MỤC LỤC
1. Mưu kế nghị thuyết tiến thoái, âm mưu dương mưu2. Xoay chuyển càn khôn, đánh phá từng phần riêng lẻ3. Kín như quẻ Dịch, trộm hết thiên cơ4. Một lời nói ra hưng thịnh nước nhà, đám đông không chống nổi một người 5 Kế sâu trong các kế, trời đất không dừng
( lưu ý muốn xem phần nào bấm theo mục lục )
(7)
Nguyên văn
第十三计 忤合深谋
鬼谷子曰: "凡趋合倍反, 计有适合, 化转环属, 各有形势, 反复相求, 因事为制, 成于事而合于计谋, 与之为主, 合于彼而离于此, 计谋不两忠, 必有反忤, 反于是忤于彼, 忤于此反于彼, 其术也. 用之天下, 必量天下而为之; 用之国, 必量国而与之; 用于家, 必量家而与之; 用之身, 必量身材气势而与之. 大小进退, 其用一也. 古之善背向者, 乃协四海, 包就桀, 然后合于汤, 吕尙三就文王, 三入殿, 而不能有所明, 然后合于文王."
遇事三思而行, 不要轻易显山露, 在复杂的环境中, 韬光隐晦, 好比诸葛亮, 非刘备三顾则终身不出.
Phiên âm
Đệ thập tam kế ngỗ hợp thâm mưu
Quỷ cốc tử viết: "Phàm xu hợp bội phản, kế hữu thích hợp, hóa chuyển hoàn thuộc, các hữu hình thế, phản phục tương cầu, nhân sự vi chế, thành vu sự nhi hợp vu kế mưu, dữ chi vi chủ, hợp vu bỉ nhi ly vu thử, kế mưu bất lưỡng trung, tất hữu phản ngỗ, phản vu thị ngỗ vu bỉ, ngỗ vu thử phản vu bỉ, kỳ thuật dã. Dụng chi thiên hạ, tất lượng thiên hạ nhi vi chi; dụng chi quốc, tất lượng quốc nhi dữ chi; dụng vu gia, tất lượng gia nhi dữ chi; dụng chi thân, tất lượng thân tài khí thế nhi dữ chi. Đại tiểu tiến thối, kỳ dụng nhất dã. Cổ chi thiện bối hướng giả, nãi hiệp tứ hải, bao tựu kiệt, nhiên hậu hợp vu thang, lữ thượng tam tựu văn vương, tam nhập điện, nhi bất năng hữu sở minh, nhiên hậu hợp vu văn vương."
Ngộ sự tam tư nhi hành, bất yếu khinh dịch hiển sơn lộ, tại phục tạp đích hoàn cảnh trung, thao quang ẩn hối, hảo tỷ chư cát lượng, phi lưu bị tam cố tắc chung thân bất xuất.
Dịch
Kế thứ mười ba Mưu sâu nghịch hợp
Quỷ Cốc Tử nói:"Phàm là theo liên kết hay lật chống phá, đền có kế thích hợp, chuyển hóa xoay vòng, mỗi kế đều có hình thế, gắn kết liên hoàn, theo sự việc mà đặt ra, thành là do sự việc có hợp với kế mưu hay không, lấy đó làm chủ, hợp với cái kia mà tách rời cái này, kế mưu không thể lưỡng toàn, tất phải có phản nghịch, phản ở cái này, nghịch ở cái kia, phản ở cái kia, nghịch ở cái này, ấy là thuật. Dùng cho thiên hạ, tất phải lượng theo thiên hạ mà làm; dùng cho nước, tất phải lượng theo nước mà giúp; dùng cho nhà, tất phải lượng theo nhà mà giúp; dùng cho người, tất phải lượng theo sức lực khí thế mà giúp. Tiến thoái lớn nhỏ, ấy là cùng một cách dùng. Từ xưa những kẻ giỏi biết rời bỏ, hợp sức bốn biển, đã bao dung theo vua Kiệt, sau cùng lại hợp với vua Thang, Lữ Thượng ba lần gặp Văn Vương, lại ba lần vào điện vua Trụ, mà vẫn không thể biết rõ, cuối cùng hợp với Văn Vương."
Gặp sự nghĩ ba lần mới làm, không nên dễ dàng phô bày hạt sương trong núi, trong hoàn cảnh phức tạp, gói kỹ hào quang mà ẩn vào bóng tối, ví như Gia Cát Lượng, không có Lưu Bị ba lần đến mời ắt suốt đời không xuất hiện.
Lời bàn của Lệnh Lỗi Dương:
Kế này nhiều nhà dịch và "Mưu kế thích hợp" và theo đó giải thích theo ý: mưu kế cần phải linh hoạt phù hợp với thực tế và đối tượng. Thực ra, kế này nói về việc chọn người để hiến kế. Kế hay trình bày với kẻ ngu, không có trí tuệ, khí độ hay chí lớn, khác gì đàn gảy tai trâu.
Cung Chi Kỳ ở lại phụng sự vua Ngu, nước mất, tài tàn theo cây cỏ. Bách Lý Hề bỏ đi chăn ngựa ở nước Tống, đợi ngày cùng Tần Mục Công làm nên nghiệp bá. Trong lòng đã ôm chứa kế sách, kế đầu tiên phải chọn người nghe. Đạo lớn là ở bốn bể, nhà này không biết dùng sẽ có nhà khác dùng, ngành này không biết dùng, sẽ có ngành khác không biết dùng, nước này không biết dùng nước khác tất sẽ dùng.
Kỹ sư Feri tìm ra phép chế tạo khương tuyến cho đại bác, dâng cho giáo hoàng Constantinople. Giáo hoàng bèn giao cho một hội đồng bác học thẩm định và đánh giá là vô ích, bỏ không dùng. Feri bèn dâng cho Sultan của Thổ Nhĩ Kỳ. Sultan chẳng có hội đồng bác học nào, mà cho thử nghiệm bắn vỡ tường đá dày mấy thước, bèn cho chế tạo đại trà. Trong trận chiến Constantinople, đại bác có khương tuyến của Thổ, là bên vốn có nền văn minh thấp hơn, bắn vỡ tường thành. Constantinople thất thủ, chứng minh cho việc không phải không có kế sách hay, mà kế cao nhất là có dùng nổi kế sách hay không mới là quyết định.
Y Doãn năm lần theo Kiệt lại năm lần theo Thang, cuối cùng mới một lòng phò tá Thang dựng nên nhà Thương. Lã Vọng, ba lần yết kiến Văn Vương, lại ba lần dâng kế cho Trụ, cuối cùng ra câu cá ở Bàn Khê đợi Văn Vương đến mời mới quyết ý phạt Trụ dựng nên nhà Chu. Tại sao lại có chuyện như thế, mưu kế cho không thì bị coi rẻ, phải đến khẩn nài mới thấy quý. Có quý mới quyết ý làm.
Bàng Sĩ Nguyên tài cao chẳng kém Phục Long, tự mình đến theo Lưu Bị, bị coi thường cho làm Huyện lệnh ở Lỗi Dương, may có Trương Phi hết lòng nâng đỡ. Sau này, tuy hết lòng bày mưu lấy Thục vẫn chẳng được Lưu Bị thật tâm quý trọng, chết ở gò Lạc Phượng.
Thương Ưởng bày mưu cho vua Tần làm nên nghiệp đế, nghiệp vương vua chẳng nghe, bèn thuyết về "bá đạo". Nước Tần cường thịnh, mà xé xác Ưởng ở đất Thương Ư để đáp công, chẳng phải là ngu hay sao.
Thương Ưởng bày mưu cho vua Tần làm nên nghiệp đế, nghiệp vương vua chẳng nghe, bèn thuyết về "bá đạo". Nước Tần cường thịnh, mà xé xác Ưởng ở đất Thương Ư để đáp công, chẳng phải là ngu hay sao.
第十四计 暗度陈仓
鬼谷子曰:“圣人之道阳,愚人之道阴,圣人之制道,在隐与匿。”
聪明的将帅,往往会制造一些假象迷惑敌人,暗地里却进行着制敌于死命的行动。
Đệ thập tứ kế ám độ trần thương
Quỷ cốc tử viết: "Thánh nhân chi đạo dương, ngu nhân chi đạo âm, thánh nhân chi chế đạo, tại ẩn dữ nặc."
Thông minh đích tướng soái, vãng vãng hội chế tạo nhất ta giả tượng mê hoặc địch nhân, ám địa lý khước tiến hành trứ chế địch vu tử mệnh đích hành động.
Dịch
Kế thứ mười bốn: Ngầm vượt Trần Thương
Quỷ Cốc Tử nói: " Đạo của thánh nhân là dương, đạo của kẻ ngu là âm, đạo chế phục của thánh nhân, bằng cách không hình không tên."
Tướng soái thông minh, thường phải tạo ra những hành động giả để mê hoặc kẻ địch, ngầm tiến hành mưu kế chế ngự kẻ địch bằng hành động trí mạng.
Lời bình của Lệnh Lỗi Dương
Hán Cao Tổ bái Hàn Tín làm đại tướng, mang quân ra khỏi Thục để tranh thiên hạ. Tín trước hết sai Phàn Khoái đốt sạn đạo, tuyệt thông tin tức với Trung Nguyên rồi, cho làm sạn đạo mới, ngầm kéo quân qua Trần Thương, trong thời gian ngắn bình định Tam Tần, làm quân Sở trở tay không kịp. Từ đó "Ngầm vượt Trần Thương" trở thành việc kế sách phải dấu kín để giành thắng lợi.
Điều đáng bàn là tại sao Quỷ Cốc tiên sinh lại nói "Đạo của thánh nhân là dương, đạo của kẻ ngu là âm". Thế nào là dương, thế nào là âm? Dương chẳng phải là mở công khai, âm chẳng phải là dấu kín hay sao? Liệu có mâu thuẫn gì ở đây?
Có nhà lại thay đổi nguyên văn của Quỷ Cốc Tử thành "Đạo của thánh nhân là âm, đạo của kẻ ngu là dương" để diễn giải cái ý "dấu kín hình tích, ngầm vượt Trần Thương". Nếu vậy thì câu "Đạo chế ngự của thánh nhân là âm" thực là thừa và có phần trái ngược với tư tưởng ở phần "dương mưu, âm mưu".
Thực ra "Đạo" khác "Kế mưu" hay "Đạo chế phục". Đạo lớn chính là chủ thuyết phải đường hoàng, chính danh, cởi mở, là dương mưu. Dương mưu có chính danh, người theo mình ủng hộ mình mới biết rõ đường đi. Chủ thuyết mà mập mờ chỉ tổ lôi kéo bọn cơ hội cầu may, người chính trực thực tài đâu có lộ diện. Như vậy đạo của thánh nhân phải dương, súc tích, đàng hoàng. Khẩu hiệu, chính sách lờ mờ hai nghĩa, tuy có vẻ khôn khéo, nhưng thực ra là đạo của kẻ ngu, rất dễ mâu thuẫn tranh giành lẫn nhau.
Tuy vậy, khi triển khai thi hành "cách chế ngự" (chế đạo), của thánh nhân thì lại âm, vì ẩn tàng không mấy người hiểu rõ, không mấy người thấy được, thậm chí có kẻ cho là viển vông, vô ích. Nếu kế mưu mà ai cũng thấy cũng hiểu thì còn gì là kế mưu. Điều đó không có nghĩa "âm độc, ẩn tàng" là chủ đạo. Kế mưu sâu xa đều gắn liền với đạo lớn, có điều người đời suy nghĩ nhiều tới lợi ích và kinh nghiệm trước mắt nên không hiểu được. Vì thế những kẻ ngu thường khua chiêng gõ mõ về kế mưu mà mập mờ về chủ kiến, thánh nhân thường nêu cao thanh thế về chủ kiến, nhưng kế mưu không mấy người hiểu. Chính vì thế mới cần minh chủ mà bày mưu.
Quỷ Cốc Tử nói: " Đạo của thánh nhân là dương, đạo của kẻ ngu là âm, đạo chế phục của thánh nhân, bằng cách không hình không tên."
Tướng soái thông minh, thường phải tạo ra những hành động giả để mê hoặc kẻ địch, ngầm tiến hành mưu kế chế ngự kẻ địch bằng hành động trí mạng.
Lời bình của Lệnh Lỗi Dương
Hán Cao Tổ bái Hàn Tín làm đại tướng, mang quân ra khỏi Thục để tranh thiên hạ. Tín trước hết sai Phàn Khoái đốt sạn đạo, tuyệt thông tin tức với Trung Nguyên rồi, cho làm sạn đạo mới, ngầm kéo quân qua Trần Thương, trong thời gian ngắn bình định Tam Tần, làm quân Sở trở tay không kịp. Từ đó "Ngầm vượt Trần Thương" trở thành việc kế sách phải dấu kín để giành thắng lợi.
Điều đáng bàn là tại sao Quỷ Cốc tiên sinh lại nói "Đạo của thánh nhân là dương, đạo của kẻ ngu là âm". Thế nào là dương, thế nào là âm? Dương chẳng phải là mở công khai, âm chẳng phải là dấu kín hay sao? Liệu có mâu thuẫn gì ở đây?
Có nhà lại thay đổi nguyên văn của Quỷ Cốc Tử thành "Đạo của thánh nhân là âm, đạo của kẻ ngu là dương" để diễn giải cái ý "dấu kín hình tích, ngầm vượt Trần Thương". Nếu vậy thì câu "Đạo chế ngự của thánh nhân là âm" thực là thừa và có phần trái ngược với tư tưởng ở phần "dương mưu, âm mưu".
Thực ra "Đạo" khác "Kế mưu" hay "Đạo chế phục". Đạo lớn chính là chủ thuyết phải đường hoàng, chính danh, cởi mở, là dương mưu. Dương mưu có chính danh, người theo mình ủng hộ mình mới biết rõ đường đi. Chủ thuyết mà mập mờ chỉ tổ lôi kéo bọn cơ hội cầu may, người chính trực thực tài đâu có lộ diện. Như vậy đạo của thánh nhân phải dương, súc tích, đàng hoàng. Khẩu hiệu, chính sách lờ mờ hai nghĩa, tuy có vẻ khôn khéo, nhưng thực ra là đạo của kẻ ngu, rất dễ mâu thuẫn tranh giành lẫn nhau.
Tuy vậy, khi triển khai thi hành "cách chế ngự" (chế đạo), của thánh nhân thì lại âm, vì ẩn tàng không mấy người hiểu rõ, không mấy người thấy được, thậm chí có kẻ cho là viển vông, vô ích. Nếu kế mưu mà ai cũng thấy cũng hiểu thì còn gì là kế mưu. Điều đó không có nghĩa "âm độc, ẩn tàng" là chủ đạo. Kế mưu sâu xa đều gắn liền với đạo lớn, có điều người đời suy nghĩ nhiều tới lợi ích và kinh nghiệm trước mắt nên không hiểu được. Vì thế những kẻ ngu thường khua chiêng gõ mõ về kế mưu mà mập mờ về chủ kiến, thánh nhân thường nêu cao thanh thế về chủ kiến, nhưng kế mưu không mấy người hiểu. Chính vì thế mới cần minh chủ mà bày mưu.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét