Nguyên tắc sống của tôi là "Không tranh luận với kẻ ngu (hay cố tình ngu)".Không thể chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông. Tốt nhất hãy để đến lúc chúng tự chống lại chúng. Có thể khi ấy tất cả sẽ tỉnh ra. "Chúng" đó không chỉ là một nhóm người đáng ghét mà có khi là cả dân tộc yêu quý của tôi. Kẻ ngu khi lòng tham nổi lên, "chúng" sẽ xâu xé và giết nhau. Không chỉ xâu xé và giết nhau, "chúng" có thể bán đất nước cha ông xây dựng bốn ngàn năm để ăn trong một ngày. Như vậy thì đau quá, vì khi "chúng" tỉnh ra thì đã muộn rồi. Tôi khóc...
Khi tiễn con trai lên máy bay, tôi tách khỏi mọi người để nói chuyện riêng với nó một chút. Không nói được gì nhiều. Tôi chỉ nói ngắn, ba chúc con thượng lộ bình an. Rồi dặn dò nó giữ gìn sức khỏe, học giỏi và sống làm sao cho văn minh, đừng để người ta khinh người Việt mình.
Nó ôm tôi và nói:
- Ba nhớ bảo trọng. Ba đừng nghĩ làm cách mạng dân trí không có kẻ thù.
Tôi ngạc nhiên:
- Ba không nghĩ vậy. Chính quyền cũng có người tốt người xấu, người khôn người ngu. Ba tin họ nể trọng ba...
Nó cười:
- Con không nói chính quyền. Con muốn nói đến toàn dân, trí thức lẫn dân đen. Họ từng quen nghèo khổ và ngu dốt. Bây giờ họ muốn giàu nhanh, có danh nhưng không cần hiểu biết. Họ rất ghét tri thức. Họ rất đông và nguy hiểm!
Tôi hiểu. Thảo nào con trai tôi mê Albert Einstein và quyết đeo đuổi cái ngành mà nó tự hào là "khoa học vua" ấy. Và hiểu ra vì sao mỗi lần lên lớp, tôi nỗ lực truyền đạt tri thức, nỗ lực khai phóng trí tuệ, khuyến khích tranh luận và sáng tạo, đa số sinh viên, học viên cứ ngơ ngác. Không chỉ ngơ ngác, chúng sợ hãi và có vẻ thù vì phải động não. Chúng thích đọc chép, chiếu chép và thi chép. Chúng muốn nhanh có bằng chứ không cần hiểu biết. Nhiều đồng nghiệp cũng thù vì họ sợ người có trí.
Ngay cả trên FB, một bài viết có tính chuyên môn để đào sâu vào hiểu biết cũng chẳng mấy ai thèm đọc. Người ta thích nịnh nọt, thích tầm phào và thích chửi vơ chửi vào, thích hô hào xôi thịt, hơn là trau dồi tri thức và tư duy. Tri thức thành kẻ thù của ngu dốt.
Nhìn xa một chút, người Việt từ trong nước đến ra nước ngoài, đa số thích sống đê tiện như nhậu nhẹt, trộm cắp, khá hơn thì làm osin, làm nail, kể cả làm đĩ... Họ không có ý thức phấn đấu vươn lên cho bằng thiên hạ. Nhưng nếu phê phán họ, có thể bị họ tấn công.
Tôi nghẹn ngào không dặn dò nó gì nữa. Nó lại dặn dò tôi:
- Không thể chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông. Tốt nhất hãy để đến lúc chúng tự chống lại chúng. Có thể khi ấy tất cả sẽ tỉnh ra.
Ôi con trai tôi. Tôi hiểu đã đến lúc đó rồi. "Chúng" đó không chỉ là một nhóm người đáng ghét mà có khi là cả dân tộc yêu quý của tôi. Kẻ ngu khi lòng tham nổi lên, "chúng" sẽ xâu xé và giết nhau. Không chỉ xâu xé và giết nhau, "chúng" có thể bán đất nước cha ông xây dựng bốn ngàn năm để ăn trong một ngày. Như vậy thì đau quá, vì khi "chúng" tỉnh ra thì đã muộn rồi. Tôi khóc...
Chu Mộng Long
(FB Chu Mộng Long)
Kẻ thù cách mạng dân trí rất đông
Chu Mộng Long - Trước khi tiễn con trai sang Pháp du học, tôi đưa cả nhà về quê chào bà nội. Nội nắm tay cháu và khóc: - Ở Việt Nam không có chỗ cho cháu học hay sao mà phải đi xa vậy con?
Mẹ tôi nhìn tôi như oán trách. Tôi hiểu bà nghĩ tôi đường đường là một tiến sĩ, giảng viên đại học mà... không dạy nổi con mình. Bà nghĩ gần nhưng ý tứ rất xa. Tôi thấm buồn và cũng rưng rưng nước mắt.Khi tiễn con trai lên máy bay, tôi tách khỏi mọi người để nói chuyện riêng với nó một chút. Không nói được gì nhiều. Tôi chỉ nói ngắn, ba chúc con thượng lộ bình an. Rồi dặn dò nó giữ gìn sức khỏe, học giỏi và sống làm sao cho văn minh, đừng để người ta khinh người Việt mình.
Nó ôm tôi và nói:
- Ba nhớ bảo trọng. Ba đừng nghĩ làm cách mạng dân trí không có kẻ thù.
Tôi ngạc nhiên:
- Ba không nghĩ vậy. Chính quyền cũng có người tốt người xấu, người khôn người ngu. Ba tin họ nể trọng ba...
Nó cười:
- Con không nói chính quyền. Con muốn nói đến toàn dân, trí thức lẫn dân đen. Họ từng quen nghèo khổ và ngu dốt. Bây giờ họ muốn giàu nhanh, có danh nhưng không cần hiểu biết. Họ rất ghét tri thức. Họ rất đông và nguy hiểm!
Tôi hiểu. Thảo nào con trai tôi mê Albert Einstein và quyết đeo đuổi cái ngành mà nó tự hào là "khoa học vua" ấy. Và hiểu ra vì sao mỗi lần lên lớp, tôi nỗ lực truyền đạt tri thức, nỗ lực khai phóng trí tuệ, khuyến khích tranh luận và sáng tạo, đa số sinh viên, học viên cứ ngơ ngác. Không chỉ ngơ ngác, chúng sợ hãi và có vẻ thù vì phải động não. Chúng thích đọc chép, chiếu chép và thi chép. Chúng muốn nhanh có bằng chứ không cần hiểu biết. Nhiều đồng nghiệp cũng thù vì họ sợ người có trí.
Ngay cả trên FB, một bài viết có tính chuyên môn để đào sâu vào hiểu biết cũng chẳng mấy ai thèm đọc. Người ta thích nịnh nọt, thích tầm phào và thích chửi vơ chửi vào, thích hô hào xôi thịt, hơn là trau dồi tri thức và tư duy. Tri thức thành kẻ thù của ngu dốt.
Nhìn xa một chút, người Việt từ trong nước đến ra nước ngoài, đa số thích sống đê tiện như nhậu nhẹt, trộm cắp, khá hơn thì làm osin, làm nail, kể cả làm đĩ... Họ không có ý thức phấn đấu vươn lên cho bằng thiên hạ. Nhưng nếu phê phán họ, có thể bị họ tấn công.
Tôi nghẹn ngào không dặn dò nó gì nữa. Nó lại dặn dò tôi:
- Không thể chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông. Tốt nhất hãy để đến lúc chúng tự chống lại chúng. Có thể khi ấy tất cả sẽ tỉnh ra.
Ôi con trai tôi. Tôi hiểu đã đến lúc đó rồi. "Chúng" đó không chỉ là một nhóm người đáng ghét mà có khi là cả dân tộc yêu quý của tôi. Kẻ ngu khi lòng tham nổi lên, "chúng" sẽ xâu xé và giết nhau. Không chỉ xâu xé và giết nhau, "chúng" có thể bán đất nước cha ông xây dựng bốn ngàn năm để ăn trong một ngày. Như vậy thì đau quá, vì khi "chúng" tỉnh ra thì đã muộn rồi. Tôi khóc...
Chu Mộng Long
(FB Chu Mộng Long)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét