Gửi Giấy triệu tập vô tội vạ, bất chấp quy định của ngành và pháp luật. Ảnh: FB Le Dung.
Từ 6.10: Công an không được hạch sách,
nhũng nhiễu dân
Lao Động
24/09/2017
Công an nhân dân không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc.
Đây là quy định tại Thông tư 27/2017/TT-BCA do Bộ Công an mới ban hành về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân.
Thông tư quy định rõ về ứng xử với nhân dân: Kính trọng, lễ phép với nhân dân; gắn bó mật thiết với nhân dân; tận tình, trách nhiệm giải quyết công việc, yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn; ưu tiên giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.
Công an nhân dân không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc.
Trong ứng xử với người vi phạm pháp luật: Thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Công an trong đấu tranh, xử lý đối với người phạm tội và người có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Khi tiếp xúc với người vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực, không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối với người vi phạm. Không lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án dẫn đến bỏ lọt, oan, sai hoặc nhằm mục đích khác.
Về ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và phương tiện điện tử khác, Thông tư nêu rõ, khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải xưng tên, chức danh, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng; ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu; không trao đổi nội dung bí mật qua điện thoại.
Khi sử dụng các phương tiện điện tử khác, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Công an; không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 6.10.2017.
Lao Động
24/09/2017
Công an nhân dân không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc.
Đây là quy định tại Thông tư 27/2017/TT-BCA do Bộ Công an mới ban hành về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân.
Thông tư quy định rõ về ứng xử với nhân dân: Kính trọng, lễ phép với nhân dân; gắn bó mật thiết với nhân dân; tận tình, trách nhiệm giải quyết công việc, yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn; ưu tiên giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.
Công an nhân dân không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc.
Trong ứng xử với người vi phạm pháp luật: Thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Công an trong đấu tranh, xử lý đối với người phạm tội và người có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Khi tiếp xúc với người vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực, không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối với người vi phạm. Không lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án dẫn đến bỏ lọt, oan, sai hoặc nhằm mục đích khác.
Về ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và phương tiện điện tử khác, Thông tư nêu rõ, khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải xưng tên, chức danh, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng; ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu; không trao đổi nội dung bí mật qua điện thoại.
Khi sử dụng các phương tiện điện tử khác, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Công an; không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 6.10.2017.
TS
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét