CẦN CHUYỂN Ý THỨC HỆ NHƯ MỘT BIẾN PHÁP ĐỂ TỒN TẠI QUYỀN LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC!
CNXH và CNCS đã căn bản bộc lộ hầu hết những sai lầm chết người. Có ba cái “cột trụ” làm nên nó là:
1. Chuyên chính vô sản, ĐCS lãnh đạo đất nước toàn diện và trực tiếp,
2. Quốc doanh hóa, tập thể hóa nền kinh tế
3. Công cụ để bảo vệ chế độ là ý thức hệ, ý thức hệ lại dựa trên nhận định 2 phe 4 mâu thuẫn; lấy đấu tranh giai cấp (không từ cả vũ lực) làm động lực và nòng cốt để giải quyết 4 mâu thuẫn. Xin lần lượt điểm qua cái hệ tư duy này:
Điểm thứ 2: Đến nay, sau gần 80 thực thi, nền kinh tế quốc hữu hóa, tập thể hóa đã bị sụp đổ. Tại Việt Nam, nó chưa sụp đổ hoàn toàn, [người ta không nói quốc doanh nắm vai trò chủ đạo nữa, chỉ còn tồn tại ở chỗ chưa công khai từ bỏ nó mà thôi] nhưng đã biến thái thành các địa chỉ tham nhũng, dùng ngân sách bù lỗ như Vinashin, Dung Quất. Mặt khác, khi chưa chuyển ý thức hệ, chưa có thị trường - đủ nên chưa có luật chống độc quyền [mỗi nhà đầu tư không có quyền SX trên 30% sản lượng một mặt hàng nào đó] Biến thái của vai trò quốc doanh là chủ đạo bất ngờ thành cái quái thai Formosa – độc quyền (cho đến nay) là SX đến 99% sản lượng thép tại Việt Nam.
Điểm thứ 3: Đến nay rõ ràng không còn hai phe nữa, nó đan xen giữa các siêu cường. Ngay tại Việt Nam, CNTB vẫn đan cài với tư duy CNXH, đang lũng đoạn tư duy CNXH. Vả lại, bây giờ đảng viên đã trở nên là tầng lớp tư sản, mà tư tưởng của đảng là đấu tranh giai cấp tức là tự chống mình à?
Chỉ còn lại duy nhất điểm thứ nhất. Thì vừa qua cũng có việc 3 trụ trong 4 trụ về sinh hoạt đảng tại Bộ CA là hành vi tự nói rằng chúng ta đang lo lắng. Thật là các cử chỉ chính trị non yếu! Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước là người của cả nước; sao lại về cùng sinh hoạt tại một nơi; sao lại “nghiêng” về một nơi? Nếu về, thì nơi duy nhất nên nghiêng về là Bộ Quốc phòng vì biển đảo đang ở cấp báo động cao nhất bị xâm lấn?
Tôi kính đề nghị Đảng Cộng sản Việt Nam CHUYỂN Ý THỨC HỆ. Cái slogan CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN hãy làm cho nó rõ ràng, mạnh mẽ và huy động toàn bộ sức mạnh dân tộc, ý chí của toàn Đảng toàn Dân mà làm. Đó là THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẦY ĐỦ, CNXH CHỈ CÒN LÀ SỬ DỤNG PHÚC LỢI XÃ HỘI SAN SẺ CHO NÔNG THÔN VÀ VÙNG SÂU VÙNG XA.
Hạt nhân của thể chế thị trường đầy đủ là xử lý mâu thuẫn chênh lệch lợi tức để hài hòa quyền lợi giữa CHỦ và THỢ. Đó là mâu thuẫn lớn nhất, tồn tại chung thân với loài người; ý chí của ông chủ là muốn thợ làm nhiều hơn, hưởng ít hơn còn người lao động làm thuê thì muốn điều ngược lại. Cho nên cần có biểu tình! Biểu tình là cách tốt nhất để hóa giải mâu thuẫn, hài hòa lợi ích. Chứ như hiện nay, chính quyền rất vất vả mà không sao can thiệp được để hài hòa mâu thuẫn.
Muốn biểu tình văn minh thì cần có Luật Biểu tình như Hiến pháp 2013 quy định.
Tôi đề nghị không dùng Dự thảo do Bộ CA đang soạn, mà dùng LỰC LƯỢNG THỨ 3 LÀ CÁC LUẬT SƯ KHÔNG NẰM TRONG CHÍNH QUYỀN, HỌ SOẠN THẢO DỰ LUẬT DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, QUỐC HỘI. Chả phải đi đâu xa, hãy để ra một vài ngày nghiên cứu kỹ cuộc biểu tình của hàng vạn công dân tại Formosa sẽ có được sắc Luật tiến bộ và phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam.
1. Chuyên chính vô sản, ĐCS lãnh đạo đất nước toàn diện và trực tiếp,
2. Quốc doanh hóa, tập thể hóa nền kinh tế
3. Công cụ để bảo vệ chế độ là ý thức hệ, ý thức hệ lại dựa trên nhận định 2 phe 4 mâu thuẫn; lấy đấu tranh giai cấp (không từ cả vũ lực) làm động lực và nòng cốt để giải quyết 4 mâu thuẫn. Xin lần lượt điểm qua cái hệ tư duy này:
Điểm thứ 2: Đến nay, sau gần 80 thực thi, nền kinh tế quốc hữu hóa, tập thể hóa đã bị sụp đổ. Tại Việt Nam, nó chưa sụp đổ hoàn toàn, [người ta không nói quốc doanh nắm vai trò chủ đạo nữa, chỉ còn tồn tại ở chỗ chưa công khai từ bỏ nó mà thôi] nhưng đã biến thái thành các địa chỉ tham nhũng, dùng ngân sách bù lỗ như Vinashin, Dung Quất. Mặt khác, khi chưa chuyển ý thức hệ, chưa có thị trường - đủ nên chưa có luật chống độc quyền [mỗi nhà đầu tư không có quyền SX trên 30% sản lượng một mặt hàng nào đó] Biến thái của vai trò quốc doanh là chủ đạo bất ngờ thành cái quái thai Formosa – độc quyền (cho đến nay) là SX đến 99% sản lượng thép tại Việt Nam.
Điểm thứ 3: Đến nay rõ ràng không còn hai phe nữa, nó đan xen giữa các siêu cường. Ngay tại Việt Nam, CNTB vẫn đan cài với tư duy CNXH, đang lũng đoạn tư duy CNXH. Vả lại, bây giờ đảng viên đã trở nên là tầng lớp tư sản, mà tư tưởng của đảng là đấu tranh giai cấp tức là tự chống mình à?
Chỉ còn lại duy nhất điểm thứ nhất. Thì vừa qua cũng có việc 3 trụ trong 4 trụ về sinh hoạt đảng tại Bộ CA là hành vi tự nói rằng chúng ta đang lo lắng. Thật là các cử chỉ chính trị non yếu! Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước là người của cả nước; sao lại về cùng sinh hoạt tại một nơi; sao lại “nghiêng” về một nơi? Nếu về, thì nơi duy nhất nên nghiêng về là Bộ Quốc phòng vì biển đảo đang ở cấp báo động cao nhất bị xâm lấn?
Tôi kính đề nghị Đảng Cộng sản Việt Nam CHUYỂN Ý THỨC HỆ. Cái slogan CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN hãy làm cho nó rõ ràng, mạnh mẽ và huy động toàn bộ sức mạnh dân tộc, ý chí của toàn Đảng toàn Dân mà làm. Đó là THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẦY ĐỦ, CNXH CHỈ CÒN LÀ SỬ DỤNG PHÚC LỢI XÃ HỘI SAN SẺ CHO NÔNG THÔN VÀ VÙNG SÂU VÙNG XA.
Hạt nhân của thể chế thị trường đầy đủ là xử lý mâu thuẫn chênh lệch lợi tức để hài hòa quyền lợi giữa CHỦ và THỢ. Đó là mâu thuẫn lớn nhất, tồn tại chung thân với loài người; ý chí của ông chủ là muốn thợ làm nhiều hơn, hưởng ít hơn còn người lao động làm thuê thì muốn điều ngược lại. Cho nên cần có biểu tình! Biểu tình là cách tốt nhất để hóa giải mâu thuẫn, hài hòa lợi ích. Chứ như hiện nay, chính quyền rất vất vả mà không sao can thiệp được để hài hòa mâu thuẫn.
Muốn biểu tình văn minh thì cần có Luật Biểu tình như Hiến pháp 2013 quy định.
Tôi đề nghị không dùng Dự thảo do Bộ CA đang soạn, mà dùng LỰC LƯỢNG THỨ 3 LÀ CÁC LUẬT SƯ KHÔNG NẰM TRONG CHÍNH QUYỀN, HỌ SOẠN THẢO DỰ LUẬT DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, QUỐC HỘI. Chả phải đi đâu xa, hãy để ra một vài ngày nghiên cứu kỹ cuộc biểu tình của hàng vạn công dân tại Formosa sẽ có được sắc Luật tiến bộ và phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét