>> Những gì còn lại
>> Cơ chế nào cho “siêu” Uỷ ban quản lý vốn?
>> Khách hàng Eximbank bị "bốc hơi" 245 tỷ đồng, Phó Thống đốc nói gì?
Bùi Hoàng Tám
>> Cơ chế nào cho “siêu” Uỷ ban quản lý vốn?
>> Khách hàng Eximbank bị "bốc hơi" 245 tỷ đồng, Phó Thống đốc nói gì?
Bùi Hoàng Tám
(Dân trí) - Một chút băn khoăn, đó là phương án trao quyền cho cấp tỉnh xem xét quyết định giữ nguyên hoặc sáp nhập của Bộ Nội vụ đề xuất. Người xưa có câu “Đầu xuôi, đuôi lọt”. Vậy thì tại sao không thực hiện từ trên xuống, tức là từ các Bộ, Ngành mà lại làm từ dưới cơ sở lên?
Có thể nói, cùng với sức nóng hầm hập và đang có chiều hướng nóng hơn nữa của “lò” chống tham nhũng thì công cuộc cải cách hành chính cũng nóng bỏng không kém.
Nếu ở bên Đảng, với 4 phương án rất mạnh mẽ, táo bạo do Ban tổ chức Trung ương đề xuất thì về phía Nhà nước, Bộ Nội vụ cũng đề xuất những phương án quyết liệt không kém.
Cụ thể, tại cuộc Hội thảo đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội, Ban Tổ chức Trung ương đưa ra 4 phương án rất “nóng”. Một là yêu cầu MTTQ VN có cơ chế tự chủ về tài chính và tổ chức, hai là nhất thể hóa chức danh Chủ tịch MTTQ và các đoàn thể chính trị, ba hợp nhất 5 đoàn thể chính trị-xã hội vào thành các ban của MTTQ và bốn là hợp nhất Ban Dân vận và MTTQ.
Cùng thời điểm trên, phía Bộ Nội vụ cũng đưa ra phương án sáp nhập 17 sở ngành, cơ quan giúp việc lại với nhau hoặc hợp nhất với cơ quan của Đảng. Theo đó, chỉ còn 4 sở, ngành được giữ nguyên là Tư pháp, Tài nguyên – Môi trường, Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bộ Nội vụ đề xuất trao thẩm quyền cho UBND trình HĐND quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất các sở: Kế hoạch - Đầu tư và Tài chính, Giao thông vận tải và Xây dựng, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Công thương, Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ, Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Thông tin - Truyền thông.
Với Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND, Bộ Nội vụ đề xuất tổ chức thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức tỉnh, Uỷ ban Kiểm tra tỉnh và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND cấp tỉnh.
Bộ Nội vụ cũng đề xuất trao quyền cho cấp tỉnh xem xét quyết định giữ nguyên hoặc sáp nhập Sở Quy hoạch – Kiến trúc (thuộc UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập là Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch.
Có lẽ cũng nên nhắc lại, công cuộc phòng chống tham nhũng nóng bỏng hiện nay không chỉ nhằm trừng trị và răn đe đồng thời thu hồi được khối tài sản khổng lồ bị thất thoát mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng: Làm trong sạch tổ chức Đảng, lấy lại niềm tin trong nhân dân.
Đây là điều mang tính then chốt bởi “Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” và “mất niềm tin là mất tất cả”.
Thế nhưng, nếu chỉ chống tham nhũng mà không có những cải cách mạnh mẽ bộ máy công chức vốn rất đồ sộ hiện nay thì e rằng mới chỉ là làm một phía. Hay nói hình ảnh là “đi bằng một chân” bởi nói thẳng là tham ô, tham nhũng chủ yếu nằm ở nơi có chức, có quyền. Dân làm sao tham nhũng?
Chưa kể với một bộ máy cồng kềnh, hoạt động chồng chéo, kém hiệu quả, thậm chí “hành dân là chính” thì như lời người xưa “Đa quan, tàn dân”.
Vì vậy, có thể nói cùng với sự quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực thì việc cải tổ bộ máy hành chính được coi như “đi lên bằng hai chân” và chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.
Song, người viết bài này có chút băn khoăn, đó là phương án trao quyền cho cấp tỉnh xem xét quyết định giữ nguyên hoặc sáp nhập của Bộ Nội vụ đề xuất.
Người xưa có câu “Đầu xuôi, đuôi lọt”. Vậy thì tại sao không thực hiện từ trên xuống, tức là từ các Bộ, Ngành mà lại làm từ dưới cơ sở lên? Điều này có thể khiến công cuộc cải cách hành chính khó thành công bởi thực tế từ công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay cho thấy “trên lò lửa, dưới giá băng”.
Biết đâu tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” của chống tham nhũng lại chẳng xảy ra trong công cuộc cải cách hành chính, phải không các bạn?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét