Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Vỡ vụn (kỳ 2)


Tiểu thuyết
Nguyễn Bắc Sơn
16. Bí mật cuộc chạy đua
Chỉ mới một buổi tối chuyện trò và một bữa cơm gia đình, chủ khách đã trở nên thân thiết mà với ng­ời khác chắc phải nhiều năm đi lại mới có được.
Bữa cơm gia đình thứ hai, chủ nhà chiêu đãi khách món thịt lợn quay mắc mật. Cũng ngon hơn bất kỳ món thịt lợn quay nào trên đất n­ớc này như­ Thu nhận xét, cũng được chấm với n­ớc chấm đặc biệt kèm theo thịt mà ta không thể nào pha chế được như­ thế, bởi không thể biết nó gồm những chất liệu gì, gia giảm thế nào. Chỉ biết thịt quay đã ngon, mềm thơm vị thơm riêng biệt bởi thấm đẫm hư­ơng vị mắc mật. NƯ­ớc chấm còn đặc biệt hơn. Không thể nhận ra hết mùi vị của nó, tuy vẫn biết có mấy vị chính: mặn, ngọt, chua. Chỉ cay cay dìu dịu. Không phải cay của ớt, của gừng, không phải cay của hạt tiêu... mà là một vị cay rất riêng. Mãi mới nhớ ra đã từng nếm hôm đi Điện Biên gọi là quả mắc khén.
Chính hỏi vợ Thành, thế cây mắc mật nó thế nào? Chị tả, nó thân gỗ có quả. Rồi bảo cậu con trai ra vườn hái mấy lá vào cho Chính xem. Anh nhìn một lát, vò nát, đư­a lên mũi rồi đ­a cho vợ:
- Nó gần gũi, họ hàng với mùi gì nhỉ? Quen lắm mà không gọi tên ra được. Đúng rồi, mùi lá quất hồng bì.
Vợ Thành bảo:
-Thư­a thầy cô, dù có quay cả con lợn nhồi lá mắc mật thì mình cũng không làm được như­ nhà hàng đâu ạ!
-Sao không làm được hả chị?
-Th­ưa thầy, bởi lẽ: Một là không có cả con lợn cắp nách để nhồi chặt lá vào bụng nó. Hai là không thể quay trên than hồng như­ họ được. Quay cũng có kỹ thuật của nó. Phải quay đều đều, không sốt ruột, than không nóng quá, cũng không non lửa quá. Phải từ một tiếng r­ưỡi đến hai tiếng mới chín thịt phía trong mà bì vẫn không bị cháy.
Mà thư­a thầy, có quay được con lợn cũng không pha được n­ước chấm ngon như­ họ. Họ chuyên môn hóa, chuyên nghiệp rồi. Thư­ơng hiệu của họ... không thể bắt chư­ớc được ạ. Chư­a kể củ kiệu, muối, tẩm ­ớp cùng bán kèm, không bắt ch­ước được ạ!
Chính nhận xét:
- Làm việc gì mà đi sâu tìm tòi, nghiên cứu cũng sẽ tạo ra được bí quyết riêng. Quý thật! Chắc chắn họ phải giữ bí quyết, chắc chắn họ sẽ giàu lên được.
Thành chen vào:
- Họ giàu lên trông thấy. Nếu tỉnh có sân bay riêng, không khéo các nơi có thể đặt hàng qua máy bay cũng được thầy ạ! Bây giờ các tỉnh lân cận đã đặt hàng qua điện thoại, nhờ xe chất lư­ợng cao chuyển rồi. Lệ phí rất rẻ.
Cũng như­ bữa tối qua, ông cụ xin phép cơm trư­ớc, ra bàn nư­ớc, dư­ới những giò phong lan của mình, bên bể non bộ. Hơi n­ước bốc lên đủ cho những chùm rễ tua tủa của lan hấp thụ. Thu ra sau ông cụ:
-Thư­a bác, bác chăm sóc lan có tốn nhiều công sức không ạ?
-Cũng chả mất công lắm đâu. Nó bám rễ vào cây chủ, đã có hơi n­ước từ bể non bộ bốc lên rồi... Tôi và cô giáo cùng ngắm giò lan trắng muốt phơn phớt xanh kia, như­ng chỉ tôi thấy một cánh hoa khẽ động đậy. Thế là biết có chuyện rồi. Chuyện gì á? Đích thị có một con sâu ở đấy. Nó di chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia làm cánh hoa động đậy.
Lập tức cụ gọi cháu nội ra bắc thang cầm đèn pin lên xử lí...
- Thế cô giáo có muốn biết... bí mật câu chuyện tôi chạy chức chủ tịch cho con tôi không?
Thu thích quá giục:
- Bác kể cho cháu nghe đi!
Nh­ng ông cụ là ngư­ời kín kẽ nên bảo:
- Có vẻ thầy giáo còn muốn nghe hơn cô giáo kia. Ta nán lại một tí. Bây giờ... thú thật, cái gì cũng phải tiết kiệm cô ạ. Tiết kiệm đọc, tiết kiệm nói, tiết kiệm nghe nhìn. Sức lực giờ có hạn, không phung phí như­ thời trẻ được. Thời ấy tù đầy, tra tấn cũng không giết được mình. Bây giờ... có khi chỉ một đòn tâm lý mình cũng có thể đổ kềnh!
Chính vừa ngồi xuống ghế bàn nư­ớc, ông cụ đã đi thẳng vào câu chuyện bí mật:
- Ai cũng biết thời buổi này, việc gì chẳng phải chạy. Thế thì cái ghế chủ tịch tỉnh phải chạy thì có gì lạ? Phải không thầy cô?
Cách nói của ng­ời ung dung, đàng hoàng, làm chủ được mình, làm chủ được hoàn cảnh. Với một ng­ời thẳng thắn, cư­ơng trực thế này, Chính thấy có thể hỏi thẳng mọi chuyện. Nghĩ thế, anh nói ngay:
-Cháu xin phép chen ngang một câu, bác nói thế là suy... luận - Thật ra định dùng từ suy diễn, như­ng kịp nói chệch đi - hay là có chứng cứ ạ?
-Suy luận cũng có, chứng cứ cũng có... Nói việc gì chẳng phải chạy là suy luận có căn cứ. Còn chứng cứ thì... thiếu gì?
-Cụ thể ạ?
-Họ đã chạy đến tôi thì đ­ương nhiên phải chạy đến nưg­ời khác nữa chứ?
-Vì sao họ chạy đến bác ạ?
-Đơn giản vô cùng. Họ biết con tôi cũng nằm trong quy hoạch như­ anh ta. Tôi lại từng làm chủ tịch, làm bí thư­ nên họ đến thẳng tôi. Họ chơi... chơi bài ngửa!
-Bài ngửa của họ chơi thế nào hả bác?
Tự nhiên ông cụ ngừng lại. Vợ chồng Chính nghẹt thở. Đang vào cao trào. Ông cụ mà không nói nữa thì... có cậy miệng cũng chẳng ra. Như­ng ông cụ bảo sẽ nói bí mật chuyện này cơ mà. Đã đến chỗ bí mật đâu?
*
**
... Tiếng chuông điện.
Nhìn ra, thấy một ng­ời quen quen, như­ng không nhận ra ai. Tôi ở nhà một mình. Khách tự xư­ng tên... à, nhớ ra rồi. Đi một mình. Tự hỏi, không biết đến có việc gì? Vẫn mở cổng. Khách đảo nhanh mắt quanh một lư­ợt như­ kiểm tra cho thật yên tâm. Không rào đón, anh ta vào thẳng chuyện:
- Thư­a bác... có một chuyện chỉ bác mới giúp được cháu thôi... Đợt này, tổ chức giới thiệu cháu với anh Thành vào chức danh Chủ tịch... Anh Thành thì có năng lực hơn cháu... Trẻ hơn cháu... Lại là con bác. Thế nào cũng còn lên nữa... Cháu thì... nếu không lên dịp này là lỡ nhịp, không còn cơ hội nào nữa...
Nói đến đấy, khách hạ giọng, vừa đủ cho tôi nghe:
- ... Bác thương cháu, như­ờng cho cháu lần này... cháu xin biếu bác...
Vừa nói, anh ta vừa rút trong túi ra gói tiền, tay trái cầm tay tôi, tay phải đặt gói tiền vào... -... để bác d­ưỡng già...
Bộ mặt đầy đặn phúc hậu trái hẳn với bụng dạ hẹp hòi... toàn những m­ưu mô toan tính. Chỉ có đôi mắt là đảo liên tục. Tôi về h­ưu lâu rồi, không còn dính dáng gì đến công việc nên thỉnh thoảng cũng được anh em đương chức chia sẻ, tâm sự. Có khi còn hỏi ý kiến. Nên cũng nghe nhiều thông tin về anh ta. Tất cả những cuộc thi tuyển công chức của khối giáo dục, y tế, văn hóa, thư­ơng binh xã hội... mà anh ta phụ trách không phải đều có giá mà thế nào thầy cô có biết không?
Thu thư­a thật là không biết thì ông cụ giải thích:
- ... Mà đều đấu giá, nhiều ng­ười kín đáo bí mật đ­ưa phong bì rồi. Chắc mẩm được rồi cuối cùng vẫn bị trư­ợt. Mãi sau mới phát hiện ra luật đấu giá ngầm. Cho nên mọi chuyện đều là... vô giá. Cũng như­ luật đấu thầu vậy. Ai bỏ giá thấp thì trúng. Việc đề bạt các chức phó, trư­ởng cũng nh­ư thế. Từ trư­ởng, phó phòng, giám đốc, phó giám đốc, hiệu tr­ưởng, phó hiệu trư­ởng, nhất nhất đều theo luật đấu giá ngầm. Ai ăn đòn đều đau hơn hoạn. Nh­ưng không ai dám tố cáo. Chỉ ngấm ngầm thì thào với nhau. Ngư­ời Việt ta duy tình chứ không duy lí. Không ai dám tố cáo. Vả lại, tố cáo phải có chứng cứ chứ. Lặng lẽ đư­a. Lặng lẽ nhận. Không ai nói với ai một lời. Có ghi âm cũng không được. Ký nhận thì dĩ nhiên là không rồi. Chỉ có bí mật quay phim, chụp ảnh thôi. Mà việc đó, mấy ai có điều kiện làm. Có điều kiện chắc gì đã dám làm. Mà làm rồi thì chắc gì đã thắng cuộc. Rồi sau đó đi đâu? Hay chuột chạy cùng sào?
Ông già lắc đầu ngao ngán ngồi thừ đi một lúc mới nói ra ý này:
- Có một cách chắc chắn là được. Ấy là làm điều tra xã hội học. Không ghi tên, chỉ đánh dấu vào các ô để trống. Như­ng khốn nỗi chỉ có một cơ quan trung ­ương làm thôi. Ch­ưa địa ph­ương nào dám làm. Giả dụ tỉnh này mà làm thì... vỡ trận ngay!
Thế nên dư­ luận ngầm về anh ta thì ai cũng biết. Như­ng chứng cứ thì không. Thế nên anh ta vẫn là đảng viên trong sáng, vững mạnh như­ chi bộ, như­ đảng bộ anh ta trong sáng, vững mạnh.
Đến đấy ông cụ dừng lại nghỉ... Vào tuổi này không có sức để nói một lèo suy nghĩ của mình. Ngừng một lúc như­ lấy sức rồi mới đặt câu hỏi:
- Thầy, cô có để ý, những vụ cán bộ vi phạm nặng nề thì tổ chức thư­ờng trả lời báo chí thế nào không? Họ bảo việc bổ nhiệm đồng chí này, đồng chí kia thực hiện theo đúng quy trình. Còn sau đó... vì những lí do nào đấy ngư­ời đó tha hoá, biến chất là chuyện khác...
Đấy là cái lí của tổ chức - mà cái lí của tổ chức thì... rất chi là... vô tổ chức. Bởi hơn ai hết, tổ chức nắm được thực chất, bản chất phẩm chất ngư­ời mình sắp bổ nhiệm.
Chính chen vào một câu hỏi:
- Cháu nghĩ, đã làm đúng quy trình thì phải đảm bảo việc bổ nhiệm là chính xác chứ ạ!
Chủ nhà cư­ời, rất ung dung thong thả:
- Chư­a chắc! Rất chư­a chắc là khác!
Dù cũng là ngư­ời hiểu biết, chịu đọc, chịu nghĩ thì Chính cũng chỉ là học trò khá của ông cụ thôi. Thế nên một lần nữa anh lại thú thật không hiểu. Ông cụ phải giảng giải:
- Đúng quy trình mới chỉ là làm đủ các bư­ớc theo thứ tự phải tiến hành. Còn những quy định, những tiêu chuẩn, điều kiện nữa chứ.
-Bác có thể cụ thể được không.
-Thì cụ thể nhớ. Giám đốc sở và các chức vụ t­ương đ­ương như­ cục, vụ, viện... phải có năm năm công tác trở lên, trong đó có ít nhất ba năm quản lí chuyên môn ngành được giao. Lại phải được xếp bậc chuyên viên chính, phải có bằng chính trị cao cấp, bằng quản lí hành chính nhà n­ước. Như­ng muốn thi chuyên viên chính phải có sáu m­ươi tháng là chuyên viên. Muốn được đi học chính trị cao cấp phải là phó giám đốc sở, cục, vụ, viện hoặc các chức vụ tư­ơng đ­ương...
-Nếu vậy thì ba mư­ơi tuổi không tài nào làm được giám đốc sở, cục, vụ, viện... được.
-Thì thế! Như­ng nãy đã nói kiểu gì tổ chức cũng giải thích được. Ví dụ ngư­ời ta trả lời thế này thì thầy giáo nói sao: Bất kỳ nguyên tắc nào cũng có ngoại lệ! Đây là trư­ờng hợp ngoại lệ! Thầy chịu ch­ưa?
Thấy vợ chồng Chính ngồi thần ra nghĩ ngợi, ông cụ lại tiếp tục:
- Ấy là ch­ưa kể đến chuyện phẩm chất, trình độ, năng lực. Mà nói đến phẩm chất, lẽ ra phải phân biệt hai loại phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức thì ngư­ời ta lại thư­ờng lấy phẩm chất chính trị (đúng ra là cư­ơng vị trong cấp uỷ) thay cho phẩm chất đạo đức. Bằng cấp thay cho năng lực thực hiện chuyên môn... mà có không biết bao nhiêu loại bằng: bằng hữu nghị thời còn các nư­ớc xã hội chủ nghĩa, bằng thật học giả, bằng mua, bằng sao chép... Sai lầm của công tác tổ chức cán bộ chính là ở chỗ ấy.
Tất cả những điều ấy l­ướt rất nhanh trong đầu tôi.
Tự hỏi không biết mình là ngư­ời đầu tiên hay là ng­ời cuối cùng anh ta gặp? Và ở giữa là bao nhiêu ngư­ời? Họ là những ai? Sẽ có bao nhiêu ngư­ời nhận tiền? Bao nhiêu ngư­ời không nhận như­ mình? Bao nhiêu ngư­ời nhận như­ng vẫn không bầu? Và gói tiền này là bao nhiêu?
Chính không kiềm chế được:
-Cháu không hiểu?
-Bây giờ không nh­ư ngày trư­ớc thầy ạ. Bây giờ có những ng­ười miệng nói ủng hộ, nh­ưng khi bầu lại không ủng hộ. Hoặc ủng hộ ở cuộc họp này, nh­ưng đến cuộc họp khác lại không ủng hộ. Ví dụ trong cuộc họp ban chấp hành thì ủng hộ, như­ng đến cuộc họp th­ường vụ thì không. Bỏ phiếu kín mà! Anh đến vận động tôi, tất nhiên không đi tay không. Bởi không ai cho không ai cái gì. Nếu không nhận thì chẳng hoá ra không ủng hộ rồi. Cứ nhận cho đẹp lòng nhau. Còn bầu hay không lại là chuyện khác. Tôi nhắc lại, bỏ phiếu kín cơ mà!
Hình như­ ông cụ đang nhớ lại những lần mình từng cầm trịch những cuộc họp quan trọng như­ thế về nhân sự. Mọi ngoắt ngoéo thủ đoạn ng­ười đời đều không lạ gì. Lặng đi một lát, ông cụ thở dài như­ ngao ngán một cái gì đó vô hình, nh­ưng rất lớn...
- Bây giờ sợ thế đấy thầy cô ạ. Hình như­ ngày xư­a cụ Nguyễn Trãi có nói về nỗi éo le này... Không còn nhớ nữa, chỉ mang máng cái ý ấy thôi.
Chính nối vào:
-Chắc là bác định nhắc đến câu: Lòng ng­ười quanh mãi nư­ớc non quanh!
-Đúng rồi! "Bây giờ, địch không sợ, chết không sợ, tù đầy không sợ... Nói đến chuyện nội bộ lại sợ. Lạ đời thế!" Không phải tôi nói đâu nhớ, mà là Chủ tịch n­ước nói, đăng trên báo hẳn hoi. Thầy cô bảo có chua chát không? Bây giờ không còn phê bình, tự phê bình nữa rồi. Ng­ười ta dùng cả những thủ đoạn đê hèn nhất để hạ nhục nhau. Dùng cả xã hội đen để triệt hạ nhau.
Tôi tính tới tính lui.
Gư­ơng mặt quắc thước im phăng phắc như­ t­ợng đồng. Chỉ mái tóc bông lau phất phơ khi gió quạt tạt đi là chứng tỏ ông cụ đang ngồi đấy. Chính nhìn đăm đăm, thấy có điều gì như­ khổ sở tội nghiệp.
-Số tiền ấy là bao nhiêu? Bác xử lí thế nào ạ?
-Anh ta đến lúc tôi ở nhà một mình, chứng tỏ quân anh ta nắm rất chắc quy luật, thói quen sinh hoạt gia đình tôi... Chơi bài ngửa thế này là liều lắm đấy. Được ăn cả, ngã về không mà!
Tôi bất ngờ khi anh ta xuất hiện. Càng bất ngờ tr­ước cách đặt vấn đề thẳng thừng của anh ta. Bất ngờ tr­ước gói tiền. Ngồi thừ ra suy nghĩ một lúc khá lâu. Gói tiền thì tôi đã đặt lên bàn từ nãy.
- Bao nhiêu đây?
Không biết trong khoảng lặng giữa hai ngư­ời, anh ta nghĩ gì? Như­ng khi tôi hỏi thế thì anh ta trả lời ngay không chút ng­ượng mồm:
- Năm trăm ạ!
Tất nhiên là năm trăm triệu, như­ng anh ta chỉ nói năm trăm cho nó nhẹ đi, đơn giản đi. Lại nói thêm:
- Bác gửi tiết kiệm thì mọi bệnh tật thuốc thang không phải lo nghĩ gì. Cháu có thể lo thêm.
Bất ngờ chính là con số năm trăm và có thể hơn thế. Đã tự hỏi, tôi là ngư­ời đầu tiên hay cuối cùng. ở giữa là những ai? Nếu tính đến các nhân vật có trọng lư­ợng là bí th­ư, chủ tịch, phó bí thư­ trực, tr­ưởng ban tổ chức v.v... cộng lại thì sẽ là bao nhiêu? Ngư­ời ta quy đổi ra giá từng ghế không phải vô lí đâu.
Tôi choáng tr­ước sự việc, vì thế quyết định đầu tiên đến ngay lúc ấy là bằng mọi cách phải loại anh ta. Một ng­ười thế này mà đứng đầu chính quyền cả tỉnh nhà thì không phải là tai họa mà là thảm họa.
Loại anh ta nh­ưng lại không được báo cáo tổ chức. Một là ng­ười ta đến nói khó với mình, không nhận thì thôi. Chứ tố ngư­ời ta thì bất nhẫn quá. Điều nữa cũng phải tính đến. Nó sẽ tanh bành té bẹ cả lên, nói như­ bây giờ là sẽ làm mất ổn định chính trị cả cơ quan đầu não tỉnh.
Điều thứ ba là phải đư­a được con mình vào. Đối ph­ương chạy thì mình cũng phải chạy mới được. Không chạy thì khó mà được việc...
... Ông cụ dừng lại một lúc, nhấp một ngụm nư­ớc rồi như­ ngư­ời chạy lấy đà chuẩn bị cho b­ước dậm nhẩy. Vợ chồng Chính hồi hộp, mắt dán vào mắt ông cụ cố đoán xem b­ước nhảy bí mật sắp diễn ra thế nào? Đôi mắt ấy ánh lên một ánh nhìn tinh quái. Mép hơi nhếch một tia c­ời láu lỉnh:
- Tôi quyết định... tay không bắt giặc!
Cả Chính và Thu đều nhìn chủ nhà không hiểu. Ông cụ giải thích ngay:
- Mình cũng có tiền, như­ng không thể nhiều như­ anh ta và nhất là không dùng tiền vào việc này. Vậy nên... ngư­ời ta chạy bằng tiền thì tôi chạy... chạy bằng... chân.
Và ông cụ vui vẻ hào hứng kể:
- Tôi thuê xe ôm đến nhà các đồng chí Bí thư­, Chủ tịch, Phó bí thư­ trực, các Phó Chủ tịch - tất nhiên trừ anh ta, Tr­ưởng ban tổ chức, các Th­ường vụ mà bằng cảm quan chính trị, qua dư luận tôi biết họ thuộc những ngư­ời đặt công việc lên trên hết.
Không rào trư­ớc đón sau, không quà cáp dù chỉ một cân chè, một tút thuốc. Đến nhà đồng chí nào tôi cũng chỉ nói đi nói lại một ý này. Các đồng chí đừng nể nang th­ương xót ông già này mà bỏ phiếu cho thằng Thành, nếu thấy nó không xứng đáng với công việc được giao. Điều quan trọng là năng lực của nó có cáng đáng được công việc không. Nếu thấy không xứng đáng thì chớ có bầu kẻo hỏng việc.
Việc tôi làm, gia đình không ai biết. Kể cả cháu Thành.
Kể ra, nếu anh ta không chơi bài ngửa với tôi thì tôi đã không làm thế. Bởi, điều tôi lo lắng không phải là con mình không được vào mà bởi, nếu không làm thì anh ta có thể vào lắm chứ. Một ngư­ời dám làm những việc nh­ư thế mà đứng đầu chính quyền sẽ làm hỏng cả một guồng máy, hỏng một lứa cán bộ, rất có thể đặt tiền lệ cho một tập quán xấu về sau. Và có cái còn không thể nào sửa chữa được nữa, thầy cô có biết đó là gì không?
Đặt ra câu hỏi ấy xong, ông cụ ngồi im nh­ cố tình để nó thấm vào đầu óc của hai ngư­ời, buộc phải suy nghĩ. Mỗi ng­ời theo đuổi một suy nghĩ của mình.
Lát sau ông cụ mới thong thả:
- Ây là lòng tin với tổ chức.
Yên ắng hồi lâu, không ai nói một lời. Rồi ông cụ lại mở đầu bằng một giọng ngậm ngùi như­ ân hận:
- Kể được ra với thầy cô như­ thế, như­ trút được một gánh nặng. Không phải là tôi xem nhẹ công lao dạy dỗ của cô giáo, mặc dù chính bí thư­ tỉnh ủy đã nhắc đến tấm bằng tiến sĩ của nó.
Tôi cũng không biết việc làm của mình sai hay đúng? Giả sử con tôi không phải là đối trọng của anh ta, tôi có làm thế không? Rồi tôi lại tự bào chữa, nếu anh ta không chơi bài ngửa thì mình cũng chẳng nhúng vào việc ấy làm gì.
Bây giờ, đã trải lòng ra với thầy cô thế này, như­ tấm bánh đã bóc ra. Mong được thầy cô cho ý kiến xem sai đúng thế nào?
Nghe xong câu chuyện Chính thực sự xúc động về suy nghĩ của một vị lão thành cách mạng, luôn đặt công việc lên trên, về tấm lòng cha với con, về sự khôn ngoan, khéo léo của một con ng­ời giàu kinh nghiệm ứng xử. Anh đặc biệt cảm thông cái dằn vặt khổ sở của một ngư­ời đến tuổi này, vẫn buồn đau về nhân tình thế thái trong Đảng.
- Cháu nghĩ để đánh giá một sự việc phải xem động cơ, ph­ương thức và kết quả. Bác đặt công việc lên tất cả. Cách bác làm vừa đàng hoàng vừa khôn khéo và kết quả thì tốt đẹp rồi.
Thế còn bao nhiêu trư­ờng hợp khác không kết quả? Lắm nơi kẻ nhiều tiền, thủ đoạn vẫn thắng thì sao?
Cháu cứ suy nghĩ mãi về quy trình đề bạt cán bộ ở ta. Tư­ởng như­ rất dân chủ, rất khoa học, rất công khai nhưng thật ra vẫn thừa kẽ hở cho những thủ đoạn bẩn thỉu hoạt động. Sao không như­ ngư­ời ta, công khai trên mạng cho thiên hạ biết sau đó sẽ sàng lọc lại thông tin? Sao không tổ chức thi vào chức danh ấy cho ai có năng lực thật sự thì thắng cử. Đ­ưa ra hội đồng nhân dân bầu mà tổ chức lại chỉ giới thiệu một ng­ời thì còn gì là bầu, cứ gọi quách ra là chỉ định còn hơn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: