Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Cao Biền và Trang Nghị đại vương trên đất Thái Bình


Năm 1985 ở khu vực chợ Quài (Thái Hà, Thái Thụy, Thái Bình) Bảo tàng Thái Bình đã tiến hành đào một miệng giếng cổ và phát hiện hàng trăm viên gạch mang dòng chữ Giang Tây quân 江西軍. Giang Tây quân là gạch loại gạch của Tĩnh Hải quân thời Đường, mà Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân đầu tiên là Cao Biền. Đây cũng là loại gạch được tìm thấy ở lớp gạch dưới cùng trong Hoàng thành Thăng Long và một số thành cổ khác như thành Hoa Lư (Ninh Bình), thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
Theo nhận xét của đoàn khai quật khu vực này tập trung đậm đặc loại gạch trên ở trong khoảng đất dài khoảng 1000m, rộng từ 50-100m. “Di tích khảo cổ Thái Hà – Thái Phúc cao, hẹp, dài, án ngữ cửa Kỳ Bố và cửa Đại Toàn… Rất có khả năng đây là một công trình quân sự phòng thủ ven biển…”.
Giang Tay quanGạch Giang Tây quân ở Thái Bình.
Ở chùa Phúc Lâm của thôn Phúc Tiền (Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình), cũng là nơi phát hiện loại gạch Giang Tây khi nhà chùa đào đất lấy cát sau chùa. Cùng với những viên gạch Giang Tây quân này nhà chùa còn đào được 1 hũ tiền Khai Nguyên thông bảo, tức là tiền mang niên hiệu Khai Nguyên (713-741) của vua Đường Huyền Tông. Tiền Khai Nguyên thông bảo là loại tiền được dùng phổ biến trong suốt thời nhà Đường. Chùa Phúc Lâm do đó có thể là một trạm hoặc kho quân dụng trong tuyến phòng thủ ven biển dưới thời Đường.
Trong khuôn viên chùa Phúc Lâm nay còn một ngôi đền nhỏ thờ thành hoàng làng. Trước đây đình Phúc Tiền (Thái Phúc) theo Danh mục thần tích thần sắc Thái Bình có thờ tướng quân Cao Biền. Sau đình bị phá nên nhà chùa mang các đồ thờ về dựng một ngôi đền nhỏ để tiếp tục thờ.
Câu đối ở đền thờ thành hoàng trong chùa Phúc Lâm:
文物彬彬地是前東材舊邑
宫庭飭飭歲在己未春新修
Văn vật bân bân, địa thị Tiền Đông tài cựu ấp
Cung đình sức sức, tuế tại Kỷ Mùi xuân tân tu.
Dịch:
Văn vật mộc mạc, đất ở Tiền Đông nơi ấp xưa
Cung quán nghiêm trang, năm tại Kỷ Mùi xuân mới sửa.
“Văn vật” ở đây phải chăng nói tới những viên gạch có chữ Giang Tây quân?
IMG_6914Đền thờ thành hoàng ở chùa Phúc Lâm (Phúc Tiền, Thái Thụy, Thái Bình).
Những viên gạch Giang Tây quân và tục thờ Cao Biền tại Thái Phúc đã xác nhận đây là một điểm đồn binh quan trọng của Cao Biền trên đất Tĩnh Hải. Thần tích của một nơi khác ở Thái Bình đã kể lại rõ ràng diễn biến của việc này. Đó là thần tích về Trang Nghị đại vương ở thôn Hoa Dương (Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình). Hoa Dương xã thần tích chép như sau:
… Giữa Đời Đường Hàm Thông đời vua Ý Tông lại cử Yêu Vệ tướng quân Cao Biền: ông họ Cao húy là Biền, cháu của Cao Sùng, con của Cao Luân, mẹ người họ Lý vốn người ở Quảng Đông, gia truyền làm thầy địa lý tinh thông, đời nối đời làm quan. Vào thời Đường, thay quan chức Tù trưởng bằng chức Đô hộ Tổng quản Kinh lược Chiêu thảo sứ tướng quân tất phải trao cho Cao Biền. Cao Biền khấu tạ (vua Đường) đem quân ra đi, tới cửa biển làm lễ cầu đảo trời đất, rồi lệnh cho hơn 5 vạn tinh binh xuống thuyền ra đi từ cửa biển thuận buồm xuôi gió hứng khởi ngâm một vần thơ:
Ba quân lẫm liệt xuất trùng quan
Vạn dặm sóng cồn vạn dặm an
Tự hồng mao chẳng nề sống thác
Thờ vua nợ nước dám từ nan?
Vừa khi đi tới địa đầu huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam, có một ngày đi qua địa đầu trại Yến Liên, sau đổi là trang Hoa Dương, ở đó có một con sông nhỏ.Đoạn trên trong thần tích tại Hoa Dương kể rất rõ việc Cao Biền xuất quân từ bên phương Bắc theo đường biển đổ bộ vào cửa biển nước Nam tại Thái Bình. Đó cũng là lý do để Cao Biền xây dựng một tuyến phòng thủ ven biển tại đây như đã thấy qua di tích gạch Giang Tây quân ở trên.
Đoạn tiếp theo thần tích thôn Hoa Dương kể tại đây Cao Biền gặp 4 vị thần, tự xưng là tứ vị Lôi Đình (Lôi Oanh): một vị tên là Thanh Cung, một vị tên là Chàng Chiểu, một vị tên là Từ Kinh, một vị tên là Trang Nghị,… Vốn là thần nắm giữ gió mây sấm chớp, chăm chăm phụng mệnh trời giáng làm Thủy thần trông coi bốn phía phương dân, cai quản đất đai cảnh thổ. 
Lại nói, bấy giờ ở đất Phong Châu có trên 5 vạn tên giặc Man vào xâm lấn bờ cõi. Viên quan dâng tấu vua Đường, vua sai quan truyền lệnh cho Biền công Thứ sử Giao Châu đem quân đi đánh Nam Chiếu (tức Ai Lao), Biền công lập tức điều quân đi đánh Nam Chiếu. Trong một ngày, quan quân vừa tới trang Hoa Dương, huyện Ngự Thiên phủ Tiên Hưng, Biền công ra lệnh cho quân đình trú ngự tại thần từ, kỷ đảo xin thần phù hộ cho quân đi đánh giặc đợi sau khi chiến thắng trở về, sẽ phong sắc cho thần là Thượng Thượng đẳng.
Sáng hôm sau ông bái yết thần từ, đề binh tiến thẳng tới Nam Chiếu đại phá giặc, chém đầu Chánh tướng và Tỳ tướng của chúng gồm 20 thủ cấp, thu hồi vũ khí, xe ngựa của chúng nhiều vô kể. Giặc tháo chạy tan tác chẳng biết đi lối nào hết. Từ đây thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự, Biền công làm sớ tâu lên vua Đường: giặc Man đã quét sạch cũng là nhờ công âm phù trợ của thần linh.
Vua ban sắc cho Tứ Vị Lôi Oanh là Thượng đẳng phúc thần để thần cùng được trường tồn với trời đất mà việc phụng thờ thần trở thành nghi thức muôn thuở vậy thay.
Cao Biền được nhà Đường cử sang An Nam để đánh dẹp giặc Nam Chiếu. Bước tiến quân đầu tiên của Cao Biền là dẫn quân đi thuyền vào đất Thái Bình. Tứ vị Lôi Oanh ở Thái Bình đã hiển linh phù trợ Cao Biền trong trận chiến này. 4 vị “thần sấm” này là ai mà lại trợ giúp Cao Biền đánh Nam Chiếu?
Xét các vị thủy thần của khu vực đất Thái Bình thì 4 vị thần này chỉ có thể là những người trong Ngũ vị tôn quan trong thần tích thờ vua cha Bát Hải Động Đình ở đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Nói cách khác, đây chính là những người anh em đã theo Lạc Long Quân (vua Hùng) đánh Thục, gây dựng nên triều đại cha truyền con nối đầu tiên của Trung Hoa. Vì là những vị thần có công đánh Thục ở phía Tây nên các vị này mới hiển linh giúp Cao Biền đánh giặc Nam Chiếu (Ai Lao – cũng là ở phía Tây).
Chữ Lôi là quẻ Chấn, chỉ hướng Đông. Hướng Đông là hướng biển (Động Đình), là hướng Bát (số 8 của Hà thư) trong tên Bát Hải Động Đình. Lạc Long Quân có nơi như ở làng Bình Đà (Hà Nội) còn được gọi là Pháp Lôi là với ý này.
Xét tên của 4 vị Lôi Oanh ở Hoa Dương thì đây là 4 phương vị:
– Thanh Cung rõ nhất là hướng Đông vì Thanh, màu xanh là màu phương Đông.
– Chàng Chiểu là hướng Tây vì Chiểu – Chiêu – Chiều, hướng mặt trời lặn.
– Từ Kinh là hướng Bắc vì Kinh hay Canh là can chỉ phương Bắc (như trong kim La Kinh).
– Trang Nghị như thế phải là thần hướng Nam. Chưa hiểu liên hệ từ ngữ thế nào.
Địa danh Hoa Dương cũng có thể xuất phát từ “Hoa Đào trang”, là nơi lập nghiệp của vua cha Bát Hải Động Đình. Hoa – Hạ là tên của vương triều do Lạc Long Quân lập nên, xuất phát từ đất Thái Bình.
Trang Nghị đại vương là vị thần thời Hùng Vương, công thần lập quốc của Lạc Long Quân và là một trong 5 vị quan lớn của ban Công đồng trong Tứ phủ. Một vị cổ thần anh linh đã 4000 năm như vậy mà bị biến thành bố của Thái sư Trần Thủ Độ thì… con cháu quá to gan, chẳng mấy bữa các cụ hiển linh vặn cổ cho chẳng còn đường mà sống…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: