Sự việc bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh tại Washington DC chính thức công khai các thông điệp và ký kết chia sẻ bài toán năng lượng cùng Mỹ là kết quả của một quá trình từ cả hai phía Việt, Mỹ.
Năm 2018 tại một cuộc hội thảo về khí tự nhiên, không phải... tự nhiên bà Mary Tarnowka, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh là khách mời, và không phải tự nhiên người đại diện của ngoại giao Mỹ lại cảnh báo về "tình trạng thiếu năng lượng nghiêm trọng sẽ xảy ra ở Việt Nam”.
Cũng tại hội thảo này, chuyên gia kinh tế môi trường Lê Việt Phú cho biết: "Việt Nam cần một nguồn năng lượng hỗn hợp đa dạng. Ông nói Việt Nam sẽ không từ bỏ năng lượng than, nhưng sử dụng nhiều khí đốt tự nhiên ít gây ô nhiễm hơn so với than, đồng thời các nguồn năng lượng thay thế khác được phát triển”.
Có nghĩa, khí đốt tự nhiên, khí hoá lỏng đã được chọn lựa cho cuộc chơi năng lượng mới. Bấy lâu năng lượng từ than gây ô nhiễm nặng và phụ thuộc nguồn than của Trung Quốc.
Bấy lâu Trung Quốc là nguồn cung chính khí hóa lỏng cho Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2018, chiếm 36,4% tổng lượng khí nhập của cả nước với 357,9 nghìn tấn sẽ được bổ sung dần thay thế bằng khí hoá lỏng của Mỹ với hàng loạt nhà máy điện do Mỹ đầu tư ở cả ba miền của Việt Nam.
Với công suất lớn của các nhà máy điện này thì Việt Nam hàng năm sẽ mua khí hoá lỏng của Mỹ với chất lượng cao khối lượng hàng triệu tấn trị giá cả chục tỷ đô la.
Điều này có ý nghĩa rất lớn không chỉ là chuyện An ninh năng lượng chọn bạn đặt niềm tin để dần thoát khỏi những kẻ khó chơi không thể tin, cũng không chỉ là bài toán cân bằng cán cân thương mại mà còn là vấn đề An ninh Biển Đông.
Tại sao việc VN mua và Mỹ bán khí hoá lỏng cho các nhà máy điện trải khắp ba miền VN lại liên quan đến An ninh Biển Đông?
Xin thưa:
Với việc vận chuyển bằng tàu thuỷ khí hoá lỏng hàng triệu tấn hàng năm thường xuyên và tấp nập các đội tàu thương mại của Mỹ sẽ dọc ngang Biển Đông.
Sự hiện diện thường xuyên và tấp nập này kèm theo hệ thống bảo vệ an toàn bắt buộc xưa nay sẽ tạo nên sự thường trực của các hạm đội của Mỹ ở Biển Đông và tạo nên sự thường trực ứng phó của hải quân Mỹ trước những nguy cơ mất an toàn của các tàu thương mại của Mỹ từ phía Trung Quốc đang muốn biến Biển Đông thành ao nhà của chúng.
Vâng, một bạn của gã làm việc cho tập đoàn Gen X Energy của Mỹ vừa cho gã biết tập đoàn này đang gấp rút xin Chính phủ VN cấp phép cho Dự án nhà máy điện bằng năng lượng khí hoá lỏng tại Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng đầu tư 6 tỷ đô la.
Nếu Dự án mới này thành hiện thực thì Biển Đông càng đông đúc hơn sự hiện diện các đội tàu chở khí hoá lỏng của Mỹ.
Gã đi khắp nước Mỹ - đất nước sử dụng điện lớn nhất thế giới. Nguồn điện từ đâu ra? Xin thưa khắp nước Mỹ, nơi nào có nắng là có năng lượng mặt trời, nơi nào có gió là kìn kịt cả nghìn quạt gió - năng lượng gió. Và đó chính là năng lượng tái tạo. Và đó mới chính là điều VN cần nhất ở Mỹ khi đặt niềm tin An ninh năng lượng vào ông Bạn này.
Sau nhiệt điện khí hoá lỏng, hy vọng sẽ là làn sóng năng lượng gió, năng lượng mặt trời những thứ mà VN rất và luôn và bất tận giàu có.
Các dòng sông VN sẽ được cứu sống trả lại là sông. Nước bạn Lào, Cămpuchia nếu có nguồn năng lượng tái tạo này thì các con đập sông Mekong sẽ bị dỡ bỏ, chiến lược gọng kìm lưỡi bò và lưỡi Mekong của Trung Quốc để uy hiếp các nước ĐNA sẽ bớt áp lực.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét