Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

Nhận dạng tự động để bắt nghi phạm_ Mừng hay lo?


baomai.blogspot.com
Cảnh sát ở London đang thử nghiệm công nghệ quét mặt tự động

Cảnh sát London đang thử nghiệm tự động nhận dạng gương mặt, một công nghệ gây tranh cãi vì lo ngại về tính riêng tư của công dân.

Romford, một vùng ở ngoại vi London, chứng kiến việc thử nghiệm trong hai ngày 31/1 và 1/2. Trước đó, cảnh sát London đã làm thử tám lần ở những nơi khác.

baomai.blogspot.com
  
Việc tự động nhận dạng được tiến hành tám giờ trong ngày, có sự chứng kiến của cảnh sát mặc đồng phục, với thông tin được phát cho người dân.

Trong thử nghiệm này, máy của cảnh sát lưu trữ những người đang bị giới chức truy nã.

Nếu máy quét thấy có gương mặt giống với kho dữ liệu, cảnh sát tại chỗ sẽ tiến hành kiểm tra để xác minh danh tính người bị máy báo động.

baomai.blogspot.com
  
Cảnh sát London nói tháng 12 năm ngoái, trong một thử nghiệm tương tự, họ đã tiến hành hai vụ bắt giữ do kết quả của máy.

Tuy vậy, có tổ chức như Big Brother Watch, vận động cho quyền riêng tư, lên án công nghệ này là "độc đoán, nguy hiểm, vô luật pháp".

Thông cáo của nhóm này tháng 12 năm ngoái nói "theo dõi người vô tội ở nơi công cộng là xâm phạm quyền căn bản về riêng tư, tự do ngôn luận và tụ họp".

baomai.blogspot.com
Tại Cardiff, Wales, xe cảnh sát gắn máy nhận dạng tự động

Tại Wales, cảnh sát đã dùng công nghệ tự động nhận diện gương mặt ở nhiều sự kiện tại Cardiff kể từ chung kết Champions League tháng 6/2017.

Một nghiên cứu về việc này nói rằng độ chính xác của nó tại Wales đã cải thiện từ khi sử dụng, nhưng bị xấu đi khi thiếu ánh sáng hay giữa đám đông người.

Tại Wales, từ khi bắt đầu dùng ở trung tâm thành phố Cardiff nhân chung kết Champions League 2017, công nghệ mới này khiến 2.000 người bị nhận diện nhầm.

Chuyên gia về quyền riêng tư của LHQ Joseph Cannataci đã chỉ trích việc sử dụng công nghệ của cảnh sát tại Wales.

baomai.blogspot.com
Việc quét mặt được dùng tại chung kết Champions League 2017 ở Cardiff

Nhận diện gương mặt - thông qua thuật toán để ráp nối gương mặt người với dữ liệu video và ảnh - dĩ nhiên không phải là điều mới mẻ.

Kỹ thuật này đã được dùng để 'tag' người dùng trên Facebook, mở khóa iPhone hay PlayStation.

Đa số công dân Mỹ cũng đã có trong kho dữ liệu nhận diện gương mặt của chính phủ, dựa vào ảnh passport và bằng lái xe.

baomai.blogspot.com
  
Tại Mỹ, FBI và nhiều cơ quan thực thi pháp luật đã sử dụng các dữ liệu này từ nhiều năm. Nhưng thường việc ráp nối diễn ra trong hoàn cảnh "cố định", nghĩa là so sánh hình ảnh, video với các hình chụp khác.

Khi công nghệ tiến bộ hơn, xuất hiện khả năng nhận diện gương mặt "trực tiếp". Máy quay video trực tiếp sẽ quét hình ảnh người đang đi để ráp nối với kho dữ liệu nghi phạm.

Theo NBC News, cơ quan an ninh Mỹ đã thử nghiệm công nghệ mới ở một số sân bay. Và hiện nay, người Mỹ đang xây dựng các hệ thống để có thể dùng cho cảnh sát địa phương.

baomai.blogspot.com
  
Nhưng công nghệ nhận dạng mới đã gây ra lo ngại về việc theo dõi, xác minh nhầm.

Việc nhận dạng hiện không hoàn hảo, và có thể sẽ không bao giờ hoàn hảo để biết chắc 100% rằng gương mặt trong hai hình là một.

Một nghiên cứu gần đây của Joy Buolamwini, từ MIT, cho thấy các hệ thống còn không xác định được giới tính của các phụ nữ da đen nổi tiếng như Michelle Obama và Oprah Winfrey.

Năm ngoái, truyền thông Mỹ tiết lộ tập đoàn thương mại điện tử Amazon cũng đã bước chân vào ngành "kinh doanh theo dõi".

baomai.blogspot.com
  
Khi đó, người ta biết rằng một số lực lượng cảnh sát Mỹ, như tại Orlando, Floria, đã mua công nghệ nhận dạng của Amazon.

Nhiều nhân viên Amazon kêu gọi tổng giám đốc Jeff Bezos ngừng hợp tác.

Sau khi gặp sức ép, cuối tháng Sáu 2018, cảnh sát thành phố Orlando nói họ dừng chương trình thử nghiệm.

baomai.blogspot.com
Cảnh sát tỉnh Hà Nam, Trung cộng đeo kính để nhận dạng nghi phạm

Nhưng khi ngày càng có nhiều công ty công nghệ tiếp thị sản phẩm cho cảnh sát, phải chăng sớm muộn công nghệ này sẽ trở nên phổ biến?

baomai.blogspot.com

Nicola Dickinson, phó chủ tịch của Digital Barriers, nói với NBC News năm ngoái: "Chúng ta đang rất gần đến việc đưa công nghệ đến tay lực lượng thực thi pháp luật."

baomai.blogspot.com
  
Hệ thống nhận dạng của Digital Barriers đã được nhiều nơi ở châu Âu, châu Á và trong chính phủ Mỹ sử dụng, theo lời công ty này. Nhưng họ từ chối tiết lộ tên khách hàng.

Tháng Hai năm ngoái, cảnh sát Trung cộng, nhân dịp Tết, đã công khai sử dụng công nghệ nhận diện gắn trên kính đeo.

baomai.blogspot.com
  
Giới chức nói thiết bị giúp họ trong những dịp đông người như khi người Trung cộng về quê dịp Tết.

Hình ảnh nữ cảnh sát đeo kính nhận dạng ở một nhà ga ở tỉnh Hà Nam khi đó xuất hiện trên nhiều tờ báo.

baomai.blogspot.com


nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: