Kha Tiệm Ly.
".. Tử sanh là việc thường tình, Có chi phải sợ? Điều đáng nói là sống như thế nào , và chết như thế nào mới là chuyện đáng lưu tâm, dù là kẻ dân quèn quần bô áo vải, hay là bậc thượng lưu mũ rộng giày cao cũng không ngoại lệ. Dù là vua, là công hầu khanh tướng mà khi sống, coi dân như kẻ tôi đòi, tha hồ bóc lột, vét từ hạt thóc củ khoai, rỉa từ cọng xương miếng tuỷ; với công khố thì tìm đủ mưu ma chước quỉ để bòn rút cho dầy túi tham không đáy. Những kẻ ấy dù sống, nhưng có khác gì loài sâu bọ, có đáng là người? Dù Diêm Vương chưa gọi, nhưng những hạng người nầy đã chết từ lâu, hay ít ra phần tim, phần óc của bọn họ cũng đã bị phân huỷ, rệu rã tự bao giờ! Bọn chúng còn sống ngày nào thì càng khổ cho lê dân bá tánh ngày ấy, có chi vinh dự?... Bởi vậy, chân giá trị của cuộc sống không phải là thọ hay yểu; mà chính là mình có làm lợi ích gì cho cuộc đời nầy được bao nhiêu?..." - Nhà văn Kha Tiệm Ly.
Cảm ơn nhà văn đã như Cụ Nguyễn Đình Chiểu dạy đạo cầm bút :" Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà " lấy đó làm sự sang trọng trong lẽ sống, trong sự nghiệp cầm bút của mình. Những người càng có học thì càng phải là tấm gương, là cội nguồn cổ vũ cho giới trẻ yêu nước thương nòi, ham học, nghị lực:
- “… Người nghệ sĩ luôn đổ tâm huyết vào tác phẩm của mình, dù tác phẩm ấy chỉ để thưởng thức bên chung trà chén rượu; huống chi là một tác phẩm để đời! Người nghệ sĩ có lòng tự trọng, cũng không thể vì quyền lực hay chén cơm manh áo mà chấm bút phóng bừa; xem tác phẩm là phương tiện đạt tới vinh hoa, mà bất chấp búa rìu dư luận! Thảo dân một đời cầm bút, kinh tởm sự đê hèn của những kẻ tự xưng là thi sĩ, văn nhân, mà lại quì mọp mình để uốn cong ngòi bút hầu cầu hưởng lợi lộc nhất thời mà lưu tiếng xấu trăm năm!... “
- “… Người nghệ sĩ luôn đổ tâm huyết vào tác phẩm của mình, dù tác phẩm ấy chỉ để thưởng thức bên chung trà chén rượu; huống chi là một tác phẩm để đời! Người nghệ sĩ có lòng tự trọng, cũng không thể vì quyền lực hay chén cơm manh áo mà chấm bút phóng bừa; xem tác phẩm là phương tiện đạt tới vinh hoa, mà bất chấp búa rìu dư luận! Thảo dân một đời cầm bút, kinh tởm sự đê hèn của những kẻ tự xưng là thi sĩ, văn nhân, mà lại quì mọp mình để uốn cong ngòi bút hầu cầu hưởng lợi lộc nhất thời mà lưu tiếng xấu trăm năm!... “
- “…Cũng vì chữ lợi mà mầy ca tụng phường vô sỉ, mập mờ đen trắng thị phi. Cứ tưởng đơn giản là tiền trao cháo múc, hết xôi rồi việc, chứ đâu có ngờ là bút sa gà chết! Mầy đã vô tình bôi nhoà ý thức, làm lệch đường nhận định của kẻ hậu sinh. Xét ra cũng là tội ác!”
- “… Chớ cho rằng thanh gươm luôn gây điều ác nghiệt mà ngọn bút không hề tạo nỗi oan khiên! Lỡ một đường gươm chỉ giết chết môt người, nhưng lỡ ngọn bút sẽ làm khổ đau trăm họ. Ngọn bút vẽ vời tư tưởng; nghiên son truyền đạt ý tình. Ý tình chân chính sẽ đem cho lê dân nghìn năm no ấm, nhưng tư tưởng ngông cuồng sẽ di hại muôn đời cuộc sống quần sinh! Rửa sạch máu trên lưỡi gươm là chuyện dễ dàng, nhưng xóa đớn đau trong lòng nhân loại phải chẳng là chuyện một ngày một buổi!...”
- “… Nếu chẳng phải đành bẻ cong ngòi bút để tán dương phường vô lại, hay kể cả kẻ thù chiếm lấn biên cương? Đó là phường bồi bút! Hoặc ngoan ngoãn cúi đầu viết theo vương lịnh. Đó là hạng bút nô tài! Kẻ sĩ chân chính luôn đắn đo từng ý tưởng, để khỏi muộn màng khi xuống bút, giống như tên bật khỏi dây cung, làm sao bắt lại? Văn chương cũng không thuần là thứ để kẻ sĩ gởi gấm tâm tư; càng không phải để mua vui trong buổi trà dư tửu hậu; mà phải có chủ đích hẳn hoi. Dù chẳng là hùng binh nhưng cũng phải góp phần đánh đuổi giặc thù, dù chẳng phải gươm thiêng nhưng cũng phải chung vai đập tan cường quyền, bạo lực” .
- Kha Tiệm Ly.
- Kha Tiệm Ly.
Ai ai cũng nên có trách nhiệm với vận mệnh đất nước dù với thiên kiến nào cũng phải biết thức tỉnh, biết đặt lợi ích dân tộc, Tổ quốc lên trên. Chính kiến chỉ là nhất thời còn tình yêu quê hương, đất nước, Tổ quốc, dân tộc là mãi mãi. Biết chọn lựa hướng đi thích hợp chung với xu hướng thời đại văn minh, dân chủ của thế giới để khai trí, khai sáng chiến đấu chống lại bóng tối của sự thiếu hiểu biết, biết lôi ra ánh sáng những kẻ ác, kẻ xấu dù rằng chúng có " Mượn màu son phấn đánh lừa con đen " cũng không qua được trí tuệ và bản lĩnh của mình và không được ăn tiền của kẻ thù truyền kiếp mà cấy vào đầu tuổi trẻ Việt Nam những nhận thức bạc nhược, đầu hàng bởi lịch sử ông cha đã từng chứng minh nhiều lần rằng Trung Quốc dù to lớn nhưng không phải là một quốc gia đáng sợ. " Người thầy thuốc mà lầm thì giết một con bệnh, người làm chính trị mà lầm thì giết một thế hệ, người làm văn hoá mà lầm thì di hại muôn đời ".
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét