Theo wikipedia, ông Hưởng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 9 (2001-2006) và khóa 10 (2006-2010), đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định xử một số nhân vật đấu tranh dân chủ hoặc vận động nhân quyền. Ông đã bác bỏ những lo ngại của Hoa Kỳ về nhân quyền, ông Hưởng cũng đề nghị chính phủ Mỹ "có hành động đối với các nhóm "thù địch" ở Hoa Kỳ gồm có các ông Kok Ksor, Võ Văn Ái, Nguyễn Hữu Chánh và đảng Việt Tân. Ông được tặng Huân chương Quân công hạng nhất cho chuyên án C509 (Bộ Công an), chuyên án đấu tranh với tổ chức bị Chính phủ coi là phản động do Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung đứng đầu...
Tướng Hưởng (thứ hai từ phải sang) giới
thiệu với khách thăm Chi nhánh Ảnh: Xuân Ba
Trước Tết ghé anh bạn. Thấy trên bàn một cuốn sách bìa cứng in khá bắt mắt có cái tên Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ tác giả là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. À thì ra hưu, viết sách, hồi ký… Các tướng nhà ta tự khi nào đã học cái cách nghỉ ngơi sang trọng ấy? Sức khỏe còn ở mức viết, ra được sách. Vậy là may là mừng rồi!Tôi mang cuốn sách về. Không chú tâm lắm bởi mệt. Nhưng bất ngờ cuốn sách đã choán non nửa phần đêm. Tướng Hưởng, người chuyên lo tầm quốc sự về an ninh nhiều năm, một thời gian dài luôn xuất hiện trên các diễn đàn các cuộc họp trọng của quốc tế và trong nước.
Trong ánh đèn đêm là lần lượt những nội dung làm việc nhiều lần giữa tướng Hưởng và Đại sứ Hoa Kỳ Michael Marine, với Phó Đại sứ Jonathan Aloisi, với Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, với các yếu nhân trong phái đoàn Hoa Kỳ về tự do tôn giáo… Nhiều thông tin chưa thấy ló dạng trên các phương tiện truyền thông? Và hình như lần đầu xuất hiện trong một cuốn tày tặn của NXB Công an nhân dân này?
Dẫu có bắt mắt. Nhưng đọc hơi vất! Bởi thuần là thứ văn bản dạng biên bản một cuộc họp. Vất bởi người coi sách phải đọc giữa hai hàng chữ. Người đọc phải bắt buộc làm việc. Nghĩa là phải nghĩ, phải tưởng tượng ra cái khôn cái khéo sự uẩn súc và tầm lẫn tâm của người trong cuộc. Người trong cuộc là tác giả cuốn sách và các đối tác. Tướng Hưởng không dọn sẵn cái tôi để người đọc sẻ chia, thưởng thức những cung cách của một thể loại hồi ký. Hình như ý đồ của tác giả là tướng Hưởng muốn vậy? Có lẽ một dịp khác sẽ trở lại cuốn sách của tướng Hưởng.
Hóa ra tướng Hưởng không chỉ ra sách. Tấm giấy mời do Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc Chi nhánh kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học của Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông ký đã dẫn tôi lên taxi. Một chặng dài dặc sang Khu đô thị bên kia sông Hồng có cái tên cũng dài thượt Vinhomes Riverside Long Biên Hà Nội… Tại đó đang sắp diễn ra sự kiện ra mắt Chi nhánh Phương Đông Hà Nội và tạp chí Phương Đông xuất bản số đầu. Thì ra lâu nay tướng Hưởng không chỉ ra sách và nghỉ theo nghĩa hưu? Nhiều ngạc nhiên khi cùng các ký giả tham quan cơ ngơi của Chi nhánh. Ở tuổi tướng Hưởng mà bày đặt ra một cuộc chơi có lẽ cuối đời hơi bị hoàng tráng thế này dễ không phải ai cũng làm được? Mà ông chuẩn bị, sắm sanh tự khi nào vậy?
Một góc khu bảo tàng kỷ vật chiến tranh
Khởi đầu là khu bảo tàng rộng thênh của Chi nhánh. Tất thảy món đồ trưng ở đây tướng Hưởng đã cất công rinh từ Hoa Kỳ về. Tất cả là hiện vật của chiến sĩ ta hy sinh ở các chiến trường nhất là chiến trường miền Nam lính Mỹ đã lấy đưa về Mỹ làm kỷ vật của họ. Đó là các loại quân trang, quân dụng, ảnh, sổ tay, nhật ký công tác, thư gửi gia đình…
Tấm áo lính màu xanh Tô Châu bạc phếch, đôi dép cao su, cái bát sắt ăn cơm B52, bi đông nước, những lá thư gửi từ hậu phương, sổ tay, bút máy Hồng Hà… Vẫn thường gặp đâu đó trong bảo tàng về kỷ vật chiến tranh. Nhưng bây giờ chiêm quan những đồ vật ấy, tôi rân rân cảm giác những thứ ấy đang mong manh như đang phập phồng một thứ hồn cốt? Bởi các vật phẩm kia, đang tĩnh tại ở đây vừa trở về từ tít mãi phía bên kia trái đất! Bởi gần nửa thế kỷ, những vật ấy nằm trong tay những người lính Mỹ trong tư gia trong bảo tàng từ Washington, New York từ những địa danh bờ Tây sang bờ Đông nước Mỹ. Những người lính Mỹ sau cuộc chiến đã đem theo những đồ vật ấy mà họ thu nhặt được ở chiến trường Việt Nam mang về Mỹ để làm kỷ niệm. Đơn giản chỉ có vậy. Những thẻ Quân nhân giấy tờ tư trang, những lá thư từ hậu phương gửi vào các B chiến trường… đương đậu khiêm tốn trong các góc, đương choán chỗ trong tủ kính trưng bày kia chẳng phải là vô tri! Mà chừng như sắp cất nên lời?
Tướng Hưởng đang kể lại chuyện nhà báo nhà văn Nguyễn Như Phong - một cộng sự của ông (đang đảm trách nhiệm vụ Thư ký Tòa soạn Tạp chí Phương Đông) mới thử liên hệ một địa chỉ trong một lá thư thời chiến, Như Phong đã có ngay hồi âm tích cực. (Sau này tôi có gặp Phong, vị thư ký tòa soạn này chỉ vắn tắt rằng ráng đợi Phong tiến hành vài việc nữa khi hoàn tất sẽ chia sẻ thông tin sau). Chao ôi, những vật chứng lưu lạc từng câm lặng vô hồn nơi xứ người, những dằng dặc tin nhạn mù tăm của người lính chiến, nay sắp hiện hình bằng địa chỉ bằng con người cụ thể ở trên đất Việt mến yêu thì ơn ấy mừng ấy biết lấy chi cân?
Tôi chưa kịp hỏi tướng Hưởng, manh mối hay lộ trình nào để ông tiếp cận rồi liên hệ những xin lẫn mua rồi phương thức chuyên chở như thế nào để đem về Việt Nam về chính cái nơi xuất phát xuất xứ những kỷ vật chiến tranh ấy. Nhưng chắc phải là nhiêu khê tốn sức lắm? Như tướng Hưởng cho hay, hầu hết là hảo tâm là lòng trắc ẩn của các cựu binh của người quản lý bảo tàng tư nhân mong muốn các kỷ vật ấy mau chóng được tìm về với người thân ở Việt Nam. Nhưng cũng có thứ phải tốn sức lẫn tốn kém. Như Lá cờ chiến thắng của sư đoàn 320 đã bị bom đạn phá nát một phần mà một lính Mỹ thu được tại chiến trường đã thẳng thừng định cái giá chuộc là 20 ngàn USD!
Một góc khu bảo tàng kỷ vật chiến tranh
Chúng tôi dường như không ai bảo ai mà hết thảy như ghìm bước. Chầm chậm coi cho hết, ngó cho kỹ để cảm để thấm cái giá của chiến tranh và những mất mát hy sinh của cuộc chiến. Đã hơn nửa thế kỷ Mậu Thân 1968. Bây giờ chiêm ngắm lá cờ Mặt trận DTGPMNVN từng chĩnh chiện tung bay suốt mấy tháng ở Phu Văn Lâu Huế mùa xuân 1968 đang trang trọng để kia thấy cuộn lên bao nỗi niềm. Hành trình lá cờ nửa đỏ nửa xanh nửa đỏ của đất màu xanh của trời trở về với bảo tàng đây là cả một cuốn phim dài mà khuôn hình nào cũng là máu lửa! Như một quá vãng bi hùng bất chợt ập về. Kết thúc Mậu Thân, lính Mỹ thu được sau đó mang về Mỹ. Thoáng nhanh ý nghĩ từ câu chuyện của tướng Hưởng, duyên mối để ông và cộng sự lần ra được cái nơi giữ lá cờ này ở Hoa Kỳ. Rồi người giữ nó hàng bao năm nay. Rồi chuyển bao nhiêu chủ. Và ngày trở về… Vâng, có lẽ phải có sự can dự của loại hình điện ảnh thì mới bật dậy và chuyển tải được thứ ký ức chiến trường khủng khiếp ấy?
Người xưa có câu châu về hợp phố hay của Xê da thì trả cho Xê da để chỉ thông điệp về sự may mắn về lộ trình của sự tử tế. Thấy tự dưng thấy có lý khi vận vào việc làm công sức và nghĩa cử của tướng Hưởng và cộng sự.
Tướng Hưởng cũng bộc bạch rằng, ông và các cộng sự còn phải gắng nhiều nữa, cả sức lực lẫn tài chính bởi nguồn các kỷ vật của các chiến sĩ ta hy sinh ở các chiến trường hiện ở Hoa Kỳ còn khá nhiều. Đưa được các kỷ vật ấy về Việt Nam cũng cần có sự xúm tay chung lo của nhiều cá nhân và cơ quan có trách nhiệm. Và để sống động, có ý nghĩa hơn sẽ cố gắng xác định xuất xứ kỷ vật danh tính liên quan. Có lẽ các nhà báo, các phương tiện truyền thông cũng cần góp sức.
Theo lộ trình về Chi nhánh Phương Đông Hà Nội không chỉ có những kỷ vật thời chiến. Chưa rõ ông tướng Nguyễn Văn Hưởng và cộng sự đã chuẩn bị, đã sắm sanh tự bao giờ và nương theo nguồn ngả nào để mang nhiều thứ hồn cốt về Trung tâm tư liệu như thế?
Hiện đang đậu chi chít trên giá của Trung tâm tư liệu của Chi nhánh Viện Nghiên cứu Phương Đông hơn 10 ngàn cuốn sách và hàng triệu các loại tài liệu, phim ảnh đề cập, liên quan đến cuộc chiến tranh VN của các cơ quan trọng yếu Hoa Kỳ. Riêng khoản hàng ngàn tấm bản đồ cổ về VN được sưu tầm ở Hoa Kỳ, Pháp, Châu Âu và một số nước châu Á… Rồi hàng thước tài liệu của CIA đã giải mật. Lật coi nhanh mới thấy những gì mà phương tiện truyền thông của ta trước nay đề cập về cuộc tập kích Sơn Tây là quá sơ sài. Thôi tạm ngưng vì nói thêm những tay viết phơi ơ tông (thứ phóng sự dài kỳ trên báo) sẽ băm bổ tới đây mất! Rồi tư liệu phong phú tày tặn về nữ phát thanh viên huyền thoại của Đài Tiếng nói VN Trịnh Thị Ngọ mà lính Mỹ gọi là Hana Hà Nội chắc chắn sẽ hấp dẫn những ai tiếp cận.
Qua giới thiệu của tướng Hưởng, người thưởng lãm như đang mường tượng như đang đọc được một tầm vóc bề thế của một Thư viện hữu dụng phong phú thiết thực cho các loại đối tượng sẽ hình thành trong một tương lai rất gần.
Sẵn trong tay nguồn tư liệu phong phú, không chậm trễ đáp ứng nhu cầu chính đáng của bạn đọc, Viện nghiên cứu Phương Đông đã có những bước khởi đầu ngoạn mục. Một số đầu sách đã được xuất bản và chuẩn bị ấn hành. Mới nghe tên sách đã thấy toát yếu nên thứ Best Sellers (ăn khách) và hơi hướng thời sự lẫn thị trường như Xung đột Biển Đông nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý. Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng. Phút sụp đổ của Việt Nam cộng hòa… Những sách ấy ra được và ra kịp thời như tướng Hưởng bật mí là do sự hỗ trợ tích cực vô tư của nhiều người bạn Mỹ và các cộng sự uyên bác thân thiết của ông tại VN.
Ngẫu nhiên chăng khi TBT Nguyễn Văn Hưởng chọn nhà báo Trần Mai Hạnh làm phó cho mình? Trần Mai Hạnh từng đoạt giải Hội Nhà văn về cuốn sách “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” .
… Nghe thêm mấy nhà báo, học giả cao niên lúc về đang suy tư lời mời chung lúc tiễn khách của chủ nhà là trân trọng mời các nhà báo nếu có nhu cầu ghé Trung tâm tư liệu (mai kia sẽ là một thư viện hoành tráng) Trung tâm sẽ sẵn lòng và sẵn sàng… Họ đang trù liệu quỹ thời gian cùng sức mọn của tuổi tác là muốn đóng đinh một chỗ lâu lâu ở nơi bộn bề kỳ thú về tư liệu này!
XUÂN BA
https://www.tienphong.vn/xa-hoi/gap-lai-tuong-huong-1381026.tpo
Nguyễn Văn Hưởng (sinh năm 1946 ở xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) là Thượng tướng Công an nhân dân Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh trước khi chuyển sang làm Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về an ninh và tôn giáo.
Ông Hưởng trước khi là Thứ trưởng từng là Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.[1]
Ông Hưởng từng là thành viên Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin.[2]
Ông Hưởng từng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 9 (2001-2006)[3] và khóa 10 (2006-2010),[4] đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định xử một số nhân vật đấu tranh dân chủ hoặc vận động nhân quyền.[5] Ông Hưởng đã bác bỏ những lo ngại của Hoa Kỳ về nhân quyền, ông Hưởng cũng đề nghị chính phủ Mỹ "có hành động đối với các nhóm "thù địch" ở Hoa Kỳ gồm có các ông Kok Ksor, Võ Văn Ái, Nguyễn Hữu Chánh và đảng Việt Tân.[6]
Ông Hưởng nhận Huân chương Quân công hạng nhất cho chuyên án C509 (Bộ Công an), chuyên án đấu tranh với tổ chức bị Chính phủ coi là phản động do Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung đứng đầu.[7]
Ông Hưởng trong một thời gian dài cũng đại diện ngành an ninh trong các tiếp xúc cấp cao với quan chức ngoại giao nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ. Năm 2011, ông còn nhận lời làm cố vấn an ninh cho công ty tổ chức giải bóng đá Ngoại hạng ở Việt Nam.[8]
Tài liệu do Wikileaks công bố cho thấy ông Hưởng khi còn tại chức đã tỏ ý trách cứ Hoa Kỳ không đứng về phía Việt Nam ở Biển Đông.[9]
Điện tín rò rỉ từ Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đánh giá thấp hiểu biết của Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng về Hoa Kỳ khi còn tại chức: "Sự phân tích của ông Hưởng về các chính khách Hoa Kỳ và "các thế lực chống Việt Nam" cho thấy sự thiếu hiểu biết về hệ thống của Hoa Kỳ và phân tích rất kém cỏi".[6]
Ông Hưởng nghỉ hưu từ 1/3/2013 theo Quyết định số 360/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.[10]Quyết định này là tuân theo Quyết định số 690-QĐNS/TW của Bộ Chính trị đã ra ngày 31/1/2013 về việc ông Hưởng nghỉ hưu.[11]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét