- Ls Nguyễn Văn Đài.
Ngày ấy Nguyễn Văn Đài mới ra tù được ba hôm, Đài gọi điện cho tôi nói.
- Tôi là Nguyễn Văn Đài, tôi xin số điện của anh từ mấy anh em, tôi muốn gặp anh nói chuyện được không.?
Tôi gật đầu tắp lự, cũng như Lê Thị Công Nhân , cô mới ra tù vài hôm đã ngỏ ý muốn gặp tôi để nói chuyện.
Không phải tôi là người tài giỏi gì, chẳng qua thời gian ấy tôi la cà nhiều, tham gia nhiều vụ. Đài và Nhân muốn gặp tôi để nghe khái quát tình hình các vụ đấu tranh đang diễn ra.
Theo địa chỉ Đài ghi, tôi đến căn hộ của Đài ở khu Bách Khoa, Hà Nội. Nhà Đài chả có đồ đạc gì, tuềnh toàng , sơ sài, chỉ có ảnh Chúa trên tường là màu sắc nhất. Đài hỏi tôi về tình hình xã hội, tôi biết gì nói nấy. Lúc ra cửa vợ Đài nói với tôi.
- Anh ấy đi lâu, giờ mới về, em lo lắm.
Tôi hiểu vợ Đài muốn nói gì, thực sự tôi không là gì với Đài cả. Anh có quá trình đấu tranh lớn và có tầm cỡ hơn tôi rất nhiều. Mãi đến một lần khác, tôi gặp Đài ở bệnh viên Nhi, anh và vợ anh đi khám bệnh chưa có còn. Chỉ chào hỏi nhau, vợ anh đã tranh thủ nhắc lại nỗi lo của mình.
Tôi giữ ý, không gặp Đài và cũng không trao đổi gì.
Bẵng đi đến giữa năm 2012, Đài gọi tôi và Lân Thắng đến nhờ một việc. Tôi và Lân Thắng lo vụ ấy chu toàn, gọn ghẽ và hiệu quả. Làm xong tôi cũng không gặp lại Đài, đấy là lần thứ ba tôi gặp Đài.
Đối với tôi, Đài là người có tâm và chí khí. Phải người như thế mới gặp hai lần ngắn ngủi, không đâu mà khi anh ta nói cần làm việc nọ, tôi và Lân Thắng chẳng đắn đo lên đường ngay hôm sau. Nói là việc chung, nhưng nếu người khác bảo, chắc tôi còn phải nghĩ, chung thì chung chứ chẳng ai đủ ra lệnh cho tôi làm cả. Tôi làm vì việc chung và cả vì sự cảm kích của tôi với những gì anh đã cống hiến cho công cuộc đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, và hơn hết là sự tôn trong anh, bởi nếu không tôn trọng anh, chúng tôi không dễ gật đầu nhận cái việc nguy hiểm vào lúc đó.
Đài sống đạm bạc, giản dị như một vị chân tu. Anh sống bằng lý tưởng anh theo đuổi chứ không phải thứ vật chất tầm thường. Vì thế anh được nhiều tổ chức đấu tranh bên ngoài kính trọng về nhân cách của anh.
Hôm vừa rồi ở phiên toà, Đài có nhắc toà nên khoan dung với người đấu tranh đòi tự do dân chủ, tôi nghĩ không phải Đài sợ gì mà nói vậy. Tôi nghĩ anh muốn nói với những người xét xử anh rằng, nếu họ làm ác chắc tương lai con cháu họ phải chịu nhân quả. Câu nói của anh đầy hàm ý, nghe có vẻ như lời mềm yếu cầu khẩn, nhưng thực ra nó là lời cảnh báo.
- Khoan dung cho người bất đồng chính kiến, là khoan dung cho mình ngày mai.
Chúng ta đọc cả câu, để thấy được sự so sánh ngầm mà Đài muốn nói.
- Ác độc với người bất đồng chính kiến, là ác độc cho mình ngày mai.
Tôi nghĩ đó là lời đanh thép ngầm bên trong câu nói cuối cùng của luật sư Nguyễn Văn Đài. Phải hiểu cả nghĩa bóng, nghĩa ngược lại và hoàn cảnh câu nói, chúng ta mới thấy được rõ ý nào mà Đài muốn nói. Trước cảnh bao anh em cùng đứng đó trước toà, nói câu như vậy để không ảnh hưởng đến anh em bị kết án nặng nề, nhưng vẫn ngầm tỏ khí phách. Con người từng chịu nhiều tù tội như Đài, có nhân trí như anh mới nói được.
Không nên đánh giá tuỳ tiện câu nói của một con người can trường, từng trải và sẵn sàng chấp nhận gian khó , hy sinh như luật sư Nguyễn Văn Đài là mềm, là xin xỏ. Nếu như nhìn vào quá trình tranh đấu bao nhiêu năm qua của anh, chúng ta thấy rõ lời nói của anh là hàm ý ngược lại rất rõ ràng.
- Tôi là Nguyễn Văn Đài, tôi xin số điện của anh từ mấy anh em, tôi muốn gặp anh nói chuyện được không.?
Tôi gật đầu tắp lự, cũng như Lê Thị Công Nhân , cô mới ra tù vài hôm đã ngỏ ý muốn gặp tôi để nói chuyện.
Không phải tôi là người tài giỏi gì, chẳng qua thời gian ấy tôi la cà nhiều, tham gia nhiều vụ. Đài và Nhân muốn gặp tôi để nghe khái quát tình hình các vụ đấu tranh đang diễn ra.
Theo địa chỉ Đài ghi, tôi đến căn hộ của Đài ở khu Bách Khoa, Hà Nội. Nhà Đài chả có đồ đạc gì, tuềnh toàng , sơ sài, chỉ có ảnh Chúa trên tường là màu sắc nhất. Đài hỏi tôi về tình hình xã hội, tôi biết gì nói nấy. Lúc ra cửa vợ Đài nói với tôi.
- Anh ấy đi lâu, giờ mới về, em lo lắm.
Tôi hiểu vợ Đài muốn nói gì, thực sự tôi không là gì với Đài cả. Anh có quá trình đấu tranh lớn và có tầm cỡ hơn tôi rất nhiều. Mãi đến một lần khác, tôi gặp Đài ở bệnh viên Nhi, anh và vợ anh đi khám bệnh chưa có còn. Chỉ chào hỏi nhau, vợ anh đã tranh thủ nhắc lại nỗi lo của mình.
Tôi giữ ý, không gặp Đài và cũng không trao đổi gì.
Bẵng đi đến giữa năm 2012, Đài gọi tôi và Lân Thắng đến nhờ một việc. Tôi và Lân Thắng lo vụ ấy chu toàn, gọn ghẽ và hiệu quả. Làm xong tôi cũng không gặp lại Đài, đấy là lần thứ ba tôi gặp Đài.
Đối với tôi, Đài là người có tâm và chí khí. Phải người như thế mới gặp hai lần ngắn ngủi, không đâu mà khi anh ta nói cần làm việc nọ, tôi và Lân Thắng chẳng đắn đo lên đường ngay hôm sau. Nói là việc chung, nhưng nếu người khác bảo, chắc tôi còn phải nghĩ, chung thì chung chứ chẳng ai đủ ra lệnh cho tôi làm cả. Tôi làm vì việc chung và cả vì sự cảm kích của tôi với những gì anh đã cống hiến cho công cuộc đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, và hơn hết là sự tôn trong anh, bởi nếu không tôn trọng anh, chúng tôi không dễ gật đầu nhận cái việc nguy hiểm vào lúc đó.
Đài sống đạm bạc, giản dị như một vị chân tu. Anh sống bằng lý tưởng anh theo đuổi chứ không phải thứ vật chất tầm thường. Vì thế anh được nhiều tổ chức đấu tranh bên ngoài kính trọng về nhân cách của anh.
Hôm vừa rồi ở phiên toà, Đài có nhắc toà nên khoan dung với người đấu tranh đòi tự do dân chủ, tôi nghĩ không phải Đài sợ gì mà nói vậy. Tôi nghĩ anh muốn nói với những người xét xử anh rằng, nếu họ làm ác chắc tương lai con cháu họ phải chịu nhân quả. Câu nói của anh đầy hàm ý, nghe có vẻ như lời mềm yếu cầu khẩn, nhưng thực ra nó là lời cảnh báo.
- Khoan dung cho người bất đồng chính kiến, là khoan dung cho mình ngày mai.
Chúng ta đọc cả câu, để thấy được sự so sánh ngầm mà Đài muốn nói.
- Ác độc với người bất đồng chính kiến, là ác độc cho mình ngày mai.
Tôi nghĩ đó là lời đanh thép ngầm bên trong câu nói cuối cùng của luật sư Nguyễn Văn Đài. Phải hiểu cả nghĩa bóng, nghĩa ngược lại và hoàn cảnh câu nói, chúng ta mới thấy được rõ ý nào mà Đài muốn nói. Trước cảnh bao anh em cùng đứng đó trước toà, nói câu như vậy để không ảnh hưởng đến anh em bị kết án nặng nề, nhưng vẫn ngầm tỏ khí phách. Con người từng chịu nhiều tù tội như Đài, có nhân trí như anh mới nói được.
Không nên đánh giá tuỳ tiện câu nói của một con người can trường, từng trải và sẵn sàng chấp nhận gian khó , hy sinh như luật sư Nguyễn Văn Đài là mềm, là xin xỏ. Nếu như nhìn vào quá trình tranh đấu bao nhiêu năm qua của anh, chúng ta thấy rõ lời nói của anh là hàm ý ngược lại rất rõ ràng.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét