Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Võ mồm & vỡ mồm:

Kiều Mai Sơn: TS NGUYỄN XUÂN DIỆN - KẺ LƯU MANH HỌC THUẬT

Kiều Mai Sơn - tức Kiều Văn Khải, làm việc ở báo Nông nghiệp Việt Nam. 
Ảnh: Blog Lê Thiếu Nhơn

Lời dẫn: 

CHỈ MẶT TÊN CHỈ ĐIỂM, ĐIẾM BÚT, BƯNG BÔ 
KIỀU MAI SƠN (BÁO NÔNG NGHIỆP VN)

Đây là Kiều Mai Sơn - tức Kiều Văn Khải, làm việc ở báo Nông nghiệp Việt Nam. Nhiều năm qua học giới tỏ ra quan tâm đến các bài của Kiều Mai Sơn dọn vườn các cuốn sách, đưa ra các tài liệu quý hiếm nằm trong các văn khố. Tuy nhiên, khác với người có học thông thường, Kiều Mai Sơn lấy việc bêu riếu, thổi phồng, dựa vào câu chuyện nghe được rồi thêm thắt để người đọc hiểu sai chuyện, và nâng quan điểm các sai sót ấy thành một thú vui tinh thần, một niềm vui độc ác. Nhiều cuốn sách vì vậy mà bị thu hồi và đình bản:Một Cơn Gió Bụi (Trần Trọng Kim), Miếng Ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Thơ của Trần Nhuận Minh; hạ bệ Tân Nam tử Nguyễn Văn Vĩnh v.v. Vì vậy anh em trong học giới đã nhận ra và gọi rõ đây là một tên chỉ điểm, điếm bút.

Về nhân dạng, ai cũng nhận thấy Kiều Mai Sơn mặt dơi tai chuột, mang tâm địa tiểu nhân, đểu cáng. Mắt không dám nhìn thẳng, đi đâu cũng lấm lét như mắt rắn ráo. Cả làng báo không ai chơi. Nửa làng học thuật đã nhận ra là đồ phản phúc, loại nhai đàm hạng ngữ (kiểu đầu đường xó chợ), nghe hơi nồi chõ (như việc phát hiện các lỗi ở Đường Thi Quốc Âm Cổ bản là do người khác, và nhiều anh em Hán Nôm cũng xác nhận có nhiều lỗi bắt chưa đúng, nhiều trường hợp là tác giả không sai nhưng chưa chú thích rõ), hại biết bao nhiêu người, nên người ta không dây vào, trừ một số người chưa nhận ra hắn. 

Sinh ra làm người, được cha mẹ cho ăn học, giao du với chỗ chữ nghĩa, trong nhà có sách, nhưng Kiều Mai Sơn không phải là một trí thức đúng nghĩa. Vì vậy, xin anh em không cần phí nhời với anh ta nữa, hãy quan sát và trải nghiệm.
___________________________
.
Bài của TS Chu Mộng Long, về cuốn Đường thi Quốc âm cổ bản có đoạn: "Một quyển sách dù công phu mấy cũng không tránh khỏi sai sót. Tôi tin các tác giả luôn cầu thị lắng nghe sự góp ý. Và hiển nhiên cũng không vui khi bị kẻ tiểu nhân bới lông tìm vết để chỉ trích, hạ bệ".

Thì đây, đã có ví dụ ngay về "kẻ tiểu nhân bới lông tìm vết để chỉ trích, hạ bệ": Kiều Mai Sơn (Kiều Văn Khải), Báo Nông nghiệp Việt Nam.Chúng ta hãy xem Kiều Mai Sơn viết về một ấn phẩm cổ thi như thế nào?
Son Kieu Mai

TIẾN SĨ NGUYỄN XUÂN DIỆN – BỊT TAI TRỘM CHUÔNG 

& LƯU MANH HỌC THUẬT

Ông Nguyễn Xuân Diện, SN 1970, tại Phụ Khang, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây (Vì thế tôi học theo các cụ xưa gọi là Nghè Phụ Khang. Đồng thời, tôi cũng ra vế đối là: MẶT PHỤ KHOA NGHÈ PHỤ KHANG, đang chờ đối lại). Ông Diện bảo vệ Luận án Tiến sĩ năm 2007. Hiện ông là Phó Trưởng phòng tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được xã hội biết đến là một nhà đấu tranh dân chủ và chuyên gia nghiên cứu văn hóa truyền thống. Vừa mới đây, ông được bầu là Chánh Thanh tra nhân dân Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ông Nguyễn Xuân Diện hăm hở đấu tranh cho dân chủ và liêm chính học thuật ngoài xã hội nhưng bản thân ông thì thể hiện là một kẻ LƯU MANH HỌC THUẬT trong cuốn sách xuất bản mới đây có tên gọi “Đường thi quốc âm cổ bản” – NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (2017) mà ông đứng tên Sưu tập và biên dịch cùng ông Trần Ngọc Đông.

BỊT TAI TRỘM CHUÔNG (Yểm nhĩ đạo linh - 掩耳盜鈴)


1/ Tại nước Tấn vào thời Xuân Thu, khi họ Phạm bị Trí Bá truy đuổi, có một kẻ muốn nhân cơ hội này đến nhà họ Phạm để trộm một cái chuông lớn.

Lúc đầu tên trộm muốn vác cái chuông lên lưng nhưng nó quá lớn và quá nặng, không có cách gì xê dịch được. Hắn ta tìm được một cái búa to và nghĩ ra một cách là đập bể cái chuông thành từng mảnh, như vậy mới xách về được.

Tên trộm cố sức nện vào chuông một cái, thì “boong” một tiếng cực to, khiến hắn giật nảy cả mình. Chuông kêu như vậy chẳng phải đang thông báo với người khác là hắn ta đang ăn trộm ở đây hay sao? Thế là tên trộm nút tai mình lại, nghĩ rằng: mình không nghe thấy thì người khác cũng chẳng nghe ra.

Hắn ta vừa bịt tai vừa đập chuông thật mạnh, từng tiếng từng tiếng vang xa, mọi người nghe thấy liền ùn ùn kéo đến.

Người đời sau biến câu chuyện này thành câu thành ngữ châm biếm về thói giả dối, với ngụ ý rằng người đang nói dối cứ nghĩ rằng bản thân thông minh, người khác không thể biết được. Thật ra khi đang dối người, thì cũng là đang tự lừa mình vậy.
Đoạn trên được trích lại từ link này:https://epochtimesvietnam.wordpress.com/…/yem-nhi-dao-linh…/


2/ Khi cuốn sách “Đường thi quốc âm cổ bản” ra đời và nộp lưu chiểu quý 1/2017, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hùng hồn tuyên bố: - Nếu ai tìm ra được 5 lỗi trong cuốn sách thì tôi sẽ đình bản và tái bản lại sách ngay lập tức.


Một lễ ra mắt sách được tổ chức tại đường sách Nguyễn Văn Bình ngày 8/2/2017. Nhà xuất bản mời 2 vị soạn giả vào để giới thiệu sách. (Mời quý vị xem link này: https://tuoitre.vn/duong-thi-quoc-am-co-ban-bat-ngo-tu-xuon…)

Anh Nguyễn Quang Duy và anh Lê Huy Hoàng là hai bạn trẻ có biết Hán Nôm, khi đọc cuốn sách này đã rất ngạc nhiên vì nhiều lỗi sai rất phổ thông. Ví dụ như trang 482, tiểu sử của Tiền Hủ thì ghi ông là con của SỬ bộ thượng thư Tiền Huy đời Đường. Trong Lục bộ thượng thư thì chẳng có bộ nào có tên gọi bộ SỬ. Thì ra đó là bộ LẠI.

Anh Nguyễn Quang Duy đã chuyển cho tôi xem cuốn sách “Đường thi quốc âm cổ bản”. Sách dày 540 trang, khổ 16x24cm, in 1.500 cuốn, giá bìa 170.000 đồng. Tôi chỉ tính từ trang 25 đến trang 490 là phần nội dung. Với 465 trang này, anh Nguyễn Quang Duy chỉ ra hơn 500 lỗi. Đặc biệt là sao chép từ trang Thivien.

Khi anh Lê Huy Hoàng và anh Nguyễn Quang Duy đưa thông tin này lên facebook thì Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nổi khùng. 

Tôi trao đổi thông tin này với bà Đinh Thị Thanh Thủy, Giám đốc NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đề nghị đơn vị cấp phép “Đường thi quốc âm cổ bản” cho biết ý kiến. Bà Thủy đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì ông Diện nói: Trang 21 cuốn sách có ghi khi dịch nghĩa chúng tôi có tham khảo Thivien. Tham khảo và sao chép – ĐẠO VĂN – là hai việc rất khác nhau. Soạn giả quả đúng là BỊT TAI TRỘM CHUÔNG.

LƯU MANH HỌC THUẬT

(Tôi mượn cụm từ này trong bài viết giới thiệu cuốn sách "Đường thi quốc âm cổ bản" trên blog của bác Chu Mộng Long

Tham khảo là như thế nào? Ông Nguyễn Quang Duy dẫn ra những trang sách coppy 95% đến 100% trang Thivien. Ông Lê Huy Hoàng nói: “Tham khảo là chép 90% nội dung thì em miễn bình. Với lại, trên đời này, lù lù là 1 thằng làm khoa học, thì không thằng nào làm sách theo kiểu tham khảo 1 trang web, trừ phi lấy nội dung trang web làm đối tượng nghiên cứu. Những luận văn nào mà ghi nguồn tham khảo là thivien.net chẳng hạn, thì sẽ liệt vào hàng luận văn lôi ra… lót nồi”. 

Còn tôi gọi đây là hành động LƯU MANH HỌC THUẬT.

Tút này, tôi học ông Brian Wu xin phép được dẫn lại câu ông vẫn thường viết cuối mỗi bài: “Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks”./.




__________________  


Một số lỗi đã được soạn giả chỉnh sửa khi tái bản (quý III - 2017).
Ví dụ tương ứng như 3 ảnh trên (chụp từ bản in lần đầu quý I - 2017):





Lời bình luận của độc giả về bài viết của Kiều Mai Sơn: 

Phùng Hoài Ngọc Tôi cũng đã theo dõi các stt của nhà báo KMS về cuốn sách của Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông (Đường thi quốc âm cổ bản). Ngay đầu sách, hai soạn giả đã nói rõ dịch nghĩa tham khảo từ sách nào và cả của thivien.net. Vậy mà Kiều Mai Sơn kết luận là đạo văn, lưu manh học thuật là không thích đáng. Hơn nữa, KMS che giấu trang in ở Phàm lệ (quy tắc biên soạn) mà hai soạn giả đã nói rõ thì chưa được đàng hoàng mấy.

Thứ hai, Sách ĐƯờNG THI Cổ BảN ra từ tháng 1 năm 2017, sau đó sách đã được tái bản ngay sau mấy tháng (quý 3) và hai soạn giả đã sửa những lỗi sai, hiệu chỉnh lại bản dịch nghĩa một số bài, vậy mà KMS cứ đem bản in lần đầu ra để chỉ trích thì không được quân tử cho lắm.

Tôi nghĩ nghề làm báo bây giờ lắm thị phi, làm sao cố gắng tối đa tránh cảm tính. Tránh lời nói ác khẩu, miệt thị lẫn nhau cạn tàu ráo máng, bạn đọc bị phản cảm. Mong nhà báo bình tâm hơn. 

Đoàn Lê Giang Anh Diện cho một lời cho ngay. Sai thì nhận lỗi, sai do đâu thì giải thích thêm. Nếu coi đây là tai nạn nghề nghiệp (tại thằng đánh máy) thì cũng thẳng thắn mà rút kinh nghiệm. Nói gì thì nói anh Diện cũng là một chuyên gia Hán Nôm.
  • Chu Mộng Long Tôi đánh giá công lao nằm ở sự đối chiếu liên văn bản, giữa bản Hán (Đường thi) và bản Nôm (bản dịch của các nhà thơ Việt). Bản Nôm thì nằm ở Viện Hán Nôm. Còn bản Hán thì ắt phải copy ở đâu đó chứ chẳng lẽ tự tạo ra. Có điều các tác giả phải chua nguồn.
  •  
  • Đoàn Lê Giang Thi Viện cũng là 1 trang copy, vì vậy nguồn không là Thi Viện được. Phải chỉ ra nguồn của Thi Viện nữa. Thơ Đường thì đầy các trang mạng TQ.
  •  
  • Chu Mộng Long Điều nữa, Thi viện không hẳn là trang web tồi. Trang này cũng dựa vào nhiều nguồn. Cách dịch của họ có nhiều chỗ không ổn. Nhưng các sách Đường thi khác cũng vậy thôi. Nếu các tác giả chua nguồn đàng hoàng thì không phải tranh cãi gay gắt.
  •  Nguyễn Xuân Diện: Việc tham khảo từ sách vở và thivien.net, các soạn giả đã nói rất rõ tại bài Phàm Lệ ở trang 21 (cả bản in lần 1 và lần 2).


Phùng Hoài Ngọc Nếu được thì xin ông KMS cho biết ở lần xuất bản hai soạn giả đã chép bao nhiêu bài từ thi viên.net, chiếm bao nhiêu %? Và lần tái bản thì chép bao nhiêu bài, chiếm bao nhiêu %?.

Ông và các bác có biết là Thi vien.net chép bản dịch từ nhiều nguồn, trong đó có cả "Đường thi tuyển dịch" của Lê Nguyễn Lưu mà ko đề nguồn ? ... Mặt khác tôi thích nghe chuyện học thuật để được mở rộng tầm mắt mà các bác nói như "chém đinh chặt sắt" rất khó tiếp thu... Theo tôi nghĩ làm sách cổ tiếp thu người đi trước là lẽ thường, cơ bản là soạn giả có đóng góp thêm phần nào thì cũng đã nói rõ phần đó. 

Trung Manh mình đánh giá đây ko phải là 1 quyển sách có ISSN và cũng ko đại diện cho 1 thực thể khoa học nào đó 2 tác giả phải bỏ tiền túi ra in. Đã ko có ISSN thì góp ý nhẹ nhàng cho tác giả là được thôi mà. 

Phạm Lưu Vũ Bài này của Son Kieu Mai à? Thật thất vọng đấy. Anh vẫn tin Nguyễn Xuân Diện.
  • Son Kieu Mai Phạm Lưu Vũ: anh vẫn ca ngợi Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là người giỏi Hán Nôm nhất Viện Hán Nôm đấy thôi. Riêng về cuốn sách này thì các bản chụp không phải nguỵ tạo.
  • Phạm Lưu Vũ Son Kieu Mai Anh vẫn quý tấm lòng của NXD đối với đất nước. Dủ Diện từng chửi anh vì anh bênh vực 1 truyện ngắn, thì anh vẫn rất coi trọng chú Diện. Đối với anh, cái gì ra cái đó. Em không nên nặng lởi với Diện. Anh vẫn coi NXD là KẺ SĨ.
  •  Son Kieu Mai Phạm Lưu Vũ: vâng. Trong giới họ gọi tắt là XĨ DIỆN đấy anh ạ.
  •  Phạm Lưu Vũ Son Kieu Mai Đó là việc của bọn "giới" ấy. Không phải việc của anh. Em chớ có chạy theo bọn "giới" ấy nếu muốn trở thành người có trí tuệ..

Hoài Hương Đúng là vạch lá nhg kg phải tìm sâu mà làm cho lá rách mới chịu.Có sâu đâu mà tìm. Chỉ là kg làm đuoc thì phá cho hôi.
Pham Dung Nó là bưng bô đĩ bút. Sủa theo lệnh trên mà.
Nguyễn Hà Giang Thế là quá rõ qua các ý kiến của các vị học giả mới thấy ai là kẻ sỹ ai là tiểu nhân. Các Diện nói đúng, kẻ mặt dơi chỉ giỏi ăn đêm sợ ánh sáng.
Đặng Phước Kiều Mai Sơn là kẻ "bới lông tìm vết", "bới bèo ra bọ". Một cuốn sách dù nội dung hay mấy cũng có mắc lỗi, hạn chế vì tác giả cũng là con người chứ đâu phải thần thánh? Vả lại, phát hiện lỗi và chân tình sửa lỗi khác với kiểu tìm ra lỗi nhỏ rồi phóng đại lên để phủi bỏ giá trị của quyển sách! MKS là kẻ đã làm theo cách đạp đổ công lao người khác thì đúng là quá ư tiểu nhân! 

Trung Phamduy Dạng chó chuyên đi cắn trộm 

Tuan Truong Đúng là loại hạ cấp mất dạy, ngữ này mà là nhà phê bình văn học sao? 

Hồng Thắm Phạm Hắn là "nhà phê bình lý luận" mà ngôn từ dùng dung tục thế, đọc khó vào. Nguy hiểm với sự "định hướng" khi dùng tên này.
.
Trần Quang Tuyến tởm cái thằng phê bình văn học mặt mày cũng... sáng sủa nhưng đầu óc thì... tối sủa. Đọc bài viết chỉ thấy... sự công kích cá nhân, mạ lỵ, phỉ báng của hắn, chẳng thấy một tí gì gọi là phê bình.
.
Phạm Lan Hương Nghề nào cũng có đầy đủ hạng người, từ chân chính đàng hoàng đến hèn hạ bẩn thỉu..." Văn là người".Đọc "văn" của KMS đủ thấy sự hẹp hòi, hèn hạ..
.
Lão Hạc nhìn mặt thăng này tiểu nhân lắm!!!.
.
Hùng Vũ Việt KMS ăn nói hồ đồ, học thuật là phải có tranh luận song không thể dùng từ ngữ vô văn hóa như vậy được.
.
Hoài Tâm 1./. Như vậy, gọi Kiều Mai Sơn là điếm bút là... sai! Điếm trôn, là bán trôn nuôi miệng. Điếm bút là bán lương tâm của ngòi bút nuôi miệng! Ở đây, Sơn không chỉ bán bút nuôi miệng, mà còn bán đồng đội, bán thanh danh những người tử tế, bán đứng những tác phẩm hấp dẫn... để kiếm cái danh hão, kiếm mấy đồng nhuận bút còi..., thì phải gọi là Kền Kền mới đúng. Mà Kền Kền chuyên rình ăn xác thối; đây, những sinh linh sống tươi rói, như Một Cơn Gió Bụi (Trần Trọng Kim), Miếng Ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Thơ của Trần Nhuận Minh... mà còn bị truyền cho một chất độc để hòng biến thành xác thối, để hòng kiếm ăn, thì nó còn khốn nạn hơn Kền Kền quá nhiều lần! 2./. Chẳng ai cấm ai phê bình văn của người khác. Song, muốn làm Nhà phê bình văn học, thì phải hơn người khác ít nhất một con chữ. Chả ai biết Kiều Mai Sơn là ai, mà cũng đi phê bình, bới xét để hạ cả Trần Trọng Kim, Vũ Bằng, Trần Nhuận Minh... là những cây đa trong làng văn, làng báo, thì quả gọi là chỉ điểm thì đúng hơn là "Nhà phê bình". Báo NNVN là tờ báo hướng dẫn KHKT NN cho nông dân, sao nay đi chệch hướng, sa đà vào chuyện văn chương chữ nghĩa làm gì mà bỏ cả tôn chỉ mục đích? Hay NNVN muốn vươn sang lĩnh vực này, để khôi phục lại phong trào xét lại, chống "Nhân văn giai phẩm"? Bộ NN& PTNN cũng nên xem lại việc thực thi tôn chỉ mục đích của tờ Báo, kẻo sau lại đi chữa cháy giống nhiều cơ quan chủ quản khác! 3./. Việc phê bình cũng là quyền tự do của mỗi người; song không ai được quyền tự do hạ nhục người khác, xúc phạm người khác; càng không ai có quyền lấy một phương tiện thông tin tuyên truyền của Nhà nước, của nhân dân làm phương tiện chuyển tải những hằn học cá nhân, động cơ cá nhân, thù oán cá nhân! Như vậy, anh ta đã biến tờ báo của cơ quan chủ quản thành phương tiện cá nhân để... chưởi nhau? Ai cho phép anh làm thế. Cũng chưa biết Xuân Diện Hán Nôm là ai. Song ai bị cá nhân xúc phạm cũng đều có quyền khởi kiện ra Tòa về tội "làm nhục người khác"! Với các bài Mai Sơn viết về Xuân Diện, thấy có sự hằn học, phỉ báng, chụp mũ..., lộ rõ ý đồ cá nhân trong đó, chứ không phải động cơ và giọng văn của một Nhà báo chân chính. Hay Mai Sơn và Xuân Diện có thù oán gì mà lại lấy tờ Báo của nhà nông ra để... chưởi nhau? Sao lại thế? Sao báo NNVN và Bộ chủ quản lại để như thế? Không ai được phép biến tờ báo công thành phương tiện tư! Hãy nhớ rõ điều đó. Ai cũng cần phải ăn, phải mặc; con cái ai cũng cần phải đóng tiền học! Ai cũng cần phải kiếm cơm, kiếm tiền! Song kiếm ăn, kiếm cơm, kiếm tiền học, kiếm cái danh hão bằng cách bán, thậm chí vu khống bạn bè, tác phẩm..., thì ngộ thấy, miếng ăn ấy nó đã thiếu sạch sẽ, càng thiếu đàng hoàng!
.
Chú Tễu Lời bình quá chí lý. Cả giới xuất bản xa lánh, ghê tởm thằng này từ lâu rồi. Các lãnh đạo nxb là cơ quan làm ăn kinh doanh thì phải à ơi để nó khỏi làm bể nồi cơm của anh em. Những học giả đứng đắn thì tránh mặt và ko dây với nó. 

Anh em thân hữu xuất bản với nó thì nó bán đứng lâu rồi. Ko ai còn lạ. 

Ngô Thị Hồng Lâm Chú Tễu mấy cậu em (thế hệ sau tôi) đêm qua 23 giờ rồi tôi còn đánh thức mấy đứa dậy để hầu chuyện với tôi.Nghe nó kể chuyện tình của cậu này từ thời trên giảng đường,nghe nó kể là thằng này đang đầu quân cho an ninh văn hóa, v...v.... và gửi lời chào đến đồng chí AK.47, thế là biết rõ chân tướng cậu SKM rồi. 

Bùi Quang Minh Nhà báo đấu tố sát khí, hăng tiết... hơn cả Nhà nghiên cứu Trần Trọng Đăng Đàn xưa kia. Kinh hãi!
Trần Gia Quốc Thằng ghẻ này tư cách éo nào mà dám bình phẩm hay tranh luận với ts Diện về học thuật! Ko phải tuổi của nó! 

Chu Mộng Long Tôi mớm thử các vị có đọc Phàm lệ không. Nhưng rõ ràng là nhiều vị chưa đọc. Đêm qua chụp xong định đưa cái này, nhưng thấy không cần. Vì để cho một số tự truy sách mà đọc:
.

Trần Thị Thảo Chỉ cần viết một đoạn văn ngắn thôi cũng có thể xảy ra sai sót một vài lỗi về chính tả hoăc ngữ pháp , nhưng khi đọc lại hoặc có người góp ý thì ta mới biết . Vậy một tác phẩm lớn như ĐƯỜNG THI CỔ dày hàng nghìn trang mà nặng về học thuật thì làm sao tránh khỏi một vài sai sót . ĐƯỜNG CỔ THI ra đời và được xuất bản là một cố gắng rất lớn kể cả sự thành công không nhỏ của ts Nguyễn Xuân Diện , điều này không mấy ai thực hiện được . Thử hỏi Kiều Mai Sơn đã viết được tác phẩm nào sánh ngang với ĐƯỜNG CỔ THI CHƯA ? Hay là chỉ chuyên vào chuyện bới lông tìm vết của người khác để rồi sau đó hí hửng mà dùng những lời lẽ thô tục của kẻ hạ đẳng để lăng mạ , sỉ nhục người hơn mình . Thói ấy gọi là GHEN ĂN TỨC Ở đấy Kiều Mai Sơn ạ .

Còn nữa : Với những nhà văn tiền bối được người đời kính trọng như cụ Trần Trọng Kim , Vũ Bằng ,...về tài năng của họ có thừa mà cho đến nay chưa có nhà văn , nhà sử học ,...nào vượt được họ . Thế mà loại tiểu nhân như Kiều Mai Sơn cũng tìm cách xúi giục, nói xấu nâng lên thành quan điểm chính trị để những kẻ có chức, có quyền ( có khi mới học đến lớp 3 trường làng ) đã cấm không cho phát hành " Một cơn gió bụi "; " Món ngon HN ";...Kể ra Kiều Mai Sơn cũng giỏi BƯNG BÔ , BỒI BÚT cho lãnh đạo nên mới cấm phát hành được các tác phẩm trên . 

" HOAN HÔ " NHỮNG NHÀ VĂN NHÀ BÁO BƯNG BÔ NHƯ Nguyễn Như Phong . Phan Hoàng ,Kiều Mai Sơn , ... HIỆN CÁC BẠN ĐANG CÓ ĐẤT DIỄN .

Vu Doan Em cũng từng giao tiếp với anh ta ở NXB  

Thanh Mai Nguyen: Kms dùng từ ngữ chợ búa để bình sách là cho thấy bản chất của người đó rồi.
   
Đặng Văn Sinh Hoan hô nhân cách Phạm Lưu Vũ trong việc bênh vực Nguyễn Xuân Diện. Ở trường hợp này PLV đúng là người quân tử. Còn Bạn Kiều Mai Sơn hãy xem lại tư cách của mình. Học thuật của KMS được bao nhiêu mà to mồm chử độc như thế?
       
Ngọc Lan Có những đứa chả có cái gì để đời dưng lại sống ngon bằng cách đi chê bai người khác

Nguyễn Thúy Hạnh Hắn, KMS, mới chính là rác cần phải dọn đi.

Duy Hung Tran Một nhà báo không biết kms thuộc cỡ, hạng báo nào nhưng chắc không có số má trong làng. Thế thì làm sao đủ trí tuệ, phẩm hạnh mà chơi chòi. Một kẻ muốn để người ta nể trọng thì biết mình là ai, thuộc hạng nào chứ. Cái tư cách thô lỗ, văn vẻ bẩn thỉu như thế thì không phải là người có học để góp ý có tâm cho người khác. Thật không biết hổ thẹn .

Ngô Thị Hồng Lâm Bạn Sơn Kiều Mai,nếu bạn là người có học,có giáo dục và có mâu thuẫn gì với tiến sĩ NXD thì hãy nói chuyện với nhau với tư cách của 2 người đàn ông giải quyết những mâu thuẩn nhé.Chứ đừng làm đao phủ văn học mà mang gươm đi trảm chém tạo nên 1 NVGP nữa trong lòng người đọc. Như Tố Hữu đã làm và còn lưu danh tội ác cho đến nay.

Trần Mạnh Quyền Tranh luận học thuật mình tôn trọng các phía. Nhưng kiểu Kiều Mai Sơn thì khốn nạn thật: chê người ta cóp 90% mà không dẫn chứng nổi 1 dòng?

Khatiemly Haohan Không ít kẻ tìm mọi cách hạ bệ ngươi nổi tiếng, hạ bệ người được nhiều người mến mộ để thiên hạ chú ý, hầu hy vọng nhân đó mà mình cũng được mọi ngươi chú ý! Cách nầy đời nào cũng có nhưng xem ra luôn bị tác dụng ngược!  

Minh Thọ Đọc VĂN là biết NGƯỜI - TIỂU NHÂN. Nếu quân tử, thì phải góp ý mang tính xây dựng một cách chân thành, để tác giả chỉnh lý cho... chuẩn? Đã làm cái nghiệp viết lách, thì ai cũng hiểu, lỗi là khó tránh khỏi. Đơn giản hơn là một tòa soạn báo, để cho ra một sản phẩm báo chí cũng vậy, ít nhất là qua 03 bước biên tập, mỗi bước là 01 biên tập viên khác nhau. Sau cùng là Tổng biên tập duyệt. Vậy mà vẫn còn lỗi, chứ đừng nói đến một "công trình" đồ sộ liên quan nhiều đến học thuật, tư liệu cổ...
Đã mang nghiệp cầm bút, nếu thiếu đi cái thiện tâm, sẽ dễ trở thành kẻ bồi bút, thậm chí trở thành kẻ "giết người"!


Chu Minh Khôi Muốn được tiếp cận cuốn sách này của bác Nguyễn Xuân Diện quá. Em chưa có cuốn sách này. Đọc bài viết của bác Chu Mộng Long thấy đánh giá cao cuốn sách là tin tưởng rồi. Tuy nhiên câu "Tiếc là trong quyển sách này không thấy bóng dáng Dương Khuê, Tản Đà. Có lẽ vì Dương Khuê chỉ có lưu truyền trong dân gian, còn Tản Đà toàn viết bằng chữ Quốc ngữ nên khó tìm thấy bản Nôm?". Cụ Dương Khuê thì em không dám bàn, nhưng có cần phải có cụ Tản Đà ở trong đó không? Cụ Tản Đà là nhà thơ nổi tiếng, nhưng sinh thời cụ đã ở thời kỳ mà người ta dùng chữ quốc ngữ, ít dùng chữ nôm, thì cụ có để lại được nhiều đường thi chữ nôm cổ xưa hay không? Nên để cụ Tản Đà ở vị trí trang trọng trong những công trình tuyển thi ca khác có lẽ hợp hơn. Em nghĩ vậy.

Trần Hải Có lẽ em chưa đọc nhiều, không hiểu lắm về Hán học nên khi đọc cuốn Sách này em chỉ thấy được cái hay của tứ thơ, cái tinh túy của chữ, có nhiều chữ rất lạ, đa nghĩa, và cái tình của thi nhân gửi vào thơ thôi. Đọc cũng thêm thư thái giữa cuộc sống hiện tại đầy bon chen. Cảm ơn 2 tác giả của cuốn sách thật nhiều

Nguyen Duc Toan Thang Đường thi quốc âm cổ bản là bản dịch thơ Đường của các nhà Nho Ta. Các anh Diện -Đông vì yêu thơ cổ yêu ngôn từ cổ mà cất công biên tập lại để trình lại cho đời này đọc. Nếu 2 anh không dịch mà để nguyên bản cổ chỉ phiên âm thôi cũng đã hợp lý. Nhưng lối ngày nay dân ngu quá nên phải ghép thêm lời dịch nghĩa. Những người rành sành về Hán Nôm chắc họ sẽ chỉ đọc phần diễn Nôm của các Cụ Nho Ta để thấm thía cái ngôn từ của ông cha, của dân tộc mà thôi. Mấy ông kia chắc là ghen tỵ với danh giá ông Diện, mà cũng tỏ mình là dân biết chữ đánh 1 quả để lấy tiếng tăm. Chỉ toàn đọc phần dịch nghĩa thôi chứ chưa đọc phần tinh túy và ý nghĩa của Sách này. Nghe đâu họ Kiều kia cũng con nhà ông nọ, cũng kết thân với mấy người Hán Nôm. Không hiểu cái gì thì hỏi họ họ gà bài cho chứ đọc nguyên 1 bài thơ Đường mới toanh, có dịch ra rồi chắc cũng không hiểu. Sự này là thị phi của thói đời tình người. Nhưng thương hiệu thì không vì scandal mà mất doanh thu. Đó là lẽ phải của xã hội tư bản :http://yeuhannom.blogspot.de/.../vw-skandale-ohne...

Nguyen Duc Toan Thang Vả nữa, cái vế đối của họ Kiều ra kia thật xứng đáng thay cho phẩm giá người xuất đối. Ngày xưa cái câu: Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách- Sắc bất ba đào dị nịch nhân-"Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân."-Phấn bất uy quyền dị sử nhân. Xem giai thoại bình đối của Cụ Đàm Thận Huy chả biết xếp người xuất đối đây vào hạng nào nữa. Thôi thì tùy vào đâu thì vào. Có 2 chữ Phụ thôi mà. Đối lại cũng thấy nhọc: Báo lông nghiệp, văn lông dân

Đặng Tiến Mình cũng được Nguyễn Xuân Diện tặng một bản, nhưng trình độ của Đặng Tiến không đủ lời như Chu Mộng Longđể đánh giá cuốn sách này. Chỉ thấy ông Diện và ông Đông làm rất công phu, chữ nghĩa trong sách rất cẩn trọng ghi chú rõ ràng tất cả các nguồn tài liệu. Làm được như thế hình như chỉ có ở những chuyên gia cổ học nặng tình với ông cha lắm lắm. Việc ông Diện làm khiến tôi cứ nghĩ đến Hoàng Đức Lương thời Lê sơ! Sau bình lửa với giặc Minh, Hoàng Đức Lương hình như chẳng cần lệnh của triều đình mà vẫn cần mẫn, lụi hụi đi tìm nhưng gì còn sót lại sau 20 năm binh lửa để làm nên Hoàng Việt thi tuyển! Mình nhớ một hai ý trong bài tựa cuốn sách ầy của Hoàng Đức Lương hình như không phải được viết bằng mực mà là bằng máu, bằng nước mắt! Binh lửa nặng nề, giặc thì tàn bạo tham lam. Cái gì đốt được, chúng đốt. Cái gì phá được, chúng phá. Cái gì cướp được, chúng cướp! Hai triều Lí - Trần vẻ vang nếu không vì nạn binh lửa thì sách vở "xe chở đấu đong". Vì thế tìm được một mảnh giấy, một bi văn, một bài minh...lòng thấy ngậm ngùi xót xa! Cảm ơn Chu Mộng Long đã nói hộ tôi và vạch mặt loại tiểu nhân đê tiện là KMS!

Minh Thọ Mình không được tặng sách này, nên ko thể ý kiến ý cò, nhưng mình biết chắc chắn một điều: Nguyễn Xuân Diện CÓ CÁI TÂM, KHÔNG CHỈ VỚI VĂN HÓA VN, MÀ CÒN VỚI VẬN MỆNH QUỐC GIA, DÂN TỘC!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: