Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Con chim cuối đàn và những lời đề nghị khiếm nhã


>> Lệnh cấm dân Mỹ đi Bắc Hàn bắt đầu có hiệu lực
>> Người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ
>> Tiền Giang: 41 quyết định giải quyết khiếu nại của dân thì sai 39


ANH ĐÀO



























LĐO - Tăng thuế vì "không ảnh hưởng đến người nghèo" hay thời sự hơn "dừng tăng lương tối thiểu vùng 2018"! Khó thế mà người ta cũng đề xuất, kiến nghị được.

Nhưng nếu chúng được chấp nhận, có nghĩa chúng ta đang đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của kinh tế, đi ngược cả lẽ công bằng tối thiểu.

"Trong nền kinh tế, người nghèo bao giờ cũng là những cánh chim cuối đàn. Các chuyên gia kinh tế quốc tế hay ví von, tốc độ bay của đàn chim không phải phụ thuộc vào những con chim đầu đàn khỏe nhất mà thực ra lại phụ thuộc vào chính những con chim yếu nhất ở cuối đàn"! Một ẩn dụ tuyệt vời của TS Vũ Thành Tự Anh, ĐH Fulbright VN, khi ông phản biện lập luận "tăng VAT không ảnh hưởng đến người nghèo"!

Có "lý thuyết cơ bản của kinh tế học" đây: Người nghèo có tỷ lệ thu nhập dành cho tiêu dùng cao hơn người giàu. Vì vậy, gánh nặng thuế VAT họ phải chịu sẽ chiếm một tỷ lệ cao hơn so với thu nhập. Tăng thuế VAT hiển nhiên sẽ làm người thu nhập thấp bị tổn thương nhiều hơn.

Con số cụ thể đây: Trong khi 20% hộ giàu nhất có mức thu nhập trung bình cao hơn tới 8,5 lần so với 20% hộ nghèo nhất (theo Báo cáo Điểm lại, tháng 7.2014 của Ngân hàng Thế giới (WB), tại Việt Nam), mức đóng thuế VAT của 20% hộ giàu nhất chỉ cao hơn chưa tới 4,5 lần so với 20% hộ nghèo nhất.

Có nghĩa gánh nặng thuế VAT so với thu nhập của nhóm 20% hộ nghèo nhất sẽ bằng 1,9 lần so với nhóm 20% hộ giàu nhất. Do đó, khi thuế VAT giảm thì gánh nặng thuế của nhóm nghèo nhất sẽ giảm và ngược lại, khi thuế VAT tăng thì nhóm nghèo nhất sẽ phải chịu gánh nặng thuế cao hơn so với thu nhập của họ.

"Phiến diện" là từ dùng của TS Vũ Thành Tự Anh khi ông bình luận về lập luận tăng thuế VAT không ảnh hưởng đến người nghèo. Nhưng nói cho đúng, đó là sự lươn lẹo với những người hoặc bị đưa vào ma trận thuế phí, hoặc thấp cổ bé họng với trọng lượng tiếng nói dưới âm.
VAT chưa qua, thì hôm qua, lại có thêm một lời đề nghị khiếm nhã và nguy hiểm.

Hiệp hội Dệt may (VITAS) vừa chính thức kiến nghị Nhà nước ngừng tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 và xem xét điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm về mức hợp lý.

2,5 triệu người (80% là nữ) điển hình của việc tăng ca nhiều. Cụ thể, tăng ca trung bình từ 47-60 giờ/tháng (trong khi quy định của pháp luật là 30 giờ/tháng). Tiền lương cơ bản bình quân chỉ đạt 4.332.000 đồng/tháng, đáp ứng 75-80% mức sống tối thiểu. Tiền phụ cấp tối đa chỉ 300 ngàn đồng/tháng, thấp nhất trong các ngành thâm dụng lao động. 86% trong số 2,5 triệu con người, 2,5 triệu gia đình ấy đang đứng trước nguy cơ "đứng đường" trước "cách mạng 4.0".

Và giờ, ngay cả mức điều chỉnh lương tối thiểu, chứ khó có thể gọi là tăng, cũng đang bị đòi hoãn lại.

Rất khiếm nhã và không thể chấp nhận.

Trở lại với lý thuyết cánh chim cuối đàn. Việc hoãn tăng lương hay tăng thuế sẽ chỉ càng đẩy sâu công nhân, người nghèo vào sự vô vọng.

Giờ là lúc cần sự quyết định của chính phủ. Để lời đề nghị hoãn tăng lương không gây ra hiệu ứng domino trong các ngành thâm dụng lao động khác. Để đề xuất tăng thuế không tiếp tục chất ách lên vai một bộ phận chẳng có gì ngoài một chữ nghèo.

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có tới 86% lao động ngành công nghiệp dệt may và giày dép ở Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao do những đột phá về công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: