Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

"Chiến tranh" rồi ư?!


>> Tác giả tượng đầu thú mình người khỏa thân: "Đau xót cho nghệ thuật"
>> Cơ trưởng nước ngoài đột tử ở Tân Sơn Nhất trước giờ bay
>> Bí mật kinh khủng trong những lần chồng vắng nhà ngày chủ nhật


Trần Tuấn 



















Mấy hôm nay, thế giới căng thẳng dõi theo từng bước động binh hối hả giữa hai cường quốc Mỹ-Nga mà “sàn đấu” lại là Syria - quốc gia Tây Á khốn khổ. Mảnh đất của nền văn minh lừng lẫy từ bao kỷ nguyên xa xưa, khiến nhà khảo cổ người Pháp André Parrot phải thốt lên: “Mỗi người có văn hóa trên thế giới phải chấp nhận rằng anh ta có hai quê hương: nơi anh ta sinh ra, và Syria”.

Liệu mảnh đất này sẽ lại hứng chịu những tên lửa “đẹp và mới và thông minh” như tuyên bố của Tổng thống Trump?

Cùng với các động thái quân sự, là cuộc “chiến tranh…mồm” quyết liệt giữa đôi bên. Trong đó, vang lên rõ nhất là lời Tổng thống Nga Putin: “Thế giới đang trở nên hỗn loạn. Nhưng hy vọng lương tri sẽ thắng thế”.

Kể từ buổi sáng ngày 11/9/2001 định mệnh, Alan Greenspan đã bắt tay vào viết “Kỷ nguyên hỗn loạn” (The Age of Turbulence). Cuốn sách chủ yếu về kinh tế nước Mỹ sau khủng hoảng nhưng mang giá trị dự báo phổ quát toàn nhân loại về bản chất thế giới mới. Bởi tác giả từng là “người chỉ huy” nền kinh tế toàn cầu – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) suốt 18 năm kể từ 1987.

“Không phải ngẫu nhiên mà con người luôn tồn tại và phát triển trong mâu thuẫn. Thích nghi là bản chất của chúng ta”, Alan tỏ ra không bi quan như Einstein hay Hawking. Ông tin vào cơ chế tự điều chỉnh và phục hồi của nền kinh tế cũng như con người. Trong suốt gần sáu thập niên đi lại khắp hành tinh, Alan Greenspan nhận ra điểm tương đồng đáng ngạc nhiên của con người, đó là xuất phát từ văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ và cơ hội. “Mọi người đều có động cơ bẩm sinh phấn đấu vì lòng tự trọng, mà lòng tự trọng này có được phần lớn là nhờ sự công nhận của những người khác”.

Nhưng ông cũng rất cảnh giác: “Thế giới đang vào kỷ nguyên hỗn loạn. Sẽ là bất cẩn và vô đạo đức nếu chỉ nhằm giảm thiểu thiệt hại của con người”. Có nghĩa không ai có thể “sửa sai” được chiến tranh.

Sức nóng càng tăng, khi ai cũng chia sẻ những lời tiên tri đầy mơ hồ của bà lão mù Vanga đã mất cách đây hơn 20 năm. Rằng Thế chiến thứ III là “hạt nhân và hóa học”. Dù nói về năm 2017 nhưng nhiều người tin sẽ “ứng nghiệm” vào 2018 (!). Trong “Kỷ nguyên hỗn loạn”, Alan chỉ rõ, con người luôn tự mê hoặc rằng có thể đoán định được tương lai thông qua các nhà tiên tri. Từ thời cổ đại. Và đến nay vẫn là nghề hái ra tiền ngay ở Phố Wall.

Một thế giới mà ngay như ông chủ Facebook cũng không thể tự bảo vệ được những thông tin cá nhân của mình trên chính “đứa con” công nghệ kết nối trác tuyệt mà mình sinh ra.

Nên càng hiểu rằng, như quan điểm của Alan Greenspan, chỉ có duy trì được bản chất đúng nghĩa của pháp quyền nhà nước, cũng như lòng tự trọng mỗi con người, mới có thể cứu rỗi được tương lai bất định của nhân loại.

Và không ai có thể “sửa sai” được chiến tranh. Dù là chiến tranh hóa học, hạt nhân, chiến tranh trên các vì sao hay chiến tranh quanh một cái “tút” trên facebook. Chiến tranh bằng mắt, bằng mồm hay ngón tay bấm nút…



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: