Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Trung Quốc: Cuộc chiến giành quân quyền vẫn chưa kết thúc?


Ngày 12/4, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã tổ chức tập trận Hải quân trên Biển Đông. Nhưng dưới chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, tập trận Hải quân được cho là lớn nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) này lại bộc lộ những vấn đề khác.

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình phát biểu trước Hải quân (Ảnh cắt từ video CCTV)
Theo trang mạng Quân đội Trung Quốc (81.cn) đưa tin ngày 12/4, trong bài phát biểu khởi động diễn tập quân đội, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh việc xây dựng một lực lượng Hải quân mạnh mẽ hiện nay là rất cấp bách, tuyên bố muốn xây dựng Hải quân Trung Quốc thành lực lượng hải quân hàng đầu thế giới.
Theo thông tin, tham gia vào hoạt động diễn quân này có 48 tàu chiến, 76 máy bay, hơn 10.000 quân lính, là hoạt động diễn quân trên biển lớn nhất lịch sử ĐCSTQ.

Tình hình khẩn cấp?

Theo nguồn tin, trong trong bài diễn văn khai màn tập trận Hải quân, ông Tập nhấn mạnh việc xây dựng lực lượng hải quân Trung Quốc hùng mạnh là nhiệm vụ rất cấp bách. Do vấn đề chống tham nhũng, Hải quân Trung Quốc đã không thể hùng mạnh như mong đợi.
Thực tế, qua thông điệp trả lời liên quan đến lính Hải quân giải ngũ được gọi trở lại (ngày 12/7/2016) cho thấy trong tập trận hải quân Trung Quốc hai năm trở lại đây binh lính đã giải ngũ cũng phải tham gia.
Trước đó, ngày 17/6/2015, báo quân đội Trung Quốc đưa tin, từ ngày 13/6, trong 4 ngày tập trận trên biển ở Nam Hải (Biển Đông Việt Nam), ngoài những người lính đang làm nhiệm vụ còn có hơn 120 sĩ quan giải ngũ tham gia.
SCMP Hồng Kông (South China Morning Post) dẫn lời một quan sát viên quốc phòng cho biết, quân đội Trung Quốc triệu tập sĩ quan Hải quân giải ngũ tham gia tập trận trên biển cho thấy tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về nhân sự có chuyên môn tốt chỉ đạo huấn luyện. Nếu không điều chỉnh vấn đề nhân sự yếu kém và chủ nghĩa quan liêu thì tương lai sẽ gặp phải nhiều vấn đề hơn.
Đối với việc triệu tập quân nhân về hưu tham gia tập trận, Nhân dân Nhật báo và Hoàn cầu Thời báo Trung Quốc dẫn lời một đại tá quân đội giấu tên chuyên nghiên cứu về lực lượng hải quân cho biết, “Nhiều nhân viên kỹ thuật có tài của quân đội Trung Quốc bị bạc đãi, không được trọng dụng, nguyên nhân quan trọng do nạn tham nhũng mà ra”.
Thời điểm nhạy cảm trước Đại hội 19 vào năm ngoái đã xảy ra scandal Chính ủy hạm đội Hải quân Hoàng Hồng Phi (Huang Hongfei) bất ngờ chết trong phòng sau khi bị say rượu. Ngay thời điểm chiếc tàu khu trục Nam Kinh 052D tiên tiến nhất thuộc hạm đội Biển Đông đang trong giai đoạn thử nghiệm thì Chính ủy phụ trách lại thiệt mạng, vụ việc làm các quan chức cấp cao quân đội vô cùng căng thẳng.
Nhật báo Apple Hồng Kông có chỉ ra, tàu khu trục Nam Kinh là loại mới nhất, rất quan trọng với Hải quân Trung Quốc, sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh Hải quân, thậm chí có nghi ngờ vụ việc liên quan đến điều tra tham nhũng.
Theo Đài phát thanh Á châu Tự do (RFA) đưa tin ngày 21/9/2017, giai đoạn đầu tập trận Hải quân chung “Liên hợp trên biển – 2017” giữa Trung Quốc và Nga kéo dài ba ngày, kết thúc ngày 20/9. Trong lần diễn tập này, Thủy quân lục chiến Trung Quốc và Nga đã thi đấu cùng nhau. Thông tin dẫn nguồn tin từ tờ “Ngôi sao Đỏ” (Red Star) của Nga cho biết quân Nga đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong các kỹ chiến thuật trận chiến. Trong thi đấu bắn súng thật và tên lửa chống tăng, độ chuẩn xác của quân Nga cũng vượt trội.

Sóng ngầm mua quan bán chức vẫn mạnh mẽ

Nhiều quan sát cho rằng Trung Quốc thời ông Giang Trạch Dân nắm quyền là thời mà tình trạng mua quan bán chức bùng nổ nhất. Một trong những thân tín của ông Giang là cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng từng nói: “Thay đổi ta thì vẫn còn người của ta.” Con trai Quách Chính Cương của ông ta cũng nói: “Một nửa số cán bộ quân đội là gia đình ta đưa lên.”
Giống như toàn bộ quân đội ĐCSTQ, tình trạng tham nhũng trong Hải quân cũng tràn lan.
Trong những năm gần đây, Hải quân Trung Quốc đã liên tục bị ông Tập Cận Bình thanh lọc. Kể từ sau Đại hội 18 ĐCSTQ, hàng loạt tướng lĩnh hải quân Trung Quốc bị công khai thông báo “ngã ngựa”, tiêu biểu như Thiếu tướng Trình Kiệt (Cheng Jie) là Phó trưởng tham mưu Hạm đội Bắc Hải, Thiếu tướng Uông Ngọc (Wang Yu) là Trưởng ban Trang bị Hạm đội Nam Hải.
Kể từ năm ngoái đến nay đã có nhiều tướng lĩnh bị thẩm vấn, tiêu biểu như Trung tướng Dương Thế Quang (Yang Shiguang) là Chủ nhiệm Ban Công tác Chính trị Hải quân, Thiếu tướng Lệ Giang Đàm (Li Jiangtan) là Phó Chính ủy Hạm đội Đông Hải, Thiếu tướng Lưu Hồng Thâm (Luu Hongshen) là cựu Tham mưu trưởng Hạm đội Đông Hải, Thiếu tướng Lưu Kế Trinh (Luu Jizhen) là Trưởng ban Hậu cần Hạm đội Đông Hải. Có thông tin cho rằng cựu Chính ủy Hải quân Trung Quốc Hồ Nghiêm Lâm (Hu Yanlin) cũng đã bị điều tra.
Ngày 1/9 năm ngoái, Kyodo News của Nhật Bản đưa tin, cựu Tư lệnh Hải quân Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli) sắp giải nhiệm vào tháng 1/2018 nhưng đã bị bắt điều tra “vì vi phạm kỷ luật”. Tuy nhiên, thông tin này chưa được chính thức xác nhận.
Bên cạnh đó là tình trạng nhiều sĩ quan hải quân tự sát. Ngày 02/9/2014, Thiếu tướng Hải quân Khương Trung Hoa (Jiang Zhonghua) là Trưởng ban Trang bị Hạm đội Nam Hải nhảy lầu tự sát tại Chiết Giang. Ngày 13/11 năm đó, Phó Chính ủy Hải quân Mã Phát Dương (Ma Fayang) nhảy lầu tự sát ngay tòa nhà trụ sở Hải quân Trung Quốc, thông tin cho rằng quan chức này bị yêu cầu đến “nói chuyện” với Ban Kiểm tra Kỷ luật Quân đội.
Vào ngày 13/8/2016, Đại tá Hải quân Lý Phụ Văn (Li Fuwen) nhảy lầu tự tử tại Trụ sở Hải quân Bắc Kinh.
Theo trang tin DuoWei New (trụ sở tại Mỹ) đưa tin ngày 30/12/2017, Đại tá Hải quân Tôn Hữu Thắng (Zong Yousheng) là Chủ nhiệm Ban Chính trị Bộ đội 92609 đã tự tử thiệt
Trong những tướng lĩnh tự sát, nhiều người bị cho là liên quan đến che chở cho phe cánh. Trang kết nối weixin Shiju-yan từng chỉ ra, nhân sự quân đội được ông cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng cài cắm còn nhiều hơn cả ông Từ Tài Hậu. Phó Chính ủy Hải quân Mã Phát Tường (Ma Faxiang) nhảy lầu tự tử có liên quan đến Quách Bá Hùng. Quan chức này chọn cách tự tử để bao che cho hàng loạt đồng bọn, lễ tang cũng được tổ chức theo quy cách cao cấp. Nhưng sự cố này lại làm ông Tập Cận Bình tức giận, cho rằng có nhiều vấn đề trong giới tướng lĩnh cấp cao hải quân.
Kể từ năm ngoái, hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu của Hải quân đã được điều chỉnh liên tục, Tư lệnh Hải quân cũng bị thay thế vào tháng 1/2017. Tháng 1/2018, Tư lệnh Hạm đội Biển Đông là Trung tướng Thẩm Kim Long (Shen Jinlong) được thăng chức Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thay ông Ngô Thắng Lợi, là trường hợp đầu tiên được thăng chức trực tiếp từ vị trí Tư lệnh Hạm đội lên thẳng làm chỉ huy lực lượng Hải quân. Nguồn tin cho biết ông Thẩm Kim Long được chính ông Tập Cận Bình đưa lên phá cách, cho thấy ông Tập hoàn toàn mất lòng tin vào giới lãnh đạo hàng đầu Hải quân.
Ngoài ra, chỉ trong tháng Chín năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã liên tục cho người “nhảy dù” kiểm soát lực lượng Hải quân, trong đó có ba vị trí hàng đầu “nhảy dù”, đó là Tần Sinh Tường (Qin shengxiang) làm Chính ủy Hải quân, Lưu Huấn Ngôn (Liu Xunyan) làm Phó Chính ủy, Phùng Đơn Vũ (Ping Danyu) làm Phó Tư lệnh Hải quân.
Ngày 26/4 năm ngoái, Trung Quốc hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên do nước này sản xuất, nhưng không khí nội bộ lực lượng Hải quân lại u ám. Ông Tập Cận Bình đã không tham dự lễ hạ thủy như nhiều nguồn tin đã đưa, trong khi cả Tư lệnh Hải quân khi đó là ông Ngô Thắng Lợi cũng bất ngờ vắng mặt.
Sau đó, khi ông Tập Cận Bình đi thị sát Hải quân vào sáng ngày 24/5 đã có bài phát biểu, một lần nữa lại yêu cầu Hải quân “phải quét triệt để ảnh hưởng độc hại của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu”.
MingPao của Hồng Kông có bình luận, “Dường như thanh trừng nội bộ của Hải quân vẫn chưa kết thúc, không loại trừ còn những tướng lĩnh cấp cao hơn bị xử lý.”
Ngay sau ngày bế mạc Đại hội 19, ngày 26/10/2017 ông Tập đã ngay lập tức tổ chức một cuộc họp quân sự cấp cao và đưa ra sáu “cần thiết” đối với quân đội, trong đó “lòng trung thành” được đặt đầu tiên.
Sau đó Nhật báo Apple Hồng Kông đã có bài viết cho rằng, hiện vẫn còn có vấn đề với quân đội của ông Tập Cận Bình. Tác giả bài viết nhận định cải cách quân đội của ông Tập vẫn chưa thể kết thúc, cuộc chiến bảo vệ quyền lực trong quân đội vẫn đang hiện hữu.
Huệ Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: