Trong làng ca hát và thích nghe ca hát không mấy ai không biết đến bài hát ra đời thời chiến tranh bảo vệ biên giới: "Chiều biên giới" ca khúc của nhạc sỹ Trần Chung, lời thơ: Lò Ngân Sủn. Lò Ngân Sủn quê ở huyện Bát Xát, Lào Cai. Ông là người dân tộc Giáy, nguyên là giáo viên dạy học ở địa phương, sau làm trưởng phòng giáo dục huyện Bát Xát, Lào Cai...
Nếu không có cuộc tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta của bọn bành trướng Trung Quốc thì cuộc đời ông chắc theo con đường quan lộ không mấy khó khăn. Ngay ngày đầu chiến tranh, quân Trung Quốc đã ào ạt tấn công chiếm đóng huyện Bát Xát, thị xã Lào Cai, chúng đánh chiếm Cam Đường, phố Lu, huyện Bảo Thắng... Bộ đội địa phương và dân quân du khích chống trả quyết liệt nhưng lực lượng mỏng, trang bị vũ khí thiếu thốn cũng chỉ có thể hạn chế đà tiến đánh như vũ bão của địch với lực lượng chủ lực đông đảo, được trang bị vũ khí mạnh. Các cơ quan của tỉnh, của huyện được lệnh sơ tán về tuyến sau, các công nông lâm trường cử các đội tự vệ, dân quân ở lại cầm cực với địch. Anh cả của Lò Ngân Sủn là giám đốc lâm trường hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu. Mẹ già mù lòa mắc kẹt lại với chị gái ở quê. Ông được điều về Yên Bái dạy chính trị tại trường Sư phạm 10+3 của tỉnh. Ông đưa vợ con về Yên Bái (tỉnh Hoàng Liên Sơn) mà lòng ngổn ngang bao nỗi riêng chung. Nhà cửa ở Bát Xát bị tàn phá, nơi mới đến thì xa lạ, ông dựng tạm căn lều cho vợ con và dạy học...
Trong bộn bề khó khăn, thiếu thốn, gia đình mất mát, thương đau mà tâm hồn ông vẫn có phút bình yên, thanh thản lạ kỳ:
Nếu không có cuộc tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta của bọn bành trướng Trung Quốc thì cuộc đời ông chắc theo con đường quan lộ không mấy khó khăn. Ngay ngày đầu chiến tranh, quân Trung Quốc đã ào ạt tấn công chiếm đóng huyện Bát Xát, thị xã Lào Cai, chúng đánh chiếm Cam Đường, phố Lu, huyện Bảo Thắng... Bộ đội địa phương và dân quân du khích chống trả quyết liệt nhưng lực lượng mỏng, trang bị vũ khí thiếu thốn cũng chỉ có thể hạn chế đà tiến đánh như vũ bão của địch với lực lượng chủ lực đông đảo, được trang bị vũ khí mạnh. Các cơ quan của tỉnh, của huyện được lệnh sơ tán về tuyến sau, các công nông lâm trường cử các đội tự vệ, dân quân ở lại cầm cực với địch. Anh cả của Lò Ngân Sủn là giám đốc lâm trường hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu. Mẹ già mù lòa mắc kẹt lại với chị gái ở quê. Ông được điều về Yên Bái dạy chính trị tại trường Sư phạm 10+3 của tỉnh. Ông đưa vợ con về Yên Bái (tỉnh Hoàng Liên Sơn) mà lòng ngổn ngang bao nỗi riêng chung. Nhà cửa ở Bát Xát bị tàn phá, nơi mới đến thì xa lạ, ông dựng tạm căn lều cho vợ con và dạy học...
Trong bộn bề khó khăn, thiếu thốn, gia đình mất mát, thương đau mà tâm hồn ông vẫn có phút bình yên, thanh thản lạ kỳ:
"Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như tiếng chim hót gọi
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá
Như tình yêu đôi ta...
Có nơi nào xanh hơn
Như tiếng chim hót gọi
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá
Như tình yêu đôi ta...
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta ngọn núi
Như đất trời biên cương..."
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta ngọn núi
Như đất trời biên cương..."
Trong lúc sục sôi bom đạn, trong vô vàn gian lao, thiếu thốn, ông vẫn cất cao bản tình ca quê hương, đất nước tươi đẹp và thanh bình thì thật không mấy thi nhân làm được nếu không giữ được sự lạc quan, yêu đời vừa hồn nhiên vừa đắm đuối trong tâm hồn:
"Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùa tỏa ngát hương bay."
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùa tỏa ngát hương bay."
Say với cảnh sắc quê nhà nhưng ông không không quên quê nhà đang bị giặc giày xéo, đang bị giặc chiếm đóng hoặc quấy rối không yên. Ông hướng về bao nhiêu bạn bè, đồng chí, đồng đội đang ngày đêm chiến đấu, hy sinh để giữ cho quê hương đất nước thanh bình, gửi lòng tin yêu sâu sắc nơi họ:
" Chiều biên giới em ơi
Đôi ta cùng chiến hào
Gần nhau thêm bền chí
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương..."
Đôi ta cùng chiến hào
Gần nhau thêm bền chí
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương..."
Nhạc sỹ Trần Chung trong chuyến đi biên giới đọc được bài thơ của ông đã đồng cảm với hồn thơ dung dị mà đằm thắm, lược bớt chút ít sự sa đà của bài thơ cho phù hợp với giai điệu của bài hát, chau chuốt ca từ cho bài hát vút lên niềm tự hào và lạc quan yêu đời. Bài hát được hàng ngàn vạn người mến mộ và yêu thích khi đi lên tuyến đầu biên giới hay nơi hậu phương xa xôi, kể cả những năm sau này, khi tiếng súng trên biên cương đã lặng yên thì "Chiều biên giới em ơi..." vẫn ngân vang trong lòng thế hệ đã góp phần làm nên chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược và cả thế hệ trẻ hôm nay...
Lò Ngân Sủn bạo bệnh, liệt nửa người đến 10 năm thì ra đi; ông lâm trọng bệnh khi bút lực đang sung sức, độ chín của văn chương đã và đang được khẳng định. Ngày đưa ông về yên nghỉ nơi quê nhà, tôi thầm mong ông hãy yên nghỉ nơi quê hương biên giới của ông và của đất nước, "cầu mong anh hãy thanh thản ngắm mùa đào hoa nở, ngắm mùa sở ra cây anh nhé! Thương anh vô cùng! Nhớ anh vô cùng! Anh Lò Ngân Sủn ơi!"
14 - 2 -2019.
MAI LIỄU.
Lò Ngân Sủn bạo bệnh, liệt nửa người đến 10 năm thì ra đi; ông lâm trọng bệnh khi bút lực đang sung sức, độ chín của văn chương đã và đang được khẳng định. Ngày đưa ông về yên nghỉ nơi quê nhà, tôi thầm mong ông hãy yên nghỉ nơi quê hương biên giới của ông và của đất nước, "cầu mong anh hãy thanh thản ngắm mùa đào hoa nở, ngắm mùa sở ra cây anh nhé! Thương anh vô cùng! Nhớ anh vô cùng! Anh Lò Ngân Sủn ơi!"
14 - 2 -2019.
MAI LIỄU.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét