Diễn giả: TS. Catherine Churchman, giảng viên Bộ môn Nghiên cứu châu Á, Trường Văn hóa và Ngôn ngữ, Đại học Victoria của Wellington, New Zealand.
Thời gian cụ thể: 9h00, ngày 21/8/2017
Địa điểm: Phòng họp tầng 10, Viện Dân tộc học, Nhà A, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh (có phiên dịch)
Trân trọng kính mời các nhà nghiên cứu quan tâm tới tham dự.
Chúng tôi xin gửi kèm theo đây bản tóm tắt tiếng Anh và tiếng Việt bài trình bày của TS. Catherine Churchman.
Abstract:
At least eight different scripts have been used by the Thái peoples in Vietnam in the past, and until now it has been believed that the Thai used only Indic scripts. However, Vương Duy Trinh’s 1903 collection of folk songs “Thanh Hóa quan phong” (Observations of the customs of Thanh Hóa) contains twenty-six songs in Nôm from upland Thanh Hóa alongside their loose translations into Vietnamese Nôm. Through analysis of the original texts I have found that seventeen of these are songs in the Thái language, and nine are in a language that would now be called Mường. At first glance, the Thái songs appear to be transcriptions using Vietnamese Nôm characters, but deeper investigation into the usage and structure of the characters indicates that the Thái songs are not just sound transcriptions, but are in fact written in a kind of Nôm similar to that used by the Nùng and Tày groups further north. Inaccuracies and regional usages in both the Nôm originals and of the songs also indicate that the poems and their translations were not in fact written down by Vương Duy Trinh himself, but that he compiled them from earlier works by different authors. With reference to various historical sources, I argue that this Thái Nôm script began to develop after the 1830’s in Thanh Hóa, in a social and political milieu in which knowledge of Nôm and Hán were increasingly important, and that its usage declined in the late nineteenth century with the arrival of the French.
Tóm tắt:
Ít nhất có 8 chữ viết khác nhau đã được người Thái sử dụng ở Việt Nam trước đây, và cho đến nay người ta vẫn tin rằng người Thái chỉ sử dụng chữ Phạn. Tuy nhiên, trong bộ sưu tập các bài hát dân gian “Thanh Hóa Quan Phong” (nói về các phong tục tập quán Thanh Hóa) năm 1903 của Vương Duy Trinh, có 26 bài hát được viết bằng chữ Nôm của khu vực miền núi Thanh Hóa cùng với bản dịch rời rạc sang chữ Nôm Việt. Qua phân tích các bản gốc, tôi đã phát hiện ra 17 bài trong số đó được viết bằng chữ Thái, và 9 bài trong số đó là tiếng Mường. Thoạt nhìn, các bản ghi lời bài hát Thái có vẻ như là bản sao sử dụng chữ Nôm Việt nhưng khi nghiên cứu sâu hơn về cách sử dụng và cấu trúc của ký tự cho thấy các bài hát Thái không phải là các bản sao chữ Nôm Việt mà thực tế được viết bằng chữ Nôm tương tự với chữ mà các nhóm Tày và Nùng ở miền núi phía bắc sử dụng. Việc xác định không chính xác loại ký tự sử dụng trong bộ sưu tập trên và sự biến đổi cách sử dụng tùy theo vùng miền đối với chữ Nôm gốc và các bài hát Thái đã chỉ ra rằng các bài thơ và bản dịch của chúng trên thực tế không phải do Vương Duy Trinh viết mà ông đã biên soạn từ các tác phẩm trước đây của nhiều tác giả khác nhau. Bằng việc tham khảo từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau, tôi cho rằng chữ Nôm Thái này bắt đầu được phát triển sau những năm 1830 ở Thanh Hóa, trong một môi trường chính trị xã hội mà kiến thức về chữ Nôm và chữ Hán ngày càng trở nên quan trọng, và sau đó, việc sử dụng chữ Nôm Thái đã không còn phổ biến vào cuối thế kỷ 19 với sự xuất hiện của người Pháp.
http://viendantochoc.vass.gov.vn/noidung/tinmoinhan/Lists/Tinkhoahoc/View_Detail.aspx?ItemID=113
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét