Miền Bắc Việt Nam, cái nôi văn hóa của cả dân tộc trong những ngày đầu uân có rất nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức để người dân vui chơi và cũng là dịp bày tỏ ước vọng mưa thuận gió hòa trong xã hội nông nghiệp của Việt Nam.
Đầu xuân, xin ghi ra đây một số lễ hội, để chư vị đánh dấu vào lịch, sắp xếp thời gian đi dự:
Xin khuyến nghị chư vị không nên về đền Trần (Nam Định) vào tối 14 tháng Giêng để tham gia lễ hội ban ấn, vì đó chỉ là cái dấu ấn bịp bợm mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và tỉnh Nam Định đem ra để kiếm chác. Nếu chư vị vì tưởng nhớ công đức của các vua Trần và Đức Thánh Trần, xin tránh đến đó vào đêm 14 tháng Giêng. Tương tự lễ phát lương ở đền Trần Thương ở tỉnh Nam Hà cũng là bịa đặt, xuyên tạc lịch sử nhằm kiếm chác.
Đầu xuân, xin ghi ra đây một số lễ hội, để chư vị đánh dấu vào lịch, sắp xếp thời gian đi dự:
1. Lễ hội Đống Đa: Mùng 5 Tết, tổ chức tại gò Đống Đa, Hà Nội.
2. Lễ Hội Chùa Hương bắt đầu từ ngày Mùng Sáu Tết với lễ Mở Cửa Rừng, sau đó người ta đi trẩy hội lễ Phật suốt cả Mùa Xuân.
3. Ngày 6 tháng Giêng - Hội chợ Chuộng - Thanh Hóa.Mỗi năm một lần, đến hẹn lại lên, nhân dân quanh vùng Đông Sơn, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa lại háo hức chờ đến mùng 6 tết đến phiên chợ Chuộng để được “choảng nhau”, người nào bị “choảng” nhiều thì năm đó có nhiều may mắn.
Quần áo bê bết cà chua, trứng gà, vịt, bùn đất, khuôn mặt lấm lem, quệt vội vệt bùn trên khuôn mặt, em Lê Thị Thu (18 tuổi), trú tại xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa hồ hởi: Đây là lần đầu tiên em đến chơi chợ và bị “choảng” đủ thứ từ cà chua, trứng gà nhưng rất vui. Bởi theo bà em kể lại đi chợ bị ném càng nhiều năm đó sẽ gặp may mắn.
4. Ngày 10 tháng Giêng, Hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại mở hội rước Sắc của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng về Đại Đình. Truyền thuyết của làng kể rằng Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng từ xứ Đoài đưa quân về giải phóng thành Đại La (Hà Nội ngày nay) khỏi tay quân đô hộ nhà Đường (vào năm 791) đã từng đóng bản doanh ở chính địa điểm Gò Cây Táo này. Vì vậy dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng làm thành hoàng.
5. Lễ hội Đền Và thuộc xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây (Hà Nội), mỗi năm người ta mở hội từ ngày 14 đến ngày 17 Tháng Giêng. Vào những nămTý, Ngọ, Mão, Dậu, người ta rước kiệu và bài vị của Thánh từ Đền Và thuộc thị xã Sơn Tây sang đến bên kia thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, và có sự tham gia của hai tỉnh, hai huyện và tám thôn xã của hai tỉnh đó.
6. Lễ hội Trò Trám - linh tinh tình Phộc: Lễ hội vào đêm 11 Tháng Giêng. Lễ hội này rất là đặc biệt, nó được mở vài ba ngày nhưng có một lễ mật rất quan trọng được tiến hành vào lúc 0 giờ ngày 11. Đó là một lễ hội phồn thực cầu mùa. Người ta dâng lên trước điện thờ một bài văn khấn và dùng một cây đàn gọi là “đàn giằng xay” để hát một bài ca ngợi linh thiêng của đức Thánh thành hoàng, ca ngợi bốn giới sĩ – nông – công – thương. Có một đôi trai gái đã chờ sẵn ở đấy với trang phục của người trai thì đóng khố và người con gái thì mặc áo "mớ bảy mớ ba". Ông thủ từ leo lên trên điện sau khi xin âm dương được thì mang xuống hai linh vật, một cái là cái nõ, một cái là cái nường, tức là bộ phận sinh dục nam và một cái là bộ phận sinh dục nữ, trao cho người nam cái nỏ và người nữ cái nường. Lúc bấy giờ thì đèn tắt hoàn toàn, đôi nam nữ đứng trong bóng tối như vậy thì ông thủ từ hô “linh tinh tình phộc” 3 lần thì mỗi lần hô chữ “phộc” như vậy thì đôi nam nữ đâm mạnh “nỏ nường” vào nhau. Trong đêm tối mịt mùng như thế mà đâm trúng cả 3 lần thì là năm ấy được mùa.
7. Vào ngày 12 Tháng Giêng những người trẩy hội đã về các làng bên Bắc Ninh để tham dự Hội Lim vào ngày 13 Tháng Giêng hát quan họ. Khách thập phương các nơi kéo về đây dự lễ hội này rất là đông.
Còn tiếp tục cập nhật ...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét