Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Ai đã tùy tiện sửa văn của VŨ BẰNG?





















Công văn giải trình của NXB Dân Trí gửi đến các cơ quan chức năng chiều ngày 22-5-2017: "Cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” Nhà Xuất bản Dân trí cấp Giấy phép cho Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng thực hiện. Trong bản thảo Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng, 200B3 TT. Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội đưa đến trang 213 nguyên văn là: “Tôi ao ước một ngày đất nước thanh bình và thống nhất; toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ những miếng ngon Hà Nội”. Chúng tôi làm đủ hồ sơ biên tập và lưu bản thảo do Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng đem đến. Nhưng đến khi sách ra, Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng đã tự sửa thành nội dung phản động: “Tôi ao ước một ngày kia miền Bắc được giải thoát khỏi nanh vuốt Cộng sản, Quốc gia trở lại thanh bình và thống nhất; Toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ những miếng ngon Hà Nội”. NXB Dân Trí xin trân trọng báo cáo với các cơ quan cấp trên về thực chất của vụ việc. Cuốn này Nhà Xuất bản  chưa ký giấy phát hành.".

AI ĐÃ TÙY TIỆN SỬA VĂN CỦA VŨ BẰNG?

LÊ THIẾU NHƠN

Chiều ngày 22-5-2017, NXB Dân Trí đã gửi Công văn số 216/CV-NXBDT đến Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Xuất bản In và Phát Hành, Cơ quan A87 Bộ Công an để giải trình một sự cố xuất bản liên quan đến cuốn “Miếng ngon Hà Nội” của nhà văn Vũ Bằng! Công văn của NXB Dân Trí có nội dung như sau:
 "Cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” Nhà Xuất bản Dân trí cấp Giấy phép cho Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng thực hiện. Trong bản thảo Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng, 200B3 TT. Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội đưa đến trang 213 nguyên văn là: “Tôi ao ước một ngày đất nước thanh bình và thống nhất; toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ những miếng ngon Hà Nội”. Chúng tôi làm đủ hồ sơ biên tập và lưu bản thảo do Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng đem đến. Nhưng đến khi sách ra, Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng đã tự sửa thành nội dung phản động: “Tôi ao ước một ngày kia miền Bắc được giải thoát khỏi nanh vuốt Cộng sản, Quốc gia trở lại thanh bình và thống nhất; Toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ những miếng ngon Hà Nội”. NXB Dân Trí xin trân trọng báo cáo với các cơ quan cấp trên về thực chất của vụ việc. Cuốn này Nhà Xuất bản  chưa ký giấy phát hành.".
Một lần nữa, mối quan hệ liên kết xuất bản giữa NXB và giới làm sách tư nhân lại gặp trục trặc. Sai đúng đối với việc xuất bản "Miếng ngon Hà Nội" lần này, đã rõ ràng. Tuy nhiên, vấn đề là hai đoạn văn ấy hoàn toàn khác nhau. Ai đã sửa văn của Vũ Bằng?
"Miếng ngon Hà Nội" là một tác phẩm nổi tiếng của Vũ Bằng, được in lần đầu tiên năm 1960. “Miếng ngon Hà Nội” viết về những món ăn mà theo Vũ Bằng là đặc trưng của Hà Nội, từ món dựng, phở bò, bánh đúc cho đến cốm Vòng, rươi, chả cá và cả… thịt cầy. Giá trị của “Miếng ngon Hà Nội” cộng với những gì viết trong “Thương nhớ mười hai” xuất bản lần đầu tiên năm 1971, thì Vũ Bằng đã trình bày trọn vẹn vẻ đẹp ẩm thực xứ Bắc.
Nói về nhà văn Vũ Bằng và cuốn “Miếng ngon Hà Nội”, Nguyễn Vỹ trong cuốn “Văn thi sĩ tiền chiến” có đoạn viết: “Vũ Bằng thích viết văn khôi hài, nhưng về “miếng ăn” anh ta không khôi hài chút nào cả. Vừa rồi, tại Sài Gòn đây, anh có xuất bản quyển “Miếng ngon Hà Nội” được nhiều báo khen ngợi. Có thể nói rằng cuốn sách ấy là kết quả của mấy chục năm ăn của Vũ Bằng”.
                                


Ngày 8-4-1984, Vũ Bằng qua đời ở tuổi 71. Từ đó đến nay, “Miếng ngon Hà Nội” liên tục được tái bản ở những NXB khác nhau. Sự cố đối với bản in mới nhất của NXB Dân Trí cho thấy rằng, những người làm sách hôm nay đã không có sự tôn trọng cần thiết đối với tác phẩm của ông. “Miếng ngon Hà Nội”, với nhà văn Vũ Bằng còn là kỷ niệm của ân nghĩa vợ chồng, bởi ông viết ngay lời tựa “Thân mến tặng Quỳ, người nội trợ đã giúp tôi viết xong cuốn sách này; người bạn đã cho tôi thưởng thức miếng ngon đất Bắc; để kỷ niệm những ngày vui sống trên đầm Linh Đường ngào ngạt hương sen”.
Vũ Bằng đã mất, việc in lại tác phẩm của ông, phải tôn trọng nguyên bản. Lẽ thường, tái bản lại, phải tôn trọng theo cuốn sách đã in khi tác giả còn sống, để đúng với tinh thần của tác giả. Cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” bản in đầu tiên năm 1960, Vũ Bằng viết rất chi tiết, sau đoạn kết “Ta mơ ước một ngày đất nước thanh bình, toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ hết cả những miếng ngon Hà Nội” còn chú thích “Bắt đầu viết tại Hà Nội mùa thu năm 1952, sửa chữa và viết thêm tại Sài Gòn  năm 1956, 1958, 1959”. Bản in của NXB Dân Trí, kế tiếp chương “Trước khi ngừng bút” của Vũ Bằng, lại có phần “Phụ lục: các báo phê bình “Miếng ngon Hà Nội” kỳ xuất bản thứ nhất” với hai bài được dẫn nguồn từ “báo Nắng Sớm số 27 ra ngày 28-10-1957” và từ “báo Tự Do số 289 ra ngày 23-12-1957”. Đoạn trích “bá đạo” nằm trong bài trên báo Nắng Sớm, nhưng không rõ tác giả. Đoạn trích trên báo Nắng Sớm đã sửa lại câu kết của Vũ Bằng!

                                 
 Bản in "chưa có giấy phép phát hành"!



Câu hỏi đặt ra: Tại sao “Miếng ngon Hà Nội” có bản in chính thức lần đầu tiên được sự đồng ý của tác giả vào năm 1960, mà lại có bài phê bình trên báo Nắng Sớm vào ngày 28-10-1957? Đây là một tài liệu ngụy tạo, hay cuốn “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng đã bị in lậu trước năm 1957?

Năm 2000, nhà văn Vũ Bằng đã được xác nhận lại tư cách một chiến sĩ tình báo cộng sản. Năm 2007, nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Với tư cách của nhà văn Vũ Bằng, không bao giờ viết “ao ước một ngày kia miền Bắc được giải thoát khỏi nanh vuốt Cộng sản”. Gắn một câu nanh độc như vậy vào “Miếng ngon Hà Nội” là một sự tùy tiện mang tính xúc phạm nhà văn Vũ Bằng!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: