Hoàng Hữu Phước, MIB, Nghị Sĩ Quốc Hội Khóa XIII
17-10-2016
Tất cả các nghị sĩ Quốc Hội Khóa XIII Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh – kể cả hai Ủy Viên Bộ Chinh Trị là Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang và Bí Thư Thành Ủy Lê Thanh Hải cùng thuộc Đoàn – không ai không biết vụ khiếu tố trường kỳ của công dân Hoàng Hữu Hiệp.
Ông Hoàng Hữu Hiệp thường nói vui rằng ông rất thân với tôi vì 5 lý do gồm (a) ông và tôi cùng có họ Hoàng, (b) tên ông và tên tôi cùng có chữ lót Hữu, (c) ông và tôi cùng ở Quận Phú Nhuận, (d) tổ tiên ông và tổ tiên tôi cùng là người gốc Nam Định, và (e) ông là nhà báo chính quy và tôi là nhà báo chính nghĩa tức là cùng có chữ “chính”.
Gọi là “trường kỳ” vì công dân Hoàng Hữu Hiệp đã liên tục khiếu tố nhiều chục năm nay qua nhiều Khóa Quốc Hội, nhiều nhiệm kỳ Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nhiệm kỳ Hội Đồng Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nhiệm kỳ Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Hoàng Hữu Hiệp là người cực kỳ giàu có, vì người dân nghèo không bao giờ có thể liên tục gởi hồ sơ khiếu nại mỗi bộ dày tối thiểu 1 cm, mỗi tháng gởi tối thiểu một bộ hồ sơ (có nhiều bộ khác nhau có nội dung khiếu tố khác nhau), mỗi lần gởi tối thiểu 500 bộ (cho nghị sĩ đương nhiệm, nghị sĩ tiền nhiệm cùng lãnh đạo các cơ quan quyền lực của Nhà Nước), và mỗi tháng gởi tin nhắn ít nhất một nội dung cho ít nhất 500 số điện thoại (cũng cho nghị sĩ đương nhiệm, nghị sĩ tiền nhiệm cùng lãnh đạo các cơ quan quyền lực của Nhà Nước).
Nội dung khiếu tố của nhà báo Hoàng Hữu Hiệp vẫn không thay đổi hơn mười năm qua: những căn nhà của ông bị chiếm đoạt, vụ đập phá nơi kinh doanh của gia đình ông bị Sở Công An Thành phố Hồ Chí Minh làm ngơ, việc ông tố cáo những đường dây tham nhũng bị xếp xó, và những thông tin tố cáo các quan chức không được tiếp nhận xử lý.
Điểm đặc biệt của nhà báo Hoàng Hữu Hiệp là:
a) ông chửi (nghĩa đen) tuốt suốt hơn chục năm nay mà không bất kỳ quan chức nào ở Thành phố Hồ Chí Minh từng dám phản ứng, phản xạ, phản hồi, phản pháo;
b) ông kiên trì xin gặp từng nghị sĩ một của “các” đoàn nghị sĩ Thành phố Hồ Chí Minh tại 2bis Lê Duẩn, Quận 1, và luôn nói lớn tiếng mỗi khi được một nghị sĩ nào đó ra mặt “tiếp dân”; và
c) ông bị nhiều nghị sĩ – trừ tác giả bài viết này – của đoàn Thành phố Hồ Chí Minh gọi sau lưng là “thằng điên” hoặc “bịnh nhân tâm thần chứng khoái kiện”.
Khi tôi “tiếp dân” lần đầu tiên năm 2011, bộ phận thư ký giúp việc đã soạn sẵn các hồ sơ của 15 trường hợp khiếu tố mà người dân hoặc đã đăng ký đích danh tôi từ tuần trước đó, hoặc do Văn phòng xếp mời ngẫu nhiên, và có cảnh báo trước với tôi về Hoàng Hữu Hiệp cũng như hướng dẫn tôi nhấn nút báo nguy nếu Hoàng Hữu Hiệp la hét nhục mạ gây hấn để bộ phận an ninh sẽ ập vào ngay khống chế áp tải Hoàng Hữu Hiệp ra ngoài. Tất nhiên tôi thầm mĩm cười lém lĩnh vì tôi là nhà thương thuyết impromptu (ứng khẩu) chuyên nghiệp bẩm sinh mà tôi chưa có may mắn được gặp bất kỳ ai tương tự suốt hơn nửa trăm năm qua.
Khi nhà báo Hoàng Hữu Hiệp vào phòng tiếp dân, ông không nhận lời tôi mời ngồi; thay vào đó, ông đứng sững trước bàn làm việc của tôi và bắt đầu nói to, sang sảng, liên tục trong 30 phút, kể về các oan ức của ông đối với những căn nhà bị chiếm đoạt, và thóa mạ những quan chức hoặc đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu của Thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc sự tường trình đầy giận dữ của mình, ông chỉ thẳng vào mặt tôi và hét lên:
Ông Nghị Phước! Nếu ông lại như mấy thằng kia nhận đơn của tôi mà không chuyển do sợ đụng chạm mấy thằng trung ương thì tôi sẽ đến chỉ thẳng vào mặt ông mà quát “Phước! Mày là một con chó! Đồ chó đẻ!”
Tôi đã dịu dàng lắng nghe, không chút bực tức, chẳng hề sợ hãi, và chớ sờ vào nút bấm hạt nhân. Tôi mời ông ngồi, rót nước cho ông uống, và bắt đầu nói với ông (a) rằng bản thân tôi khi nghiên cứu hồ sơ của ông cũng đã nhận ra một số tình tiết có vẽ đã được xử lý thiếu minh bạch với ông, (b) rằng nếu chịu đựng ngần ấy năm như ông ắt tôi cũng phản ứng như ông, (c) rằng kiểu quy định hiện hành rằng khi không có “tình tiết mới” thì cơ quan chức năng sẽ không xem xét tiếp là cực kỳ vô lý, và (d) rằng ông hãy yên tâm vì tôi không là bưu điện nghĩa là tôi sẽ không chuyển hồ sơ ông mà thay vào đó sẽ viết thư kiến nghị cùng đề xuất các biện pháp giải quyết.
Buổi tiếp công dân Hoàng Hữu Hiệp của tôi đã (a) làm các thư ký ngạc nhiên và đã (b) làm nhà báo Hoàng Hữu Hiệp có thiện cảm với tôi đến độ thường xuyên xin gặp tôi hơn cũng như thậm chí bay ra Hà Nội gặp tôi bên tách cà phê những khi tôi tham dự kỳ họp nhiều tuần ngoài đấy.
Từ khi Quốc Hội Khóa XIV bắt đầu, tôi tuy là “tiền nhiệm” vẫn luôn nhận được các tin nhắn mà ông gởi “đại trà” cho các “đại diện của nhân dân”. Cụ thể nhất là sáng nay tôi nhận được tin nhắn sau của ông:
Nội dung trên vẫn với giọng hằn học, mĩa mai, và vẫn là chuyện các quan chức né tránh tiếp ông.
Nhà báo Hoàng Hữu Hiệp thậm chí gởi tôi xem lời xin lỗi của nguyên Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân, người đã không bao giờ chịu tiếp ông Hoàng Hữu Hiệp suốt thời gian tại vị và chỉ khi không còn ở ngôi cao mới gởi tin nhắn xin lỗi ông Hiệp.
Tất nhiên, tất cả các khiếu nại của ông Hoàng Hữu Hiệp đã hóa bùn theo thời gian, mà sự lật lại hô sơ cũ sẽ bất khả thi do buộc phải động đến nhiều cựu lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh mà có khi những người trong số họ đã quá cố.
Tuy nhiên, việc chịu tiếp xúc ông Hoàng Hữu Hiệp sẽ giúp ông Hoàng Hữu Hiệp không phải sử dụng lại các tin nhắn đại loại như trên nhưng thay đổi bằng tên họ người nhận là các vị tân chức sắc của Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ Quốc Hội Khóa XV (2021-2026), Khóa XVI (2026-2031), và Khóa XVII (2031-2036).
Việc tiếp dân đối với ông Hoàng Hữu Hiệp nhất thiết phải trên 6 cơ sở sau:
a) dẹp bỏ cái lếu láo xằng bậy của luận cứ “không có tình tiết gì mới”, không vin vào đó để tránh tiếp dân (trừ phi Quốc Hội sửa luật, quy định cụ thể rằng sẽ bỏ tù bất kỳ ai khiếu nại khi trong tay người ấy “không có tình tiết gì mới”);
b) tái điều tra cụ thể các vụ khiếu tố của ông Hoàng Hữu Hiệp đối với một khu đất của ông ở Đồng Nai, các căn nhà mà ông cho là thuộc chủ quyền hợp pháp của ông, và vụ đập phá cơ sở kinh doanh của vợ chồng ông;
c) dựa theo các kết luận điều tra, đường đường chính chính ra văn bản khẳng định công dân Hoàng Hữu Hiệp đã sai ở những nội dung nào, theo các bằng chứng cụ thể nào đã được truy xuất từ tàng thư;
d) dựa theo các kết luận điều tra, đường đường chính chính ra văn bản khẳng định công dân Hoàng Hữu Hiệp đã đúng ở những nội dung nào, theo các bằng chứng cụ thể nào đã được truy xuất từ tàng thư, nhưng xin lỗi ông vì sự bất khả thi trong thực tế khiến việc hoàn trả trở nên bất khả;
e) dựa theo các kết luận điều tra, đường đường chính chính ra văn bản khẳng định công dân Hoàng Hữu Hiệp đã đúng ở những nội dung nào, theo các bằng chứng cụ thể nào đã được truy xuất từ tàng thư, rồi đề nghị các giải pháp bồi hoàn hoặc bồi thường cho ông; và đặc biệt là
f) dựa theo các kết luận điều tra, đường đường chính chính ra văn bản khẳng định công dân Hoàng Hữu Hiệp đã đúng ở những nội dung nào, theo các bằng chứng cụ thể nào đã được truy xuất từ tàng thư, rồi tiến hành luận tội bất kể đó là các quan chức đã qua đời, đã từng làm lãnh đạo trung ương, đã nghĩ hưu, hay vẫn đang tại nhiệm ở chức vụ cao hơn; và sự luận tội nhất thiết phải quy trách nhiệm cụ thể cả trong vụ việc đã sai phạm và trong tịch thu tài sản để bồi thường cho công dân Hoàng Hữu Hiệp.
Trong khi những công văn can thiệp của Nghị sĩ Quốc Hội Khóa XIII Hoàng Hữu Phước rất cụ thể và luôn đề ra nhiều biện pháp xử lý nhưng chẳng hề giúp ích được gì cho công dân Hoàng Hữu Hiệp trong nhiều năm qua, thì 6 điểm nêu trên chắc gì đã được các quan chức ở Thành phố Hồ Chí Minh dám nghe theo; do đó, lời đề nghị có vẽ thích hợp nhất cho công dân nhà báo Hoàng Hữu Hiệp là:
Do trong hơn chục năm qua ông kiên trì gởi đơn đến lãnh đạo Quốc Hội, lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Chính phủ, toàn thể nghị sĩ, và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chưa lần nào ông cầu cứu Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Cũng vì vậy, ông nên bắt đầu gởi hồ sơ đến Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh để giúp Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh có việc để làm, thay vì bỏ mặc cho Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra quân mỗi năm năm một lần vào kỳ Bầu Cử Quốc Hội mà kỳ bầu cử Khóa XIV vừa qua đã cho thấy họ làm ăn chẳng ra làm sao cả do ít khi có dịp lo cho nước cho dân.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Nghị Sĩ Quốc Hội Việt Nam Khóa XIII (2011-2016)
17-10-2016
Tất cả các nghị sĩ Quốc Hội Khóa XIII Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh – kể cả hai Ủy Viên Bộ Chinh Trị là Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang và Bí Thư Thành Ủy Lê Thanh Hải cùng thuộc Đoàn – không ai không biết vụ khiếu tố trường kỳ của công dân Hoàng Hữu Hiệp.
Ông Hoàng Hữu Hiệp thường nói vui rằng ông rất thân với tôi vì 5 lý do gồm (a) ông và tôi cùng có họ Hoàng, (b) tên ông và tên tôi cùng có chữ lót Hữu, (c) ông và tôi cùng ở Quận Phú Nhuận, (d) tổ tiên ông và tổ tiên tôi cùng là người gốc Nam Định, và (e) ông là nhà báo chính quy và tôi là nhà báo chính nghĩa tức là cùng có chữ “chính”.
Gọi là “trường kỳ” vì công dân Hoàng Hữu Hiệp đã liên tục khiếu tố nhiều chục năm nay qua nhiều Khóa Quốc Hội, nhiều nhiệm kỳ Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nhiệm kỳ Hội Đồng Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nhiệm kỳ Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Hoàng Hữu Hiệp là người cực kỳ giàu có, vì người dân nghèo không bao giờ có thể liên tục gởi hồ sơ khiếu nại mỗi bộ dày tối thiểu 1 cm, mỗi tháng gởi tối thiểu một bộ hồ sơ (có nhiều bộ khác nhau có nội dung khiếu tố khác nhau), mỗi lần gởi tối thiểu 500 bộ (cho nghị sĩ đương nhiệm, nghị sĩ tiền nhiệm cùng lãnh đạo các cơ quan quyền lực của Nhà Nước), và mỗi tháng gởi tin nhắn ít nhất một nội dung cho ít nhất 500 số điện thoại (cũng cho nghị sĩ đương nhiệm, nghị sĩ tiền nhiệm cùng lãnh đạo các cơ quan quyền lực của Nhà Nước).
Nội dung khiếu tố của nhà báo Hoàng Hữu Hiệp vẫn không thay đổi hơn mười năm qua: những căn nhà của ông bị chiếm đoạt, vụ đập phá nơi kinh doanh của gia đình ông bị Sở Công An Thành phố Hồ Chí Minh làm ngơ, việc ông tố cáo những đường dây tham nhũng bị xếp xó, và những thông tin tố cáo các quan chức không được tiếp nhận xử lý.
Điểm đặc biệt của nhà báo Hoàng Hữu Hiệp là:
a) ông chửi (nghĩa đen) tuốt suốt hơn chục năm nay mà không bất kỳ quan chức nào ở Thành phố Hồ Chí Minh từng dám phản ứng, phản xạ, phản hồi, phản pháo;
b) ông kiên trì xin gặp từng nghị sĩ một của “các” đoàn nghị sĩ Thành phố Hồ Chí Minh tại 2bis Lê Duẩn, Quận 1, và luôn nói lớn tiếng mỗi khi được một nghị sĩ nào đó ra mặt “tiếp dân”; và
c) ông bị nhiều nghị sĩ – trừ tác giả bài viết này – của đoàn Thành phố Hồ Chí Minh gọi sau lưng là “thằng điên” hoặc “bịnh nhân tâm thần chứng khoái kiện”.
Khi tôi “tiếp dân” lần đầu tiên năm 2011, bộ phận thư ký giúp việc đã soạn sẵn các hồ sơ của 15 trường hợp khiếu tố mà người dân hoặc đã đăng ký đích danh tôi từ tuần trước đó, hoặc do Văn phòng xếp mời ngẫu nhiên, và có cảnh báo trước với tôi về Hoàng Hữu Hiệp cũng như hướng dẫn tôi nhấn nút báo nguy nếu Hoàng Hữu Hiệp la hét nhục mạ gây hấn để bộ phận an ninh sẽ ập vào ngay khống chế áp tải Hoàng Hữu Hiệp ra ngoài. Tất nhiên tôi thầm mĩm cười lém lĩnh vì tôi là nhà thương thuyết impromptu (ứng khẩu) chuyên nghiệp bẩm sinh mà tôi chưa có may mắn được gặp bất kỳ ai tương tự suốt hơn nửa trăm năm qua.
Khi nhà báo Hoàng Hữu Hiệp vào phòng tiếp dân, ông không nhận lời tôi mời ngồi; thay vào đó, ông đứng sững trước bàn làm việc của tôi và bắt đầu nói to, sang sảng, liên tục trong 30 phút, kể về các oan ức của ông đối với những căn nhà bị chiếm đoạt, và thóa mạ những quan chức hoặc đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu của Thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc sự tường trình đầy giận dữ của mình, ông chỉ thẳng vào mặt tôi và hét lên:
Ông Nghị Phước! Nếu ông lại như mấy thằng kia nhận đơn của tôi mà không chuyển do sợ đụng chạm mấy thằng trung ương thì tôi sẽ đến chỉ thẳng vào mặt ông mà quát “Phước! Mày là một con chó! Đồ chó đẻ!”
Tôi đã dịu dàng lắng nghe, không chút bực tức, chẳng hề sợ hãi, và chớ sờ vào nút bấm hạt nhân. Tôi mời ông ngồi, rót nước cho ông uống, và bắt đầu nói với ông (a) rằng bản thân tôi khi nghiên cứu hồ sơ của ông cũng đã nhận ra một số tình tiết có vẽ đã được xử lý thiếu minh bạch với ông, (b) rằng nếu chịu đựng ngần ấy năm như ông ắt tôi cũng phản ứng như ông, (c) rằng kiểu quy định hiện hành rằng khi không có “tình tiết mới” thì cơ quan chức năng sẽ không xem xét tiếp là cực kỳ vô lý, và (d) rằng ông hãy yên tâm vì tôi không là bưu điện nghĩa là tôi sẽ không chuyển hồ sơ ông mà thay vào đó sẽ viết thư kiến nghị cùng đề xuất các biện pháp giải quyết.
Buổi tiếp công dân Hoàng Hữu Hiệp của tôi đã (a) làm các thư ký ngạc nhiên và đã (b) làm nhà báo Hoàng Hữu Hiệp có thiện cảm với tôi đến độ thường xuyên xin gặp tôi hơn cũng như thậm chí bay ra Hà Nội gặp tôi bên tách cà phê những khi tôi tham dự kỳ họp nhiều tuần ngoài đấy.
Từ khi Quốc Hội Khóa XIV bắt đầu, tôi tuy là “tiền nhiệm” vẫn luôn nhận được các tin nhắn mà ông gởi “đại trà” cho các “đại diện của nhân dân”. Cụ thể nhất là sáng nay tôi nhận được tin nhắn sau của ông:
Nhà báo Hoàng Hữu Hiệp thậm chí gởi tôi xem lời xin lỗi của nguyên Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân, người đã không bao giờ chịu tiếp ông Hoàng Hữu Hiệp suốt thời gian tại vị và chỉ khi không còn ở ngôi cao mới gởi tin nhắn xin lỗi ông Hiệp.
Tất nhiên, tất cả các khiếu nại của ông Hoàng Hữu Hiệp đã hóa bùn theo thời gian, mà sự lật lại hô sơ cũ sẽ bất khả thi do buộc phải động đến nhiều cựu lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh mà có khi những người trong số họ đã quá cố.
Tuy nhiên, việc chịu tiếp xúc ông Hoàng Hữu Hiệp sẽ giúp ông Hoàng Hữu Hiệp không phải sử dụng lại các tin nhắn đại loại như trên nhưng thay đổi bằng tên họ người nhận là các vị tân chức sắc của Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ Quốc Hội Khóa XV (2021-2026), Khóa XVI (2026-2031), và Khóa XVII (2031-2036).
Việc tiếp dân đối với ông Hoàng Hữu Hiệp nhất thiết phải trên 6 cơ sở sau:
a) dẹp bỏ cái lếu láo xằng bậy của luận cứ “không có tình tiết gì mới”, không vin vào đó để tránh tiếp dân (trừ phi Quốc Hội sửa luật, quy định cụ thể rằng sẽ bỏ tù bất kỳ ai khiếu nại khi trong tay người ấy “không có tình tiết gì mới”);
b) tái điều tra cụ thể các vụ khiếu tố của ông Hoàng Hữu Hiệp đối với một khu đất của ông ở Đồng Nai, các căn nhà mà ông cho là thuộc chủ quyền hợp pháp của ông, và vụ đập phá cơ sở kinh doanh của vợ chồng ông;
c) dựa theo các kết luận điều tra, đường đường chính chính ra văn bản khẳng định công dân Hoàng Hữu Hiệp đã sai ở những nội dung nào, theo các bằng chứng cụ thể nào đã được truy xuất từ tàng thư;
d) dựa theo các kết luận điều tra, đường đường chính chính ra văn bản khẳng định công dân Hoàng Hữu Hiệp đã đúng ở những nội dung nào, theo các bằng chứng cụ thể nào đã được truy xuất từ tàng thư, nhưng xin lỗi ông vì sự bất khả thi trong thực tế khiến việc hoàn trả trở nên bất khả;
e) dựa theo các kết luận điều tra, đường đường chính chính ra văn bản khẳng định công dân Hoàng Hữu Hiệp đã đúng ở những nội dung nào, theo các bằng chứng cụ thể nào đã được truy xuất từ tàng thư, rồi đề nghị các giải pháp bồi hoàn hoặc bồi thường cho ông; và đặc biệt là
f) dựa theo các kết luận điều tra, đường đường chính chính ra văn bản khẳng định công dân Hoàng Hữu Hiệp đã đúng ở những nội dung nào, theo các bằng chứng cụ thể nào đã được truy xuất từ tàng thư, rồi tiến hành luận tội bất kể đó là các quan chức đã qua đời, đã từng làm lãnh đạo trung ương, đã nghĩ hưu, hay vẫn đang tại nhiệm ở chức vụ cao hơn; và sự luận tội nhất thiết phải quy trách nhiệm cụ thể cả trong vụ việc đã sai phạm và trong tịch thu tài sản để bồi thường cho công dân Hoàng Hữu Hiệp.
Trong khi những công văn can thiệp của Nghị sĩ Quốc Hội Khóa XIII Hoàng Hữu Phước rất cụ thể và luôn đề ra nhiều biện pháp xử lý nhưng chẳng hề giúp ích được gì cho công dân Hoàng Hữu Hiệp trong nhiều năm qua, thì 6 điểm nêu trên chắc gì đã được các quan chức ở Thành phố Hồ Chí Minh dám nghe theo; do đó, lời đề nghị có vẽ thích hợp nhất cho công dân nhà báo Hoàng Hữu Hiệp là:
Do trong hơn chục năm qua ông kiên trì gởi đơn đến lãnh đạo Quốc Hội, lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Chính phủ, toàn thể nghị sĩ, và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chưa lần nào ông cầu cứu Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Cũng vì vậy, ông nên bắt đầu gởi hồ sơ đến Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh để giúp Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh có việc để làm, thay vì bỏ mặc cho Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra quân mỗi năm năm một lần vào kỳ Bầu Cử Quốc Hội mà kỳ bầu cử Khóa XIV vừa qua đã cho thấy họ làm ăn chẳng ra làm sao cả do ít khi có dịp lo cho nước cho dân.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Nghị Sĩ Quốc Hội Việt Nam Khóa XIII (2011-2016)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét