Nhà báo yêu cầu quan chức giải thích việc 'dùng hàng hiệu' bị cách chức
27 tháng 2 2017 "Là luật sư có nhiều dịp tiếp xúc với quan chức, tôi nhận ra họ [quan chức] ít khi dùng hàng 'giả cầy', mà thường có sự lựa chọn những sản phẩm đắt tiền." "Nhưng khi báo giới muốn đặt vấn đề thì phải có thông tin kiểm chứng rõ ràng chứ không dựa vào một bức ảnh rồi cáo buộc người ta."Họ cho rằng ông Thắng ra văn bản vậy không phải là vì nhu cầu thông tin cho bạn đọc mà nhằm mục đích khác."
Trong những tấm ảnh chụp ông Đoàn Ngọc Hải về sau không còn thấy ông đeo đồng hồ và điện thoại hàng hiệu (ảnh của báo Zing)
Một tờ báo thuộc Hội Luật gia Việt Nam ra văn bản cách chức nhà báo gửi "văn bản trái quy định" liên quan vụ việc ông này yêu cầu một quan chức cấp quận ở TP Hồ Chí Minh giải thích về ảnh chụp cho thấy "dùng điện thoại Vertu và đồng hồ Patek'.
Quyết định của Tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật, thuộc Hội Luật gia Việt Nam, đề ngày 25/2 ghi: "Kỷ luật ông Trần Thanh Thắng, Phó trưởng cơ quan đại diện phía Nam của báo Đời sống & Pháp luật với hình thức cách chức từ ngày 25/2 vì hành vi tự ý ban hành văn bản ngày 15/2 trái quy định, vi phạm nghiêm trọng quy chế của tòa soạn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của báo."
Văn bản ngày 15/2 được xác định là của ông Thắng gửi ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1, TP Hồ Chí Minh với nội dung: "Ngày 15/2, báo Đời sống & Pháp luật nhận được phản ảnh của bạn đọc về việc có một tấm ảnh chụp ông Đoàn Ngọc Hải trên đường phố với những điểm bất thường."
"Sau khi xem bức ảnh này, báo phát hiện, chiếc điện thoại ông Đoàn Ngọc Hải đang sử dụng là điện thoại hạng sang Vertu. Bên cạnh đó, chiếc đồng hồ trên tay ông Đoàn Ngọc Hải cũng là dòng đồng hồ hạng sang."
"Nay, báo Đời sống & Pháp luật đề nghị ông Đoàn Ngọc Hải sắp xếp một buổi tiếp xúc để làm rõ các nghi vấn nêu trên để phản ánh đến bạn đọc."
Trong tấm ảnh bị đặt nghi vấn có chiếc đồng hồ được cho là của thương hiệu Patek Philippe.
Hôm 27/2, BBC gọi điện cho ông Trần Thanh Thắng nhưng tổng đài báo "số máy này tạm thời không liên lạc được".
Cùng ngày, ông Vương Tiến Thành, Phó tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật nói với BBC rằng ông "đang chủ trì cuộc họp gấp nên không thể trả lời về vụ việc này".
Hôm 27/2, trả lời BBC từ Hà Nội, luật sư Nguyễn Hà Luân, Trưởng văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, nói: "Tôi hết sức ngạc nhiên là ông Thắng làm ở một tờ báo của Hội Luật gia mà soạn một văn bản không phù hợp quy định pháp luật như vậy."
"Nếu chỉ dựa trên hình ảnh thì không thể khẳng định những vật trên tay ông Hải là đắt tiền, trị giá hàng chục, hàng trăm ngàn đôla."
"Một bức ảnh không nói lên điều gì."
"Đó là tài sản cá nhân, khó xác định giá trị cao thấp nếu chỉ nhìn qua một bức ảnh rồi phán đoán."
Một tờ báo thuộc Hội Luật gia Việt Nam ra văn bản cách chức nhà báo gửi "văn bản trái quy định" liên quan vụ việc ông này yêu cầu một quan chức cấp quận ở TP Hồ Chí Minh giải thích về ảnh chụp cho thấy "dùng điện thoại Vertu và đồng hồ Patek'.
Quyết định của Tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật, thuộc Hội Luật gia Việt Nam, đề ngày 25/2 ghi: "Kỷ luật ông Trần Thanh Thắng, Phó trưởng cơ quan đại diện phía Nam của báo Đời sống & Pháp luật với hình thức cách chức từ ngày 25/2 vì hành vi tự ý ban hành văn bản ngày 15/2 trái quy định, vi phạm nghiêm trọng quy chế của tòa soạn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của báo."
Văn bản ngày 15/2 được xác định là của ông Thắng gửi ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1, TP Hồ Chí Minh với nội dung: "Ngày 15/2, báo Đời sống & Pháp luật nhận được phản ảnh của bạn đọc về việc có một tấm ảnh chụp ông Đoàn Ngọc Hải trên đường phố với những điểm bất thường."
"Sau khi xem bức ảnh này, báo phát hiện, chiếc điện thoại ông Đoàn Ngọc Hải đang sử dụng là điện thoại hạng sang Vertu. Bên cạnh đó, chiếc đồng hồ trên tay ông Đoàn Ngọc Hải cũng là dòng đồng hồ hạng sang."
"Nay, báo Đời sống & Pháp luật đề nghị ông Đoàn Ngọc Hải sắp xếp một buổi tiếp xúc để làm rõ các nghi vấn nêu trên để phản ánh đến bạn đọc."
Trong tấm ảnh bị đặt nghi vấn có chiếc đồng hồ được cho là của thương hiệu Patek Philippe.
Hôm 27/2, BBC gọi điện cho ông Trần Thanh Thắng nhưng tổng đài báo "số máy này tạm thời không liên lạc được".
Cùng ngày, ông Vương Tiến Thành, Phó tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật nói với BBC rằng ông "đang chủ trì cuộc họp gấp nên không thể trả lời về vụ việc này".
Hôm 27/2, trả lời BBC từ Hà Nội, luật sư Nguyễn Hà Luân, Trưởng văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, nói: "Tôi hết sức ngạc nhiên là ông Thắng làm ở một tờ báo của Hội Luật gia mà soạn một văn bản không phù hợp quy định pháp luật như vậy."
"Nếu chỉ dựa trên hình ảnh thì không thể khẳng định những vật trên tay ông Hải là đắt tiền, trị giá hàng chục, hàng trăm ngàn đôla."
"Một bức ảnh không nói lên điều gì."
"Đó là tài sản cá nhân, khó xác định giá trị cao thấp nếu chỉ nhìn qua một bức ảnh rồi phán đoán."
'Không phải không có cơ sở'
"Nếu ông Thắng muốn cáo buộc ông Hải thì khẳng định được đồng hồ, điện thoại ông Hải đang dùng là hàng hiệu thứ thiệt."
"Mà việc này thì phải qua điều tra thì mới xác định được."
"Tôi biết cũng có người đặt câu hỏi rằng: Nếu không phải hàng hiệu thật sự thì tại sao trong những ảnh chụp hiện trường sau đó, người ta không còn thấy ông Hải đeo những vật này nữa?"
Báo giới muốn đặt vấn đề thì phải có thông tin kiểm chứng rõ ràng chứ không dựa vào một bức ảnh rồi cáo buộc người ta.Luật sư Nguyễn Hà Luân
"Có thể ông ấy tháo vì muốn tránh điều tiếng chứ không có cơ sở nói ông ấy lo sợ."
Luật sư cũng cho biết thêm: "Tôi khẳng định là báo chí không có quyền đòi ông Hải mang những vật dụng đó đến để 'làm rõ' như yêu cầu trong văn bản."
"Tuy vậy, nói đi cũng phải nói lại, sở dĩ trên mạng xã hội người ta đặt vấn đề về chuyện quan chức từ cấp quận huyện trở lên sử dụng vật đắt tiền không phải không có cơ sở."
"Là luật sư có nhiều dịp tiếp xúc với quan chức, tôi nhận ra họ [quan chức] ít khi dùng hàng 'giả cầy', mà thường có sự lựa chọn những sản phẩm đắt tiền."
"Nhưng khi báo giới muốn đặt vấn đề thì phải có thông tin kiểm chứng rõ ràng chứ không dựa vào một bức ảnh rồi cáo buộc người ta."
Hôm 27/2, một phóng viên báo Dân Việt đề nghị không nêu danh tính nói với BBC: "Trong vụ việc của nhà báo Trần Thanh Thắng, tôi để ý thấy chỉ một số phóng viên đang làm tự do thì ủng hộ, còn những người đang làm ở các tòa soạn thì không đồng tình."
"Họ cho rằng ông Thắng ra văn bản vậy không phải là vì nhu cầu thông tin cho bạn đọc mà nhằm mục đích khác."
"Dù gì đi nữa, tôi thấy ông Thắng bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo như vậy là quá nặng."
"Nhưng làm báo ở Việt Nam thì cũng hiểu là trong những vụ thế này đúng là 'trời kêu ai nấy dạ'.
Một nguồn tin của BBC cũng cho hay ông Trần Thanh Thắng, ngoài nghiệp vụ làm báo còn làm chủ một công ty PR - dịch vụ truyền thông đóng tại quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39103049
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét