>> Diễn biến mới từ phía Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh
>> Cháu Mao không còn là 'hạt giống đỏ'?
>> Ông Ninh Văn Quỳnh xin nộp lại 20 tỷ đồng “quà biếu“
HẠ LANG
>> Cháu Mao không còn là 'hạt giống đỏ'?
>> Ông Ninh Văn Quỳnh xin nộp lại 20 tỷ đồng “quà biếu“
HẠ LANG
LĐO - Liên Hợp Quốc (LHQ) có được sự kiện với ý nghĩa trọng đại mới khi khởi động quá trình các thành viên của tổ chức chính thức ký kết tham gia hiệp ước của LHQ về cấm hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Văn kiện này được Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ nhất trí thông qua tại khoá họp ĐHĐ năm ngoái với sự tham gia của 122 thành viên và nội dung là cấm hoàn toàn sản xuất, tàng trữ, buôn bán, phổ biến và sử dụng vũ khí hạt nhân trên phạm vi toàn thế giới.
Mục đích cốt lõi và cao xa của hiệp ước này là làm cho thế giới không còn vũ khí hạt nhân. Tổng thư ký LHQ Antonio Gutterres coi việc 51 trong tổng số 122 thành viên tham gia hiệp ước ký kết là sự kiện lịch sử, vì chỉ cần số này phê chuẩn thì hiệp ước sẽ có hiệu lực chính thức.
Và vì hiệp ước là kết quả của cách tiếp cận mới vấn đề giải trừ quân bị hạt nhân, và lần đầu tiên kể từ hơn 20 năm nay mới lại có thoả thuận chung trong LHQ về giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Cho tới trước hiệp ước này, trong LHQ có công ước về cấm thử và phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng chuyện giải trừ kho vũ khí hiện có là chuyện riêng giữa Mỹ và Nga. Hiện tại, trong số các thành viên LHQ chỉ có 9 nước được xác nhận sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc được coi là có vũ khí hạt nhân: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên. Những nước này không tham gia hiệp ước và không sẵn sàng tự nguyện giải trừ vũ khí hạt nhân của chính mình.
Hiệp ước không có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các thành viên LHQ, nhưng vẫn có được tác dụng to lớn khi gia tăng áp lực đối với 9 nước kia để buộc họ phải giải trừ vũ khí hạt nhân của mình, khi khích lệ mọi nỗ lực trên khắp thế giới kiên định cuộc đấu tranh vì thế giới không còn và không có vũ khí hạt nhân. Cái đích ấy hiện còn ở cách rất xa và không ai biết khi nào mới có thể đạt được. Nhưng hiệp ước này là một trong những con đường với định hướng đúng đắn nhằm tới cái đích ấy.
Trì trệ trong việc Mỹ và Nga thực hiện những thoả thuận song phương về giải trừ quân bị hạt nhân, những ý đồ như hiện đại hoá và tăng cường tiềm lực hạt nhân, chạy đua hạt nhân và mọi chuyện liên quan đến vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đến khả năng Mỹ lật ngược thoả thuận đã có được về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran làm cho giá trị của hiệp ước này thêm to lớn và thời sự.
Đường tới đích xa còn dài, nhưng LHQ không thể không đi và vì thế khởi hành lên đường càng sớm và bước đi càng nhanh thì càng có lợi cho LHQ, cho các thành viên và cho cả thế giới.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét