng Trung Quốc đang đánh cắp công nghệ và gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ.
Nhưng Made in China 2025 không chỉ tập trung đầu tư chiến lược ở nước ngoài; kế hoạch cũng nhằm mục đích đưa đất nước đi lên về chuỗi giá trị trong sản xuất, để sản xuất mọi thứ ngay tại trong nước và làm cho chúng trở nên tốt hơn.
Trạm xe điện
Một trong những mục tiêu về công nghiệp của Made in China 2025, quốc gia này đã vượt xa bất kỳ Quốc gia nào khác.
Thâm Quyến, từng là một làng chài nghèo nàn nhưng nay đã trở thành sự mở đầu cho kỷ nguyên Trung Quốc, gần đây được ghi nhận kỷ lục là phố đầu tiên trên thế giới di chuyển 100% bằng xe điện, mặc dù đôi lúc trong ngày chúng đến chậm.
Cách mà Trung Quốc, một “kẻ sao chép” trở thành gã khổng lồ về công nghệ thực thụ và trực tiếp cạnh tranh với Mỹ - Ảnh 1.
Giám đốc điều hành Hiệp hội đại lý ô tô Trung Quốc, ông Jia Xinguang cho biết "Chúng tôi không thể thể bắt kịp với những nơi khác trong lĩnh vực xe năng lượng truyền thống. Nhưng trong lĩnh vực xe năng lượng mới, nơi có một sân chơi bình đẳng hơn, chúng tôi đã tìm ra cơ hội tốt hơn để đánh bại đối thủ khác."
Hơn 16.000 xe buýt điện chạy dọc các con đường trong thành phố, và gần như tất cả hơn 20.000 xe taxi cũng chạy bằng điện.
Trong khi xe buýt điện có chi phí cao gấp đôi so với bình thường, chính quyền địa phương và trung ương đã tài trợ hơn tám tỷ nhân dân tệ (1,58 tỷ đô la Singapore) mỗi năm.
Trên toàn Trung Quốc, ước tính có khoảng 421.000 xe buýt điện, tương đương 18% tổng số xe buýt của họ, so với 300 xe buýt điện ở Mỹ.
"Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức là những nước tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ xe điện. Trung Quốc chỉ bắt đầu vào năm 2016 nhưng giờ đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất với hơn 1,2 triệu chiếc được bán vào năm ngoái.", ông cho biết. "Chúng tôi có thể sản xuất mọi bộ phận của xe điện ngay trong nước...Trung Quốc có công suất sản xuất pin lớn nhất và chúng tôi cũng là nhà cung cấp lớn nhất."
Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất thế giới về xe điện. Thượng Hải, Bắc Kinh và Hàng Châu là một trong số hơn 30 thành phố của Trung Quốc đang nhắm tới tỷ lệ 100% di chuyển bằng xe buýt điện vào năm tới.
Bốn thung lũng Silicon
Trung Quốc khao khát trở thành một Quốc gia đi đầu trong lĩnh vực AI, cùng với việc chính nước này phủ rót hàng tỷ đô la nhằm nghiên cứu và khai thác các ứng dụng của AI.
Vào tháng 11, công cụ tìm kiếm hàng đầu của Trung Quốc, Baidu, đã mở một công viên ở Bắc Kinh và đó được coi là công viên thông minh trên nền tảng AI đầu tiên trên thế giới. Nó đi kèm với nhiều dữ liệu giá trị gia tăng.
Ví dụ, công viên có các máy dò nhận diện khuôn mặt trên đường nhằm ghi lại và phân tích dữ liệu, vì vậy mọi người có thể tìm hiểu xem họ đã chạy được bao xa, tốc độ trung bình và số lượng calo họ đã đốt cháy.
Có những bài học thực tế mở rộng về tai chi (Thái Cực Quyền) - hệ thống ghi lại một chuyển động của một người và so sánh chúng với các bậc thầy tai chi.
Công viên cũng có công nghệ nhận dạng giọng nói Xiaodu - một công nghệ đã thay đổi cuộc sống của những người khiếm thị, như nhân viên mát xa Jiang Fan. Trước đây anh thấy việc bật đèn, điều hòa và vẽ rèm cửa là rất khó khăn.
Cách mà Trung Quốc, một “kẻ sao chép” trở thành gã khổng lồ về công nghệ thực thụ và trực tiếp cạnh tranh với Mỹ - Ảnh 2.
Sự ra đời của Robot Xiaodu đã giải quyết rất nhiều vấn đề của xã hội
Với công nghệ nhận diện giọng nói, điều này trở nên thật dễ dàng. "Chúng tôi chỉ phải nói với Xiaodu phải làm gì", anh nói. "Xiaodu thậm chí còn có thể điều chỉnh nhiệt độ phòng và bật nhạc. Đây chỉ là một trong số rất nhiều ứng dụng Trung Quốc đang phát triển trong các trung tâm công nghệ của mình. Ngày nay, đất nước này không chỉ có một Thung lũng Silicon, mà ít nhất là bốn.
Một trong số đó nằm ở quận Hải Điến ở Bắc Kinh, là Zhongguancun. Tuy chỉ có diện tích vô cùng "khiêm tốn" 488 km2, tương đương gần 2/3 diện tích của Singapore nhưng đây là mái nhà chung của khoảng 9.000 công ty công nghệ cao cũng như hơn 200 tổ chức khoa học.
Đây cũng là trụ sở của một số công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc cũng như các văn phòng khu vực cho các đại gia công nghệ Mỹ như Google, IBM và Microsoft. Zhongguancun đặt mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới quốc gia của Trung Quốc cùng với tầm ảnh hưởng mang tính toàn cầu.
Có tới 80 start-up được sinh ra ở đây mỗi ngày, chẳng hạn như Zhen Robotics, nơi sản xuất một robot nhỏ - có biệt danh là "Chú ngựa nhỏ màu vàng" – giúp thực hiện việc giao hàng đến tận nhà.
Robot này đang được phát triển dưới sự hỗ trợ của các trường đại học ở Thụy Sĩ, Anh và Trung Quốc cũng như gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba. Nhưng chuỗi cung ứng của nó, từ nhân sự đến các bộ phận, đều bắt nguồn từ Trung Quốc.
Người sáng lập công ty là Liu Zhiyong, một du học sinh, là một trong số ngày càng nhiều những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ quay trở về nước làm việc.
Lý giải về điều này, anh ấy nói: "Tôi có lời mời làm việc từ Thung lũng Silicon và các công ty quốc tế nổi tiếng khác, thích cảm giác quen thuộc khi làm việc trong môi trường Trung Quốc. Ngoài ra, còn có nhiều nhân lực sự hỗ trợ về tài chính và các chính sách làm việc."
Sự hỗ trợ tuyệt vời song thiếu tính phân hóa
Tạo ra một môi trường để đổi mới phát triển không chỉ là việc tìm đúng người, mà còn là tạo ra những kết nối đúng đắn.
Điều đó đã xảy ra trong Garage Cafe tại Zhongguancun, start-up được lấy cảm hứng từ hệ sinh thái công nghệ Silicon Valley. Người đồng sáng lập Wu Jianbo đã chỉ ra rằng: "Nhiều người khởi nghiệp vĩ đại ở Mỹ đã được sinh ra trong chính gara xe tại nhà của họ, vì chi phí hoạt động ở đây thường rất thấp. Vì vậy, chúng tôi tin rằng nhà để xe là một biểu tượng cho tinh thần khởi nghiệp. Nó có một không gian nhỏ, nơi bạn có thể thực hiện những giấc mơ lớn."
Không chỉ là nơi để uống cà phê, quán của ông còn là nơi kết nối các nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm với các doanh nhân Trung Quốc làm việc cho các công ty khởi nghiệp và đang tìm kiếm một nơi gặp gỡ.
Wu nghĩ rằng quy mô của môi trường khởi nghiệp Trung Quốc là vô tận, với rất nhiều cơ hội cho các doanh nhân và sự hỗ trợ rất tốt từ phía chính phủ.
"Tôi luôn nói với các doanh nhân tham vọng rằng đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu vì môi trường rất thuận lợi", anh nói thêm. "Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy rằng các doanh nhân Trung Quốc có tiềm năng rất lớn. Và họ đã được trang bị đầy đủ tinh thần và nhận thức kinh doanh."
Nhưng trong khi hệ sinh thái công nghệ Trung Quốc đầy những các nhân tài năng và nhiệt huyết, nó vẫn thua xa Hoa Kỳ về sự đa dạng, nơi ước tính 70% công nhân công nghệ tại Thung lũng Silicon là người nước ngoài.
Ở Zhongguancun, chỉ có 1 đến 2 phần trăm đến từ các quốc gia khác, mà trong đó có tới khoảng 7 trên 10 người quay về Trung Quốc. Sự mất cân bằng cho thấy việc mở cửa ở Trung Quốc vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Cách mà Trung Quốc, một “kẻ sao chép” trở thành gã khổng lồ về công nghệ thực thụ và trực tiếp cạnh tranh với Mỹ - Ảnh 3.
Sự mất cân đối về tỷ lệ nhân sự trong nước và nước ngoài đang diễn ra tại Trung Quốc
Chủ tịch của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa Wang Huiyao cho biết tỷ lệ dân số nước ngoài tại Trung Quốc đang thấp nhất thế giới, do đó "các tài năng nước ngoài tại Trung Quốc có rất nhiều cơ hội để làm việc và phát triển".
Thật vậy, Bắc Kinh đã tiết lộ các sáng kiến ​​mới vào năm ngoái nhằm thu hút các tài năng công nghệ từ nước ngoài, ví dụ như nới lỏng việc cấp visa và đề nghị lưu trú vĩnh viễn đối với những nhân sự giỏi.
Một cuộc chiến tranh bị thổi phồng?
Trên mặt trận toàn cầu, các chuyên gia chỉ ra rằng mặc dù cuộc chiến thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ đang diễn ra, Washington và Thung lũng Silicon là hai nơi rất khác nhau.
"Các công ty tại Silicon có những lo ngại về bảo vệ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ", Alex Capri, một thành viên cao cấp đến thăm tại Trường Kinh doanh Đại học Quốc gia Singapore, cho biết.
Nhưng họ cũng thấy Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới và là nơi diễn ra những điều thú vị, đặc biệt qua các dữ liệu xung quanh.
Ông nói thêm rằng sự cạnh tranh chính trị cũng không có nghĩa là cả thế giới cần tuân theo thức nhị phân "hoặc cái này - hoặc cái kia" trong việc ra quyết định.
Và cách các chính trị gia nhìn vào cạnh tranh công nghệ với cách các nhà công nghệ nhìn vào vấn đề cũng rất khác nhau.
Ví dụ, có những công nghệ được phát minh và lấy cảm hứng từ người Mỹ và người Hàn Quốc, và được ghi lại trong phần cứng của Trung Quốc. "Chúng tôi có các nhà nghiên cứu AI trải khắp toàn cầu và trên khắp các trường đại học ở các châu lục khác nhau", ông nói thêm.
"Hệ sinh thái công nghệ là một hệ thống có thể phân chia và tách rời. Mọi người đã nói về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Tôi cho rằng điều này đã hơi nghiêm trọng hóa vấn đề lên."
Mỹ Linh
Theo Trí thức trẻ/Business Insider

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: