Gần đây cô Trương đang rất lo lắng, vì cô phát hiện mình bị theo dõi trong thời gian đi du lịch ở Mỹ. Do sau khi cô đi Mỹ gặp một số người thân và bạn bè, khi trở về nước đã bị Cục An ninh Quốc gia “mời” nói chuyện, hỏi cô về hành trình trong thời gian ở Mỹ. Vấn đề khiến cô sửng sốt là qua các câu hỏi của nhân viên Cục An ninh Quốc gia, cô biết bản thân đã bị theo dõi, mọi hành động của cô đều được họ nắm rõ. “Sau khi nhân viên cơ quan An ninh Quốc gia tìm hiểu một số bạn bè và người quen của tôi ở Mỹ, họ hỏi tôi có muốn làm một số việc cho cơ quan An ninh Quốc gia không,” cô Trương nói trong tâm trạng lo lắng.
Thực trạng những năm gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tăng cường công tác xâm nhập tại nước ngoài ngày càng khiến dư luận các nước cảnh giác, nhưng nhiều người vẫn không biết ĐCSTQ đang đẩy mạnh xây dựng kho cơ sở dữ liệu kiều bào ở nước ngoài, dường như ĐCSTQ nắm rất rõ tình hình cộng đồng người Hoa ở nước ngoài.
Những đối tượng nào được quan tâm?
Gần đây Tạp chí Bitter Winter chuyên đưa tin về tình hình nhân quyền Trung Quốc đã thu thập được một số tài liệu nội bộ của cơ quan chính quyền các tỉnh An Huy, Hà Nam, Liêu Ninh, nội dung cho thấy ĐCSTQ đang thực hiện điều tra tình hình Hoa kiều cùng những mối quan hệ ruột thịt tại Đại Lục; phạm vi điều tra gồm người Hoa ở nước ngoài, người đã trở về Đại Lục, tại Hồng Kông và Macao, du học sinh. Tóm lại là tất cả công dân Trung Quốc đã định cư hoặc cư trú hợp pháp ở nước ngoài từ 5 năm trở lên, người Trung Quốc đã nhập quốc tịch nước ngoài và con cháu của họ ở nước ngoài, người Hoa ở nước ngoài đã trở về Trung Quốc Đại Lục định cư; người Hồng Kông, Macao và Đài Loan, sinh viên du học bằng kinh phí nhà nước cũng như tự túc đều nằm trong phạm vi khảo sát của ĐCSTQ; công tác điều tra đối với những người Hoa nước ngoài nêu trên liên quan đến cả ba thế hệ họ hàng và những người thân thiết quan trọng khác.
Theo thông tin từ những trang web của chính quyền địa phương này cho biết, việc điều tra nhằm xây dựng kho cơ sở dữ liệu về người Hoa ở nước ngoài, để thực hiện “quản lý biến đổi, kịp thời cập nhật làm mới tình hình”, so với lần khảo sát trước đây về người Hoa ở nước ngoài thì hoạt động lần này có quy mô lớn và sâu hơn nhiều. Còn lý giải nguyên nhân vì sao điều tra trên diện rộng như vậy thì cơ quan chức năng chỉ thông tin mơ hồ, cho là để “khơi dậy nguồn tài nguyên người Hoa, để huy động lòng nhiệt tình yêu nước của kiều bào ở nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế”.
Nhưng trên thực tế, từ cách diễn đạt và nội dung điều tra trong tài liệu cho thấy, dường như hoạt động có liên quan mật thiết đến “công tác mặt trận thống nhất”.
Báo cáo “Công tác Mặt trận thống nhất ở nước ngoài của ĐCSTQ: Bối cảnh và ý nghĩa đối với Mỹ” (China Overseas United Front Work: Background and Implications for the United States) do Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung công bố ngày 24/8/2018 cho biết, Mặt trận thống nhất của ĐCSTQ thực hiện mục tiêu loại bỏ những phát ngôn chỉ trích ĐCSTQ ở nước ngoài, thúc đẩy tuyên truyền tích cực cho ĐCSTQ, điều khiển xu hướng chính trị các nước có lợi cho ĐCSTQ, tuyển dụng kiều bào hoạt động như điệp viên cho ĐCSTQ tại khu vực họ cư trú. Chính phủ của ĐCSTQ cũng muốn dùng họ làm nhiệm vụ quấy rối những người bảo vệ nhân quyền và người tị nạn tôn giáo đã trốn khỏi Trung Quốc Đại Lục.”
Báo cáo cho biết: “Mục đích công việc của người Hoa ở nước ngoài là lợi dụng các mối quan hệ liên quan đến chủng tộc, văn hóa, kinh tế hay chính trị nhằm động viên các tổ chức người Hoa ở nước ủng hộ ĐCSTQ (về quan điểm là mang tính tự nguyện) nhằm bảo vệ lợi ích của ĐCSTQ.” “Sổ tay hướng dẫn của Mặt trận thống nhất chỉ ra các nhân viên đặc vụ cần thuyết phục người Hoa hải ngoại đứng về phía ĐCSTQ bằng cách nhấn mạnh mối quan hệ máu mủ với Trung Quốc.”
Phát triển “lực lượng yêu nước” bằng cách đe dọa
Trong nhiều trường hợp, ĐCSTQ còn “thuyết phục người Hoa ở nước ngoài” bằng cách ép buộc và đe dọa, ĐCSTQ thường đe dọa bằng cách gây áp lực đối với người thân của Hoa kiều sống ở Trung Quốc Đại Lục, từ đó buộc Hoa kiều ở nước ngoài làm gián điệp cho ĐCSTQ.
Trong tài liệu mà Tạp chí Bitter Winter thu thập được còn cho thấy có rất nhiều hạng mục điều tra đối với người Hoa ở nước ngoài, bao gồm vấn đề đơn vị làm việc, chức danh công việc, trình độ chuyên môn, thông tin liên lạc (điện thoại, email) và thời gian ở nước ngoài.
Ngoài ra, người điền vào mẫu đơn (người thân trong nước của người ở nước ngoài) và các thành viên chính trong gia đình cùng các mối quan hệ xã hội quan trọng cũng nằm trong phạm vi điều tra
Thông tin chỉ ra rằng các du học sinh luôn là mục tiêu chính của công tác mặt trận thống nhất của ĐCSTQ. Một tài liệu nội bộ ở tỉnh Giang Tây tựa đề “Những điểm chính của Công tác Mặt trận Thống nhất năm 2019” có nội dung yêu cầu “Tìm kiếm ý tưởng mới cho công tác Mặt trận Thống nhất du học sinh” nhằm tăng cường “hướng dẫn chính trị và tư tưởng” cho du học sinh nước ngoài. Trong khảo sát tình hình người Hoa ở nước ngoài này, cả du học sinh đã trở về Trung Quốc Đại Lục hay vẫn ở nước ngoài đều nằm trong phạm vi điều tra.
Tạp chí Bitter Winter chia sẻ thông tin về một du học sinh kể rằng người thân của họ cho biết Chính phủ đang điều tra thông tin của họ. Du học sinh này lo lắng ĐCSTQ lợi dụng người thân của họ ở trong nước nhằm yêu cầu họ làm gián điệp hoặc các công việc khác cho ĐCSTQ. Một câu chuyện khác kể về một người dân tộc Hồi làm việc ở nước ngoài, cậu ta cho biết có một người bạn dân tộc Hồi đi du học, cứ mỗi khi trở về Trung Quốc Đại Lục là chính quyền lại tìm gặp để xin thêm số điện thoại của các du học sinh nước ngoài. Bản thân du học sinh này cũng là đối tượng giám sát của chính quyền. Anh cho biết mỗi lần anh trở về Trung Quốc thăm người thân là bị nhân viên Cục An ninh Quốc gia địa phương thăm hỏi về công việc và các quan hệ của anh ở nước ngoài, yêu cầu anh cung cấp cho chính quyền những manh mối thông tin về người Hoa ở nước ngoài, hoàn thành nhiệm vụ anh sẽ được hơn chục nghìn Nhân dân tệ.
Ngoài ra, vấn đề “tình cảm quê hương” tại Hồng Kông, Macao và người đến Đài Loan cũng là một trong những hạng mục điều tra.
Tài liệu “Những điểm chính của Công tác Mặt trận Thống nhất năm 2019” còn có nội dung yêu cầu người làm nhiệm vụ phải “nắm vững tình hình trí thức kiều bào ở nước ngoài, thiết lập kho cơ sở thông tin người Hoa tại Hồng Kông, Macao và Đài Loan, và làm tốt công việc quản lý tình hình kiều bào Đài Loan, tăng cường giao lưu để thúc đẩy tuyên truyền tình cảm yêu nước”.
Không chỉ vậy, biện pháp tương tự cũng đã được sử dụng để nhắm vào các nhóm tôn giáo nước ngoài. Tạp chí Bitter Winter còn cho biết, ĐCSTQ từ lâu đã bắt đầu thu thập thông tin về các học viên Pháp Luân Công cũng như thành viên của các nhóm tôn giáo ở nước ngoài để xây dựng cái gọi là “cơ sở dữ liệu nhân sự”. Bằng cách tận dụng các mối quan hệ gia đình, ĐCSTQ nỗ lực tác động khiến những Kitô hữu thuộc Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn năng đã trốn thoát được ra nước ngoài phải quay trở về nước.
Tuyết Mai / Tri thucvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét