Trong một xưởng may tại Bắc Giang. Ảnh chụp ngày 21/10/2015. Reuters/Kham
Nguyệt san Le Monde Diplomatique, số tháng Hai 2017, có một bài đặc biệt về Việt Nam : « Việt Nam mơ trở thành xưởng thợ của hành tinh », trong lúc đó thì các tuần báo Pháp lại cuốn vào những diễn biến sôi động trên chính trường Pháp - đặc biệt là vụ được mệnh danh là Penelopegate, liên quan đến việc phu nhân ứng viên tổng thống sáng giá của cánh hữu François Fillon bị nghi ngờ được chồng lấy công quỹ trả lương trong nhiều năm trời, cho công việc « trợ lý nghị sĩ » không có thật.
Một hồ sơ khác cũng thu hút chú ý là các quyết định gây tranh cãi của tân tổng thống Mỹ Donald Trump, nhất là những điều được cho là ý đồ không tốt đối với châu Âu.
Mở đầu một phóng sự dài về kinh tế Việt Nam trong nguyệt san Le Monde Diplomatique, tác giả Martine Bulard ghi nhận là trong không đầy 40 năm, dân chúng Việt Nam đã cải thiện được mức sống : Không còn thiếu ăn, thanh niên miệt mài trên các mạng xã hội, phim Nhật Bản và Hàn Quốc là món giải trí trong các gia đình… Chỉ có điều kiện lao động là còn rất khó khăn và kinh tế ngày càng lệ thuộc vào nước ngoài. Hy vọng của chính quyền Việt Nam có quan hệ đối tác ưu đãi với Mỹ có thể sẽ không thành.
Tác giả bài viết minh họa nhận định của mình qua những cuộc gặp với giới doanh nhân Việt Nam, cụ thể là trường hợp lãnh đạo một công ty may xuất khẩu tại Bắc Giang, tên tiếng Anh là Bac Giang Garment Corporation (BGGC), có những khách hàng là các đại tập đoàn nước ngoài : Gap của Mỹ, Uniqlo của Nhật hay Zara của Tây Ban Nha.
Dệt may xuất khẩu phát đạt
Đây là một công ty mà dân chúng Việt Nam ít biết đến vì sản phẩm làm ra, theo quy định của hợp đồng, không bán trên thị trường nội địa để giữ giá trị của nhãn hiệu. Vả lại với đồng lương tháng 5 triệu đồng cho 6 ngày làm việc, thì các công nhân ở đấy không tài nào mua nổi sản phẩm mà họ làm ra. Cách đây 10 năm, tức trước thời kỳ tư hữu hóa, một từ ngữ ở đây không ai dùng, BGGC chỉ có một xưởng, thu dụng 350 người. Bây giờ thì công ty đã phát đạt lên với 5 cơ xưởng và 14.000 nhân công, đơn đặt hàng đầy ắp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công, đặc biệt là các đại tập đoàn Nhà Nước bị thua lỗ nặng dù đã cổ phần hóa hay không. Một luật sư xin giấu tên, giải thích đó là do họ vừa không có kinh nghiệm, vừa tham nhũng. Một ví dụ điển hình là Petro Vietnam, mà nhiều lãnh đạo đã phải từ chức do thua lỗ quá nặng. Dĩ nhiên là có những thành công ngoạn mục hiếm hoi, như Vingroup mà chủ tịch tổng giám đốc là tỷ phú Việt Nam duy nhất trên danh sách tạp chí Forbes, hay Viettel của quân đội và tập đoàn Vinamilk với vốn nước ngoài, trong đó có một quỹ đầu tư của Singapore.
Vị luật sư Việt Nam xin giấu tên so sánh : Trước kia doanh nhân Việt Nam bơi trong một cái ao rất hẹp, cái ao làng, nhưng bây giờ trước mặt họ là đại dương, một đại dương dậy sóng tự do mậu dịch và cạnh tranh khốc liệt.
Công ty may mặc BGGC đã kinh qua khó khăn : « Để giảm bớt chi phí, một số khách hàng không ngần ngại dùng Việt Nam để đối đầu với Trung Quốc và cũng sử dụng Trung Quốc để đối phó với Việt Nam ». Và Việt Nam đã phải cắt xén nhiều khoản chi tiêu để thực hiện các hợp đồng và giữ khách hàng.
Chẳng hạn như Uniqlo đã ngưng cung cấp hàng choTrung Quốc để chuyển sang Việt Nam. Lever Style, một nhà cung cấp khác của nhãn hiệu Nhật Bản đã giảm 1/3 nhân công Trung Quốc và dự kiến sản xuất 40% sản phẩm ở Việt Nam từ đây đến 2020, trong lúc mà họ vắng bóng ở Việt Nam cách đây 6 năm.
Từ đầu thập niên này các nhãn hiệu lớn quốc tế và giới gia công của họ dần dần rời bỏ Trung Quốc, như tập đoàn Đài Loan Bảo Thành (Pou Chen) gia công cho Adidas, Nike, Puma, Lacoste..., đã đầu tư hơn 2 tỷ đô la vào khu công nghiệp chung quanh Thành Phố Hồ Chí Minh. Phó chủ tịch Hiệp hội các công ty vải sợi - may mặc Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm cho biết là 65% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm của các công ty vốn nước ngoài hay của đơn đặt hàng từ nước ngoài.
Nhân công rẻ và TPP từng là hấp lực
Cũng như phần đông lãnh đạo kinh tế Việt Nam, ông Cẩm chờ đợi nhiều nơi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Dựa trên đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới, giới dệt may chờ đợi là thị phần thế giới của họ tăng mạnh, từ 4% hiện nay lên 11% vào năm 2025, xuất khẩu như thế sẽ tăng 18%. Lãnh đạo Việt Nam dự kiến khoản tăng thêm của tăng trưởng từ 0,8% đến 2% mỗi năm trong thập niên tới.
Triển vọng tốt đẹp này đã góp phần làm cho số công ty nước ngoài đến Việt Nam tăng vọt những năm gần đây. Dĩ nhiên nhân công giá hạ cũng góp phần không nhỏ, như giải thích của hai ông Shimizu và La Văn Tranh, lãnh đạo công ty Nhật Foster Electric sản xuất micro cho iPhone : « Công nhân Việt Nam có tính cạnh tranh cao. Khởi đầu thì họ không được đào tạo tốt, nhưng họ học hỏi rất nhanh. Chúng tôi sử dụng 30.000 người và lương tháng căn bản chỉ xoay quanh 150-200 đô la trong khi trung bình ở Trung Quốc là phải 650 đô la. Chúng tôi như thế tiết kiệm rất nhiều ».
Không chỉ có Foster giảm hoạt động ở Trung Quốc, Samsung cũng vậy và đã đầu tư 15 tỷ đô la, sử dụng 46.000 nhân công. Cả một thành phố nhỏ ! Và còn có Foxconn, Apple, Canon…
Nhưng không chỉ do nhân công rẻ, mà còn các dự kiến giảm thuế quan ở Mỹ và trong 11 nước khác của TPP, bỏ hoàn toàn vào năm 2025. Các nhà thương thuyết Mỹ cũng đưa ra một quy tắc là các sản phẩm xuất khẩu phải do Việt Nam hoàn toàn sản xuất hay từ những sản phẩm do các đối tác trong hiệp định TPP sản xuất, không còn chuyện lắp ráp tại đây những yếu tố sản xuất ở bên ngoài khối.
Với trợ giúp của Mỹ và hiệp định TPP, theo Le Monde diplomatique, Việt Nam nhìn thấy tương lai của mình trong tư thế xưởng sản xuất thứ hai của thế giới, sẵn sàng giành thị phần của Trung Quốc.
Donald Trump phá hy vọng của Việt Nam
Nhưng việc tân tổng thống Mỹ Donald Trump chống lại TPP có thể thay đổi ván cờ. Bài báo nhắc lại sự kiện vào tháng 11 vừa qua, màn hình đài CNN xem tại Việt Nam có lúc bị một tấm bảng màu xanh che khuất với dòng chữ : « Vì nội dung không thích hợp ». Sau này mới biết là tổng thống tân cử Mỹ đã chỉ trích « hàng giả rẻ của Việt Nam » đe dọa tràn ngập nước Mỹ. Cho nên CNN đã tránh cho khán giả Việt Nam nghe thấy những lời tố cáo không hay ho này.
Trước mắt lãnh đạo Việt Nam hy vọng là các tập đoàn Walmart, Nike, Apple, Microsoft v.v có thể làm cho tổng thống Mỹ hiểu rõ hơn hay ít ra áp đặt một hiệp định song phương. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhắc lại trước Quốc Hội, ngày 18/11, là Việt Nam đã ký 12 hiệp định tự do mậu dịch và sẽ tiếp tục con đường hội nhập dù có TPP hay không.
Hiện tại đầu tư vào Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia Châu Á , theo thứ tự : Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thủ tướng Việt Nam cũng nhìn đến hiệp định ký với Châu Âu mà Quốc Hội Pháp đã thông qua tháng 6/2016.
Hà Nội đặt hy vọng tăng trưởng vào « tất cả vì xuất khẩu » và đầu tư nước ngoài với những điều kiện bằng vàng : miễn thuế trong vòng 4 năm đầu, giảm một nửa thuế trong 9 năm sau, điều kiện dễ dàng về mặt bằng - bất kể thiệt thòi cho nông nghiệp, cộng thêm trợ giúp của chính phủ về cơ sở, thủ tục hành chính đơn giản, v.v… bấy nhiêu yếu tố ưu đãi mà các nhà đầu tư khó cưỡng lại, ngay cả trong khu vục.
Nhưng cái gì cũng có mặt trái. Mặt trái ở đây đối với Việt Nam là sự lệ thuộc vào nước ngoài chưa kể vấn đề phá hoại môi trường.
Ngoài ra, các tập đoàn nước ngoài nắm 2/3 xuất khẩu. Tác giả trên Le Monde Diplomatique ví von : Samsung hiện chiếm 60% hàng điện tử bán ra nước ngoài của Việt Nam. Nếu tập đoàn Hàn Quốc bị ho, như với vụ pin của Galaxy Note 7 bị cháy, thì Việt Nam sẽ bị cảm ngay.
Trọng Nghĩa
Mở đầu một phóng sự dài về kinh tế Việt Nam trong nguyệt san Le Monde Diplomatique, tác giả Martine Bulard ghi nhận là trong không đầy 40 năm, dân chúng Việt Nam đã cải thiện được mức sống : Không còn thiếu ăn, thanh niên miệt mài trên các mạng xã hội, phim Nhật Bản và Hàn Quốc là món giải trí trong các gia đình… Chỉ có điều kiện lao động là còn rất khó khăn và kinh tế ngày càng lệ thuộc vào nước ngoài. Hy vọng của chính quyền Việt Nam có quan hệ đối tác ưu đãi với Mỹ có thể sẽ không thành.
Tác giả bài viết minh họa nhận định của mình qua những cuộc gặp với giới doanh nhân Việt Nam, cụ thể là trường hợp lãnh đạo một công ty may xuất khẩu tại Bắc Giang, tên tiếng Anh là Bac Giang Garment Corporation (BGGC), có những khách hàng là các đại tập đoàn nước ngoài : Gap của Mỹ, Uniqlo của Nhật hay Zara của Tây Ban Nha.
Dệt may xuất khẩu phát đạt
Đây là một công ty mà dân chúng Việt Nam ít biết đến vì sản phẩm làm ra, theo quy định của hợp đồng, không bán trên thị trường nội địa để giữ giá trị của nhãn hiệu. Vả lại với đồng lương tháng 5 triệu đồng cho 6 ngày làm việc, thì các công nhân ở đấy không tài nào mua nổi sản phẩm mà họ làm ra. Cách đây 10 năm, tức trước thời kỳ tư hữu hóa, một từ ngữ ở đây không ai dùng, BGGC chỉ có một xưởng, thu dụng 350 người. Bây giờ thì công ty đã phát đạt lên với 5 cơ xưởng và 14.000 nhân công, đơn đặt hàng đầy ắp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công, đặc biệt là các đại tập đoàn Nhà Nước bị thua lỗ nặng dù đã cổ phần hóa hay không. Một luật sư xin giấu tên, giải thích đó là do họ vừa không có kinh nghiệm, vừa tham nhũng. Một ví dụ điển hình là Petro Vietnam, mà nhiều lãnh đạo đã phải từ chức do thua lỗ quá nặng. Dĩ nhiên là có những thành công ngoạn mục hiếm hoi, như Vingroup mà chủ tịch tổng giám đốc là tỷ phú Việt Nam duy nhất trên danh sách tạp chí Forbes, hay Viettel của quân đội và tập đoàn Vinamilk với vốn nước ngoài, trong đó có một quỹ đầu tư của Singapore.
Vị luật sư Việt Nam xin giấu tên so sánh : Trước kia doanh nhân Việt Nam bơi trong một cái ao rất hẹp, cái ao làng, nhưng bây giờ trước mặt họ là đại dương, một đại dương dậy sóng tự do mậu dịch và cạnh tranh khốc liệt.
Công ty may mặc BGGC đã kinh qua khó khăn : « Để giảm bớt chi phí, một số khách hàng không ngần ngại dùng Việt Nam để đối đầu với Trung Quốc và cũng sử dụng Trung Quốc để đối phó với Việt Nam ». Và Việt Nam đã phải cắt xén nhiều khoản chi tiêu để thực hiện các hợp đồng và giữ khách hàng.
Chẳng hạn như Uniqlo đã ngưng cung cấp hàng choTrung Quốc để chuyển sang Việt Nam. Lever Style, một nhà cung cấp khác của nhãn hiệu Nhật Bản đã giảm 1/3 nhân công Trung Quốc và dự kiến sản xuất 40% sản phẩm ở Việt Nam từ đây đến 2020, trong lúc mà họ vắng bóng ở Việt Nam cách đây 6 năm.
Từ đầu thập niên này các nhãn hiệu lớn quốc tế và giới gia công của họ dần dần rời bỏ Trung Quốc, như tập đoàn Đài Loan Bảo Thành (Pou Chen) gia công cho Adidas, Nike, Puma, Lacoste..., đã đầu tư hơn 2 tỷ đô la vào khu công nghiệp chung quanh Thành Phố Hồ Chí Minh. Phó chủ tịch Hiệp hội các công ty vải sợi - may mặc Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm cho biết là 65% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm của các công ty vốn nước ngoài hay của đơn đặt hàng từ nước ngoài.
Nhân công rẻ và TPP từng là hấp lực
Cũng như phần đông lãnh đạo kinh tế Việt Nam, ông Cẩm chờ đợi nhiều nơi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Dựa trên đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới, giới dệt may chờ đợi là thị phần thế giới của họ tăng mạnh, từ 4% hiện nay lên 11% vào năm 2025, xuất khẩu như thế sẽ tăng 18%. Lãnh đạo Việt Nam dự kiến khoản tăng thêm của tăng trưởng từ 0,8% đến 2% mỗi năm trong thập niên tới.
Triển vọng tốt đẹp này đã góp phần làm cho số công ty nước ngoài đến Việt Nam tăng vọt những năm gần đây. Dĩ nhiên nhân công giá hạ cũng góp phần không nhỏ, như giải thích của hai ông Shimizu và La Văn Tranh, lãnh đạo công ty Nhật Foster Electric sản xuất micro cho iPhone : « Công nhân Việt Nam có tính cạnh tranh cao. Khởi đầu thì họ không được đào tạo tốt, nhưng họ học hỏi rất nhanh. Chúng tôi sử dụng 30.000 người và lương tháng căn bản chỉ xoay quanh 150-200 đô la trong khi trung bình ở Trung Quốc là phải 650 đô la. Chúng tôi như thế tiết kiệm rất nhiều ».
Không chỉ có Foster giảm hoạt động ở Trung Quốc, Samsung cũng vậy và đã đầu tư 15 tỷ đô la, sử dụng 46.000 nhân công. Cả một thành phố nhỏ ! Và còn có Foxconn, Apple, Canon…
Nhưng không chỉ do nhân công rẻ, mà còn các dự kiến giảm thuế quan ở Mỹ và trong 11 nước khác của TPP, bỏ hoàn toàn vào năm 2025. Các nhà thương thuyết Mỹ cũng đưa ra một quy tắc là các sản phẩm xuất khẩu phải do Việt Nam hoàn toàn sản xuất hay từ những sản phẩm do các đối tác trong hiệp định TPP sản xuất, không còn chuyện lắp ráp tại đây những yếu tố sản xuất ở bên ngoài khối.
Với trợ giúp của Mỹ và hiệp định TPP, theo Le Monde diplomatique, Việt Nam nhìn thấy tương lai của mình trong tư thế xưởng sản xuất thứ hai của thế giới, sẵn sàng giành thị phần của Trung Quốc.
Donald Trump phá hy vọng của Việt Nam
Nhưng việc tân tổng thống Mỹ Donald Trump chống lại TPP có thể thay đổi ván cờ. Bài báo nhắc lại sự kiện vào tháng 11 vừa qua, màn hình đài CNN xem tại Việt Nam có lúc bị một tấm bảng màu xanh che khuất với dòng chữ : « Vì nội dung không thích hợp ». Sau này mới biết là tổng thống tân cử Mỹ đã chỉ trích « hàng giả rẻ của Việt Nam » đe dọa tràn ngập nước Mỹ. Cho nên CNN đã tránh cho khán giả Việt Nam nghe thấy những lời tố cáo không hay ho này.
Trước mắt lãnh đạo Việt Nam hy vọng là các tập đoàn Walmart, Nike, Apple, Microsoft v.v có thể làm cho tổng thống Mỹ hiểu rõ hơn hay ít ra áp đặt một hiệp định song phương. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhắc lại trước Quốc Hội, ngày 18/11, là Việt Nam đã ký 12 hiệp định tự do mậu dịch và sẽ tiếp tục con đường hội nhập dù có TPP hay không.
Hiện tại đầu tư vào Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia Châu Á , theo thứ tự : Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thủ tướng Việt Nam cũng nhìn đến hiệp định ký với Châu Âu mà Quốc Hội Pháp đã thông qua tháng 6/2016.
Hà Nội đặt hy vọng tăng trưởng vào « tất cả vì xuất khẩu » và đầu tư nước ngoài với những điều kiện bằng vàng : miễn thuế trong vòng 4 năm đầu, giảm một nửa thuế trong 9 năm sau, điều kiện dễ dàng về mặt bằng - bất kể thiệt thòi cho nông nghiệp, cộng thêm trợ giúp của chính phủ về cơ sở, thủ tục hành chính đơn giản, v.v… bấy nhiêu yếu tố ưu đãi mà các nhà đầu tư khó cưỡng lại, ngay cả trong khu vục.
Nhưng cái gì cũng có mặt trái. Mặt trái ở đây đối với Việt Nam là sự lệ thuộc vào nước ngoài chưa kể vấn đề phá hoại môi trường.
Ngoài ra, các tập đoàn nước ngoài nắm 2/3 xuất khẩu. Tác giả trên Le Monde Diplomatique ví von : Samsung hiện chiếm 60% hàng điện tử bán ra nước ngoài của Việt Nam. Nếu tập đoàn Hàn Quốc bị ho, như với vụ pin của Galaxy Note 7 bị cháy, thì Việt Nam sẽ bị cảm ngay.
Trọng Nghĩa
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét