>> Ông Vũ Quang Hải kịp nhận gần 2 tỷ đồng trước khi rời Sabeco?
>> Đất Đà Nẵng tăng gấp đôi: Sập bẫy giá, ôm 'bom' chờ lỗ
>> Người dân được trực tiếp liên lạc và thông tin với Chính phủ
MAI ANH
>> Đất Đà Nẵng tăng gấp đôi: Sập bẫy giá, ôm 'bom' chờ lỗ
>> Người dân được trực tiếp liên lạc và thông tin với Chính phủ
MAI ANH
(GDVN) - Theo Tiến sĩ Bùi Trinh, thông tin Hà Nội phải đổi gần 70ha đất lấy tuyến đường 3,5km cho thấy nếu không quản lý chặt các dự án BT rất dễ nảy sinh tham nhũng.
Dễ nảy sinh tham nhũng
Kêu gọi đầu tư BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao) hay đầu tư BT (Xây dựng – Chuyển giao) là những chủ trương đúng của Chính phủ nhằm huy động nguồn vốn xã hội hóa nâng cấp hạ tầng giao thông quốc gia.
Doanh nghiệp tham gia đầu tư BOT, BT luôn được Nhà nước tạo điều kiện tối đa. Với doanh nghiệp đầu tư BOT được thành lập trạm thu phí để hoàn vốn, trong khi doanh nghiệp BT sẽ nhận được quỹ đất đối ứng sau khi hoàn thành dự án giao thông.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Bùi Trinh – Chuyên gia nghiên cứu kinh tế cho rằng, nếu cơ quan quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ, doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh quy định thì những dự án BOT, BT giao thông sẽ phát huy hiệu quả lớn khi, giảm gánh nặng xây dựng cơ bản cho ngân sách, tạo hướng đầu tư mới cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều dự án BOT, BT giao thông nảy sinh bất cập khiến dư luận nghi ngại về nhóm lợi ích sau những ưu đãi quá lớn dành cho doanh nghiệp.
Dẫn chứng Tiến sĩ Bùi Trinh cho biết, vừa qua trên phương tiện báo chí truyền thông có đưa tin về việc Hà Nội đưa vào sử dụng tuyến đường 3,5km thuộc dự án đường Trần Hữu Dực nối đường Lê Đức Thọ với đường 70 thuộc địa bàn phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Dự án do Công ty cổ phần Tasco làm chủ đầu tư theo hình thức BT với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Theo Tiến sĩ Bùi Trinh dự án có hai chi tiết khiến dư luận hồ nghi:
Thứ nhất suất đầu tư, tuyến đường 3,5km nhưng đầu tư hết hơn 1.500 tỷ đồng đây là suất đầu tư quá cao;
Thứ hai để có được con đường này, Hà Nội phải đổi gần 70ha đất.
“Có rất nhiều câu hỏi đặt ra về tổng mức đầu tư dự án cũng như căn cứ nào để Hà Nội trả số lượng đất đối ứng lên đến 70ha”, Tiến sĩ Bùi Trinh đặt vấn đề.
Tiến sĩ Bùi Trinh cho rằng, trước hoài nghi trên cũng giống như dự án BOT giao thông được dư luận nêu, Kiểm toán Nhà nước cần vào cuộc kiểm toán lại suất đầu tư với tuyến đường 3,5km của Hà Nội.
Đồng thời Thanh tra Chính phủ cần vào cuộc làm rõ căn cứ vào đâu Hà Nội phải trả cho Tasco quỹ đất đối ứng lên đến 70ha.
“BT – Đổi đất lấy hạ tầng tức là chúng ta đổi tài nguyên thiên nhiên (đất) lấy hạ tầng giao thông, nếu không quản lý chặt chẽ đây dễ trở thành “mảnh đất” màu mỡ cho tham nhũng.
BT nếu không quản lý được còn gây tác hại hơn BOT”, Tiến sĩ Trinh cho biết.
Doanh nghiệp chuyển sang BT
Trong khi BOT đang bớt dần hấp dẫn do việc siết chặt quy định về vốn đầu tư khiến nhiều “ông lớn” chuyển sang kênh đầu tư BT – đổi đất lấy hạ tầng.
Thông tin trên Báo Đấu Thầu cho biết, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc là một nhà đầu tư BOT tên tuổi với nhiều dự án như cầu Cổ Chiên có tổng mức đầu tư 2.308 tỷ đồng; đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ có tổng vốn đầu tư gần 15 ngàn tỷ đồng …
Tuy nhiên trong vòng nửa năm trở lại đây, Công ty Tuấn Lộc hầu như không đề xuất thêm dự án BOT nào. Thay vào đó, Tuấn Lộc đề xuất 2 dự án BT khá lớn tại Đồng Nai là Dự án Xây dựng tuyến đường nối từ đường Bùi Hữu Nghĩa đến Quốc lộ 1K, thành phố Biên Hòa và Dự án Đầu tư xây dựng đường Phước Bình đoạn từ QL 51 đến Khu công nghiệp Phước Bình.
Tổng mức đầu tư 2 dự án này khoảng 950 tỷ đồng và đều đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề xuất dự án.
Một tên tuổi khác không xa lạ là Cienco 4. Tên tuổi của Cienco 4 gắn liền với nhiều dự án BOT tại Nghệ An như Dự án Xây dựng cầu Yên Xuân, Dự án Tuyến tránh Thành phố Vinh (Nghệ An), Dự án Nam Bến Thủy - tuyến tránh Thành phố Vinh…
Khi mà Trạm thu phí cầu Bến Thủy hoàn vốn cho các dự án này đang vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ người dân, thì Cienco 4 cũng đã có được sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về đề xuất Dự án Đầu tư xây dựng cầu Hiếu 2 và đường hai đầu cầu tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An theo hình thức hợp đồng BT.
Lý giải sự chuyển dịch doanh nghiệp đầu tư hà tầng từ BT sang BOT, Tiến sĩ Kinh tế Bùi Trinh cho biết: “Sự hấp dẫn của BT với doanh nghiệp là quỹ đất đối ứng sau khi hoàn thành dự án”.
Phân tích rõ hơn Tiến sĩ Bùi Trinh cho biết, đầu tư BOT giao thông doanh nghiệp được thu phí, tuy nhiên mức phí thu được bao nhiêu còn phụ thuộc vào lượng xe. Nhiều tuyến đường BOT do mức phí cao phương tiện ô tô tìm cách đi vào huyện lộ, tỉnh lộ để tránh ảnh hưởng đến mức thu phí.
Mặt khác do đầu tư BOT doanh nghiệp chủ yếu vay vốn ngân hàng, nếu mức thu không đủ trả lãi suất và nợ gốc sẽ ảnh hưởng đến phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt khi thời gian qua BOT bị chỉ ra hàng loạt bất cập, cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp thắt chặt quản lý khiến BOT không còn hấp dẫn.
Trong khi đó về dự án BT, ông Bùi Trinh cho rằng khi ký hợp đồng BT với cơ quan quản lý nhà nước doanh nghiệp đã được hưởng quỹ đất đối ứng.
Nói cách khác so với BOT doanh nghiệp không phải chờ hàng chục năm thu phí mà ngay khi dự án hoàn thành doanh nghiệp được hưởng quỹ đất đối ứng có thể đầu tư bất động sản, xây dựng chung cư, trung tâm thương mại thậm chí bán và thu ngay được vốn đầu tư.
Nêu quan điểm về thu hút đầu tư giao thông theo hình thức BT ông Trinh cho rằng không nên áp dụng ở những địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nơi có quỹ đất eo hẹp và giá trị đất cao.
“Nếu áp dụng phải minh bạch đảm bảo nguyên tắc ngang giá, bù trừ chênh lệch giữa giá trị dự án BT và giá trị quỹ đất thanh toán. Quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư được áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê”, ông Trinh cho biết.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét