Ảnh: trái qua: Nhà thơ Phan Quế, Vũ Từ Trang, Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và Huy Thắng. Phó nháy VBL
Vũ Bình Lục
Tôi đọc Vũ Từ Trang cũng đã khá lâu, qua những tác phẩm cả thơ cả văn, rồi cả những khảo cứu khá sâu về làng nghề Việt Nam nữa, in rải rác đều đều trên các báo. Ấy vậy mà mãi tới gần đây thôi, mới có cơ duyên gặp thi nhân Vũ tiên sinh. Vả chăng, tôi đang làm cuốn “15 thi nhân tuổi Mậu Tý-1948”, khiến tôi phải nhanh chân gặp gỡ Vũ Từ Trang, để kiếm tìm tài liệu và hơn thế, được diện kiến một thi nhân đã và đang được bạn văn , bạn đọc quý trọng, không hẳn chỉ là ở nhan sắc văn chương, mà chính là ở chỗ mà người ta thường quen gọi là nhân cách nhà văn!
Mới đây, lại được đọc Vũ Từ Trang với một chùm thơ in trên tuần báo Văn Nghệ, bốn bài. Một chùm thơ khá hay, nhưng ba bài đầu thì ấn tượng hơn.
Mới đây, lại được đọc Vũ Từ Trang với một chùm thơ in trên tuần báo Văn Nghệ, bốn bài. Một chùm thơ khá hay, nhưng ba bài đầu thì ấn tượng hơn.
KHÚC NGOẶT
Con đường dốc, khúc ngoặt bất ngờ
hoa gạo nhuộm đỏ bến đò
xóm nhỏ khói sông.
hoa gạo nhuộm đỏ bến đò
xóm nhỏ khói sông.
Ở đấy, chuông nhà thờ giục em vào mùa thiếu nữ
mẹ cuốc đồi
bờ sông mê man gió
con đường mòn
lúa chín vàng
lẫm chẫm bước chim di.
mẹ cuốc đồi
bờ sông mê man gió
con đường mòn
lúa chín vàng
lẫm chẫm bước chim di.
Thì cầm lòng, thì cầm lòng vậy
đất vẫn hoải hoang, nhà ngủ thiếp bên đồi
trái tim đập
vỡ oà ghềnh thác
sông dẫu hẹp, mà sao xa cách
em mãi là cây trám lẻ bên trời.
đất vẫn hoải hoang, nhà ngủ thiếp bên đồi
trái tim đập
vỡ oà ghềnh thác
sông dẫu hẹp, mà sao xa cách
em mãi là cây trám lẻ bên trời.
Chưa hỏi thi nhân về cảnh và người cụ thể trong thơ là ở đâu, nhưng qua một vài chi tiết, bạn đọc cũng có thể hình dung đây là cảnh và người một vùng trung du nào đó, Phú Thọ, Sơn Tây, hay Bắc Giang chẳng hạn! Nhưng mà thật ra, đôi khi cái sự cụ thể quá trong thơ, cũng có thể góp phần làm cho thơ “mất thiêng” đi, nên cứ “mờ mờ nhân ảnh” , lại hoá hay…
Mấy câu đầu, đã thấy “phát lộ” vài ba chấm phá về một vùng đồi trung du, với “con đường dốc”, với “khúc ngoặt bất ngờ” và Hoa gạo nhuộm đỏ bến đò / Xóm nhỏ khói sông…Vài ba chấm phá, nhưng lại là những chấm phá có tính điển hình, đặc trưng nhất về một vùng quê với đồi với dốc, với dòng sông xanh mờ sương khói, với bến đò đang mùa hoa gạo cháy hết mình, và cả bình yên xóm mạc…Rõ là một bức tranh rất tĩnh, như thể đang ẩn dấu trong nó những giá trị văn hoá, nhân văn giàu có, sâu bền…
Đoạn thơ tiếp đó, mới chính là những biểu hiện cụ thể, sống động của chiều sâu cuộc sống ở nơi này. “Ở đấy, chuông nhà thờ giục em vào mùa thiếu nữ / Mẹ cuốc đồi / Bờ sông mê man gió / Con đường mòn / Lúa chín vàng / Lẫm chẫm bước chim di”…
Đấy chính là “nội hàm” của bức tranh vùng bán sơn địa quê kiểng này chăng? Thấy náo nức những hồi chuông “giục em vào mùa thiếu nữ”. Mùa hoa, mùa yêu, hay “mùa đàn bà”, theo cách nói của các thi nhân miền núi cao phương bắc. Nhưng mà ở đây có phần hơi khác. Chính “tiếng chuông nhà thờ” mới là “tác nhân”, mới là “dung môi” cho những cuộc gặp gỡ cộng đồng, thay cho những lễ hội truyền thống, sau đó rồi sẽ là những cuộc hẹn hò riêng tư, “giục em vào mùa thiếu nữ”? Cuộc sống thanh bình, trẻ trung, vồn vã vẫy gọi. “Mê man gió” nơi bờ sông quê. Con đường mòn thân thương vòng vèo rồng rắn ven đồi và mênh mông chín vàng đồng lúa. Và “mùa màu em”, mùa thiếu nữ, cũng là mùa lẫm chẫm bước chim di. Còn mẹ thì cuốc đồi, trồng khoai trồng sắn, như thể đang giữ mãi cho quê nhà ngọn lửa ấm áp tình quê muôn thuở…Có cảm giác như Vũ Từ Trang đã vẽ lên một bức tranh quê vùng trung du bằng một thứ ngôn ngữ và hình ảnh thật giản dị, mà sâu lắng. Một vùng quê yên ả, hình như ta đã bắt gặp đâu đó từ những năm xa ngái, khiến bồi hồi xao xuyến bâng khuâng…
Bâng khuâng xuyến xao, nhưng mà đành phải cầm lòng, thì phải cầm lòng vậy! Trước cảnh, hay cảnh giờ gợi nhớ xa xăm, khiến Trái tim đập / Vỡ oà ghềnh thác? Còn kia như cảnh cũ, nhưng chỉ có “Đất hoải hoang / Nhà ngủ thiếp bên đồi”…Cảnh xưa hoá ra chỉ còn có vậy, mà “Nhân diện bất tri hà xứ khứ” (Thôi Hộ). Người xưa, nay lạc gió phương nào?...Thế nên:
Sông dẫu hẹp, mà sao xa cách
Em mãi là cây trám lẻ bên trời.
“Khúc ngoặt” của Vũ Từ Trang là một bài thơ rất giàu màu sắc cổ điển. Những tình ý ngổn ngang trong lòng thi nhân, khi xao xuyến bâng khuâng, lúc trào dâng vỡ oà ghềnh thác, được khắc hoạ một cách chân tình mà đắm đuối. Thì đấy, cái vẻ đẹp thuần phác của tâm hồn con người tự cổ chí kim, xem ra cũng chả cần phải trang điểm thêm thắt làm gì!
Mấy câu đầu, đã thấy “phát lộ” vài ba chấm phá về một vùng đồi trung du, với “con đường dốc”, với “khúc ngoặt bất ngờ” và Hoa gạo nhuộm đỏ bến đò / Xóm nhỏ khói sông…Vài ba chấm phá, nhưng lại là những chấm phá có tính điển hình, đặc trưng nhất về một vùng quê với đồi với dốc, với dòng sông xanh mờ sương khói, với bến đò đang mùa hoa gạo cháy hết mình, và cả bình yên xóm mạc…Rõ là một bức tranh rất tĩnh, như thể đang ẩn dấu trong nó những giá trị văn hoá, nhân văn giàu có, sâu bền…
Đoạn thơ tiếp đó, mới chính là những biểu hiện cụ thể, sống động của chiều sâu cuộc sống ở nơi này. “Ở đấy, chuông nhà thờ giục em vào mùa thiếu nữ / Mẹ cuốc đồi / Bờ sông mê man gió / Con đường mòn / Lúa chín vàng / Lẫm chẫm bước chim di”…
Đấy chính là “nội hàm” của bức tranh vùng bán sơn địa quê kiểng này chăng? Thấy náo nức những hồi chuông “giục em vào mùa thiếu nữ”. Mùa hoa, mùa yêu, hay “mùa đàn bà”, theo cách nói của các thi nhân miền núi cao phương bắc. Nhưng mà ở đây có phần hơi khác. Chính “tiếng chuông nhà thờ” mới là “tác nhân”, mới là “dung môi” cho những cuộc gặp gỡ cộng đồng, thay cho những lễ hội truyền thống, sau đó rồi sẽ là những cuộc hẹn hò riêng tư, “giục em vào mùa thiếu nữ”? Cuộc sống thanh bình, trẻ trung, vồn vã vẫy gọi. “Mê man gió” nơi bờ sông quê. Con đường mòn thân thương vòng vèo rồng rắn ven đồi và mênh mông chín vàng đồng lúa. Và “mùa màu em”, mùa thiếu nữ, cũng là mùa lẫm chẫm bước chim di. Còn mẹ thì cuốc đồi, trồng khoai trồng sắn, như thể đang giữ mãi cho quê nhà ngọn lửa ấm áp tình quê muôn thuở…Có cảm giác như Vũ Từ Trang đã vẽ lên một bức tranh quê vùng trung du bằng một thứ ngôn ngữ và hình ảnh thật giản dị, mà sâu lắng. Một vùng quê yên ả, hình như ta đã bắt gặp đâu đó từ những năm xa ngái, khiến bồi hồi xao xuyến bâng khuâng…
Bâng khuâng xuyến xao, nhưng mà đành phải cầm lòng, thì phải cầm lòng vậy! Trước cảnh, hay cảnh giờ gợi nhớ xa xăm, khiến Trái tim đập / Vỡ oà ghềnh thác? Còn kia như cảnh cũ, nhưng chỉ có “Đất hoải hoang / Nhà ngủ thiếp bên đồi”…Cảnh xưa hoá ra chỉ còn có vậy, mà “Nhân diện bất tri hà xứ khứ” (Thôi Hộ). Người xưa, nay lạc gió phương nào?...Thế nên:
Sông dẫu hẹp, mà sao xa cách
Em mãi là cây trám lẻ bên trời.
“Khúc ngoặt” của Vũ Từ Trang là một bài thơ rất giàu màu sắc cổ điển. Những tình ý ngổn ngang trong lòng thi nhân, khi xao xuyến bâng khuâng, lúc trào dâng vỡ oà ghềnh thác, được khắc hoạ một cách chân tình mà đắm đuối. Thì đấy, cái vẻ đẹp thuần phác của tâm hồn con người tự cổ chí kim, xem ra cũng chả cần phải trang điểm thêm thắt làm gì!
Ảnh: trái qua: Nhà thơ Phan Quế, Vũ Từ Trang, Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và Huy Thắng. Phó nháy VBL
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét