Trịnh văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn FLC (người chỉ tay). Ảnh: internet
Họ đã thắng mà chẳng cần pháo hạm,
tên lửa, tàu sân bay. Chỉ bằng nhân dân… tệ
Hữu Nguyên
27-4-2018
Cách đây 3 năm, cả nước phản ứng vì thông tin tỉnh Quảng Ngãi dự định thuê một tập đoàn thuộc nhà nước Trung Quốc xây dựng đồ án quy hoạch đảo Lý Sơn.
Với vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng về an ninh quốc phòng: nhìn ra bao quát cửa ngõ Biển Đông, nhìn vào là vị trí xung yếu của miền Trung, nếu để một doanh nghiệp Trung Quốc quy hoạch Lý Sơn thì khó ai có thể an lòng.
Câu chuyện trên rồi cũng chìm xuồng, nhưng chẳng biết có liên quan gì tới việc Quảng Ngãi vội vàng giao vùng đất chiến lược Bình Châu – Lý Sơn cho Tập đoàn FLC làm dự án du lịch bằng tiền vay Trung Quốc đang làm bức xúc dư luận tuần qua.
BÌnh Châu, Lý Sơn nổi tiếng trong lịch sử với nghề cá truyền thống và những hải đội Hoàng Sa, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia trên vùng biển này. Với ngư dân Lý Sơn, vùng biển Hoàng Sa nhiều thế kỷ qua giống như sân nhà của họ.
Nhưng kể từ khi Trung Quốc bao vây Biển Đông và ra sức ngăn cản bằng vũ lực, dâm tàu, cướp bóc, bắt bớ, bắn giết ngư dân Việt trên Biển Đông, nghề cá của Bình Châu, Lý Sơn gặp kiếp nạn. Nhiều gia đình ngư dân mất của, mất người, không còn điều kiện ra biển nữa.
Tuy vậy, Lý Sơn, Bình Châu vẫn luôn là biểu tượng, lịch sử và thực tế khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của người Việt từ nhiều thế kỷ qua.
Dự án du ịch cao cấp của FLC với tiền vay Trung Quốc nay có khả năng xóa sổ ký ức ít ỏi còn lại về những đội hùng binh Hoàng Sa trong lịch sử cũng như nghề cá truyền thống Bình Châu – Lý sơn tại vùng biển Hoàng Sa.
Người dân Lý Sơn sẽ đổi đời, không còn ra biển nữa, họ chỉ cần học nói tiếng Tàu và kiếm nhiều tiền, đổi đời bằng cách phục vụ khách du lịch Trung Quốc tràn ngập như nước lũ. Những ngôi mộ gió của cha ông, miếu âm hồn thờ cúng lính Hoàng Sa, các dòng họ nổi tiếng của đội hùng binh được triều đình phong tặng … nay trở thành địa chỉ du lịch cho những người khách từ quốc gia luôn có dã tâm cướp biển, cướp đảo và cướp đi sư sống bình yên của vùng đất này.
Họ đã thắng mà chẳng cần pháo hạm, tên lửa, tàu sân bay. Chỉ bằng nhân dân… tệ. Càng nhiều tệ càng mau thắng!
Với vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng về an ninh quốc phòng: nhìn ra bao quát cửa ngõ Biển Đông, nhìn vào là vị trí xung yếu của miền Trung, nếu để một doanh nghiệp Trung Quốc quy hoạch Lý Sơn thì khó ai có thể an lòng.
Câu chuyện trên rồi cũng chìm xuồng, nhưng chẳng biết có liên quan gì tới việc Quảng Ngãi vội vàng giao vùng đất chiến lược Bình Châu – Lý Sơn cho Tập đoàn FLC làm dự án du lịch bằng tiền vay Trung Quốc đang làm bức xúc dư luận tuần qua.
BÌnh Châu, Lý Sơn nổi tiếng trong lịch sử với nghề cá truyền thống và những hải đội Hoàng Sa, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia trên vùng biển này. Với ngư dân Lý Sơn, vùng biển Hoàng Sa nhiều thế kỷ qua giống như sân nhà của họ.
Nhưng kể từ khi Trung Quốc bao vây Biển Đông và ra sức ngăn cản bằng vũ lực, dâm tàu, cướp bóc, bắt bớ, bắn giết ngư dân Việt trên Biển Đông, nghề cá của Bình Châu, Lý Sơn gặp kiếp nạn. Nhiều gia đình ngư dân mất của, mất người, không còn điều kiện ra biển nữa.
Tuy vậy, Lý Sơn, Bình Châu vẫn luôn là biểu tượng, lịch sử và thực tế khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của người Việt từ nhiều thế kỷ qua.
Dự án du ịch cao cấp của FLC với tiền vay Trung Quốc nay có khả năng xóa sổ ký ức ít ỏi còn lại về những đội hùng binh Hoàng Sa trong lịch sử cũng như nghề cá truyền thống Bình Châu – Lý sơn tại vùng biển Hoàng Sa.
Người dân Lý Sơn sẽ đổi đời, không còn ra biển nữa, họ chỉ cần học nói tiếng Tàu và kiếm nhiều tiền, đổi đời bằng cách phục vụ khách du lịch Trung Quốc tràn ngập như nước lũ. Những ngôi mộ gió của cha ông, miếu âm hồn thờ cúng lính Hoàng Sa, các dòng họ nổi tiếng của đội hùng binh được triều đình phong tặng … nay trở thành địa chỉ du lịch cho những người khách từ quốc gia luôn có dã tâm cướp biển, cướp đảo và cướp đi sư sống bình yên của vùng đất này.
Họ đã thắng mà chẳng cần pháo hạm, tên lửa, tàu sân bay. Chỉ bằng nhân dân… tệ. Càng nhiều tệ càng mau thắng!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét