Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Công vụ phản cảm là hành vi phá hoại uy tín, quyền lực nhà nước


Phạm Trung Tuyến



























Khám Phá - Ngày 27/9, một nhóm cán bộ của Chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh đã dàn hàng ngang trước cửa một quán ăn, yêu cầu khách hàng không vào ăn tại quán này, do chủ quán chậm nộp thuế. Hình ảnh này, một lần nữa góp phần phá hoại hình ảnh của quyền lực Nhà nước.

Thu thuế là một nhiệm vụ nặng nề, rất nhiều áp lực, vì đó là công việc tác động trực tiếp tới lợi ích của đối tượng phải nộp thuế. Song, đối mặt với một doanh nghiệp, một hộ kinh doanh cá thể chậm nộp thuế thì cơ quan thuế chỉ có thể thực thi quyền lực của mình theo quy định của luật pháp. Cụ thể, theo Luật quản lý thuế, khi người nộp thuế nói chung chậm nộp thuế nợ tiền thuế quá 90 ngày thì cơ quan thuế có quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Các biện pháp cưỡng chế theo quy định có thể gồm trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, yêu cầu phong tỏa tài sản, khấu trừ lương hay thu nhập, kê biên, bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. Hành vi cản trở hoạt động thường ngày của người nộp thuế như cách mà cán bộ chi cục thuế Hà Tĩnh thực hiện là không phù hợp với quy định, và chủ hộ kinh doanh hoàn toàn có thể khởi kiện đòi bồi thường những thiệt hại mà hành vi đó gây ra.

Những cán bộ thuế dàn hàng ngang trước cửa quán ăn, cản trở hoạt động kinh doanh bình thường của người dân, là sai quy định. Điều đó không cần phải bàn cãi. Nhưng điều đáng nói ở đây là hành động này không chỉ gây ra thiệt hại với người dân, mà còn tạo nên hình ảnh xấu đối với chính cơ quan của họ nói riêng, và hình ảnh quyền lực của Nhà nước nói chung.

Dưới góc nhìn của người dân, như một ca sĩ nhạc rock đã phát biểu trên VOV trưa 30/9 rằng: Tôi cảm thấy buồn cười khi nhìn hình ảnh đó, tôi nghĩ đến cảnh giang hồ đi xiết nợ, và nếu cứ thu thuế theo cách này thì nhân viên ngành thuế nên xăm trổ, và có hình thức bặm trợn như giang hồ.

Mỗi một nhân viên thu thuế đều phải chịu nhiều áp lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhưng áp lực công việc không bao giờ là một lý do chính đáng để biện minh cho những hành vi phi chuẩn mực, đi ngược lại các giá trị của luật pháp, và làm sai lệch hình ảnh của cơ quan, đơn vị mà nhân viên đó đại diện để giao tiếp với nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, áp lực công việc luôn là lý do để bào chữa cho những hành vi tương tự.

Chiến sĩ cảnh sát giao thông đạp người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông trên đường Xã Đàn (Hà Nội) mấy tháng trước cũng do… áp lực. Hai cảnh sát hình sự có hành vi bạo lực với phóng viên trên cầu Nhật Tân tuần trước cũng vì… áp lực.

Nhưng có công việc nào không phải chịu áp lực? Nếu như mọi hành động thô bạo, xấu xa, bẩn thỉu trong cuộc sống này đều có thể được cảm thông bởi… áp lực, thì cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào? Có lẽ, mọi thứ luật pháp, quy định, quy ước đều không còn lý do để tồn tại. Có lẽ, vai trò của những cơ quan hành pháp để đảm bảo xã hội được vận hành theo hành lang pháp lý sẽ không còn cần thiết nữa. Bởi, chúng ta sẽ sống, và hành xử theo khả năng chịu áp lực của mình. Dĩ nhiên, đó là điều không thể xảy ra.

Mỗi một công chức, ngoài nhiệm vụ chuyên môn của mình, thì hành vi của họ, trong vai trò đại diện nhà nước khi giao tiếp với người dân còn phải có trách nhiệm giữ gìn hình ảnh của cơ quan, đơn vị. Và đó là hình ảnh của Nhà nước.

Khi những nhân viên công vụ, những công chức, mang đến một hình ảnh tiêu cực, được so sánh như hình ảnh của những kẻ giang hồ vô thiên vô pháp, họ không chỉ làm xấu hình ảnh của bản thân, mà trực tiếp phá hoại hình ảnh của Nhà nước trong suy nghĩ của nhân dân. Và, việc xử lý kỷ luật đối với những nhân viên công vụ kể trên, không thể chỉ xem xét trên khía cạnh đạo đức, lối sống, tác phong cá nhân. Họ, cần được trừng phạt một cách phù hợp với hậu quả mà họ gây ra, không chỉ là hậu quả về doanh thu của một nhà hàng, mà là hậu quả làm tổn hại đến uy tín và quyền lực của Nhà nước. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đang lay hoay "tìm cách chống làm phân bón giả" thì thấy bài này. Không rõ vì gì mà chữ nghĩa loạn cào cào, đổ nghiêng ngả:

Ông Hoàng Trung Hải: Không để quốc gia nào lấn chiếm một tấc đất


TPO - “Chúng ta khẳng định toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chúng ta quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc, không để cho quốc gia nào có thể lấn chiếm của chúng ta một tấc đất”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Ông Hoàng Trung Hải: Không để quốc gia nào lấn chiếm một tấc đấtÔng Hoàng Trung Hải. Ảnh: Trường Phong
Ngày 30/9, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV. Trả lời câu hỏi của cử tri thị xã Sơn Tây về những căng thẳng ở Biển Đông thời gian vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, Đảng, Nhà nước, quân đội và toàn dân Việt Nam không bao giờ để cho một quốc gia nào có thể lấn chiếm một tấc đất lãnh thổ.
“Đây chính là truyền thống ngàn năm cha ông chúng ta đã để lại. Trong quá trình lịch sử, đất nước chúng ta đã qua những giai đoạn muôn vàn khó khăn, ngàn cân treo sợi tóc nhưng với sự đoàn kết, với lòng yêu nước của toàn dân thì nhân dân Việt Nam đều bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ đất nước mình. Cái chính là nội bộ chúng ta phải đoàn kết, toàn dân và các cấp chính quyền phải đồng lòng thì chúng ta mới làm được việc đó”, ông Hải nói.
Liên quan đến vấn đề đánh bắt hải sản của ngư dân ở biển Đông, ông Hải cho rằng, việc chúng ta vừa khai thác vừa đấu tranh hòa bình, bảo vệ chủ quyền của chúng ta là việc cần thiết phải làm. 
“Chúng ta khẳng định quyết tâm, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc, phên dậu quốc gia của chúng ta, không để lọt vào tay bất cứ tổ chức nào. Chúng ta cũng hiểu là mưu đồ, ý đồ nước ngoài muốn độc chiếm biển Đông, muốn lấn chiếm các nước khác là không bao giờ hết. Chúng ta phải áp dụng các biện pháp, công cụ pháp lý quốc tế, cùng với lòng yêu nước của chúng ta để bảo vệ đất nước mình”, ông Hải chia sẻ.
Nhấn mạnh thêm về quyết tâm bảo vệ quốc gia, ông Hải phân tích, trong thời gian trước đây còn khó khăn hơn nhiều nhưng Việt Nam đã vượt qua được để bảo vệ đất nước mình. “Trước đây đất nước còn yếu hơn rất nhiều, bây giờ trong điều kiện đất nước mạnh hơn nhiều thì sao lại có thể thua được, lại không bảo vệ toàn vẹn được đất nước mình, mảnh đất mà cha ông chúng ta đã để lại”, ông Hải nói.
Ông Hải cũng chia sẻ quan điểm về việc tranh chấp pháp lý ở tòa án quốc tế và mối quan hệ với các nước Asean. “Tòa quốc tế và Asean thì đây là cả một quá trình chúng ta phải đấu tranh, phải thuyết phục. Luật pháp quốc tế chỉ có một. Các quốc gia ký cam kết, là thành viên của luật quốc tế về biển thì phải tôn trọng. Đây là cả một vấn đề ngoại giao đòi hỏi kiên trì, nhẫn nại và nhất quán. Bản thân trong nước toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải đồng lòng. Chúng ta kiên trì, kiên quyết để đấu tranh”, ông Hải nhấn mạnh.
Trường Phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhỡ mồm thui, thông củm đê!




Mợ này văn chương cũng thuộc diện hàn lâm cải lương xuống xề, nhiều lúc hay ra phết! Mợ Đoàn Hương và mợ Minh Thái sân khấu mà ngồi bình các ca khúc cách mạng trên TV thì thành cặp song tấu hấp dẫn hơn nhạc phẩm. Lời bình của các mợ vừa trí tuệ mênh mông, vừa chữ nghía ùng oàng, vừa ví von bóng lộn, vừa hoa mỹ điệu đàng, bóng bẩy như mấy bà sồn sồn tô son môi và móng chân đỏ choét. Cho nên mợ ấy thấy TV là nhất, tri thức về TV là tuyệt đỉnh, đời này còn gì đẹp đẽ hấp dẫn bằng mấy cô người mẫu bưng con cá, dơ điện thoại, ôm lon bia và nhai mỳ sợi ...trong thiên đường quảng cáo trên TV? Vì thế mợ chửi FB, như đánh ghen thay cho thiên đường của mợ. Mợ không biết Obama và nhiều vị Tổng thống khác không hề rỗi hơi nhưng vẫn chơi FB, Twitter hàng ngày. Đây là dạng mù màu văn hoá nên khua gậy lung tung trên đại lộ thông tin.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thăm thẳm đường về ( 9 ) TT của HG



9.
 
 

C
ó giấy gọi gã lên uỷ ban xã. Gã băn khoăn không biết là chuyện gì? Đã lâu gã sống yên thân, xa lánh những nơi phúc tạp. Không cờ bạc cũng không mâu thuẫn đánh cãi nhau với ai. Thôn gã ở là một nơi hỗn cư, chín người mười tỉnh. Từ lâu đã là đất cờ bạc có tiếng trong vùng. Chỉ có mỗi con đường độc đạo về huyện về tỉnh, đi lại khó khăn nên việc quản lí an ninh có phần lỏng lẻo. Nhưng nó là một vùng quê nghèo, heo hút. Ngoài chuyện cờ bạc chỉ có những vụ trộm cắp lặt vặt con cá, lá rau không nhức nhối như những địa phương khác.
Những năm tám mươi là những năm khó khăn. Các nơi nạn trộm hoành hành. Chúng kéo nhau từng tốp năm ba thằng nghênh ngang trên bến tàu, bến xe. Đã xảy ra nhiều vụ cướp của, giết người. Người dân đi trên đường nơm nớp lo âu một tại nạn ập đến. Có nhìn thấy kẻ gian hành sự, người ta cũng làm như không nhìn thấy. Chính hôm gã ra trại, gã đã được chứng kiến sau lúc gặp hai bố con lão Chỉ. Chỉ vì lỡ lời nói với lão vài câu mà bọn chúng để ý. Nếu không nhanh mắt, nhanh tay gã đã bị hai thằng mất dạy đánh vỡ đầu ngay cổng chợ. Rồi hôm về quê qua chợ Đồng Xuân cảnh cướp giật móc túi diễn ra nhan nhản. Cả đến khi lên xe ôtô ngược về trên này, hành trình cũng không được yên ổn. Một bọn năm sáu thằng bày trò ba cây đỏ đen đánh anh bộ đội đi cùng chuyến xe. Chỉ vì anh nhắc một chị công nhân lâm trường về quê, giờ về trả phép. Một thằng nghe được nó rút ngay con lê giấu trong áo, đâm anh gục xuống sàn xe. Mấy thằng nữa xúm lại đấm đá anh đến ngất đi. Chúng xuống xe sau đó một quãng đi đứng thản nhiên như không. Như thể việc chúng làm không đáng kể gì. Người lái xe phải rẽ đưa anh bộ đội vào một trạm xá dọc đường. Không biết sau đó anh bị nặng nhẹ thế nào?
Có phải bần hàn sinh đạo tặc? Xã hội trong chiều hướng bế tắc sinh ra tội ác không bình thường? Gã nhớ lại những ngày sau lần trốn trại, cuộc sống lênh đênh, đã có lúc gã bị cuốn vào những việc bất lương, mà nghĩ lại bây giờ còn cảm thấy sợ. Nhưng đấy là lúc hoàn cảnh đưa đẩy, gã không có quyền chọn lựa, gã cần phải tồn tại.
Còn bây giờ gã là con người tự do. Không có điều gì thúc ép, dồn đẩy gã cả. Gã phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nhiều lúc, gã tự an ủi, lên rừng gần gũi với thiên nhiên tâm trạng thanh thản, tuy có lúc buồn những lánh xa nơi bụi bặm, tối tăm. Với con người còn nhiều tổn thương trong lòng, đó là cách lựa chọn đúng. Không có chủ ý ẩn cư, nhưng gã sẽ sinh sống ở nơi đây để làm lại từ đầu. Một ngày nào đó gã sẽ trở về quê hay chuyển đi một nơi khác khá hơn. Không thể chôn vùi cuộc đời mình nơi núi rừng heo quạnh này mãi được. Cuộc đời đã không được bay bổng thì thôi. Lẽ nào chìm đắm ở vũng trâu đằm ở chốn rừng sâu?
Nghĩ vậy nên gã giữ gìn cẩn thận. Nhường nhịn người ta cả lời ăn tiếng nói. Việc gì cảm thấy phức tạp, không làm. Gã từ chối mọi sự rủ rê của người quen không đi bè, không ngó tới bãi vàng. Những việc ấy kiếm được tiền, nhưng đầy rẫy nguy cơ, cạm bẫy. Người khác vướng phải không sao. Những gã biết với mình, cái sảy sẽ nảy cái ung, rắc rối nhiều chuyện.
Đã giữ đến thế, người ta còn để ý đến gã. Đây là giấy gọi chứ không phải giấy mời. Ngôn ngữ hành chính rất tách bạch. Người ta chỉ gọi khi kẻ nào đó là đương sự, liên can đến một vụ vi phạm nào đó. Còn nếu là chuyện khác sẽ là giấy mời trân trọng khác hẳn. Vậy người ta gọi gã vì việc gì? gã chịu không thể nghĩ ra được. Gã đã muốn sống yên thân mà cũng không được hay sao?
Nhìn vẻ bần thần, tui tủi của gã, mẹ gã bảo:
- Chắc cũng không có chuyện gì đâu con ạ. Mẹ đồ là giấy tờ hộ khẩu còn vướng mắc gì người ta hỏi thôi. Cây ngay không sợ chết đứng. Mày cứ lên xem người ta hỏi gì. Không nên tránh, có khi chẳng có gì, không lên, lại thành có chuyện. Mình vấp một lần rồi. Có gì cứ từ tốn mà trình bày. Nóng nảy dễ hỏng việc con ạ!
Mẹ gã quả là giàu lòng tin. Với bà mọi sự đều đơn giản. Bà tin ở lòng tốt của con người như là một chân lý. Nếu được như bà nghĩ cuộc đời này đã là tốt đẹp biết bao. Sẽ không có gì phải băn khoăn lo nghĩ! Suốt đời, sống quanh quẩn trong luỹ tre làng. Có lên đến đây cũng vẫn là nỗi lo ngày hai bữa ăn. Bà đâu có tiếp xúc quan hệ với nhiều cảnh ngộ trên đời để biết được cuộc sống không đơn giản thế. Mà nó là muôn ngàn éo le, cái thiện, cái ác, tốt xấu đan xen vào nhau. Không phải lúc nào đen trắng cũng rõ ràng, đúng sai không lẫn lộn. Gã nghĩ trong bụng như vậy nhưng không dám nói ra. Sợ mẹ thất ý một phần, phần nữa quan trọng hơn sợ mẹ buồn. Đã nửa đời người gã chưa mang lại những ngày bình yên, hạnh phúc gia đình. Điều mà mẹ gã hy sinh suốt cả đời người không đi bước nữa, quên hết bản thân mình để mong chờ ở gã. Gã chỉ nói:
- Vâng, con cũng tin là như thế. Bà cháu cứ yên tâm. Con lên một lúc rồi về ngay. Chắc cũng không có việc gì đâu. Cứ để thong thả con về sẽ dọn hàng. Tàu chưa lên, không có khách bà cháu chả tội gì ra ngồi ngoài quán cho rét.
- Không phải lo. Hàng quán có gì nhiều. Hai bà cháu mang dần ra cũng được. Anh cứ đi đi.
Buổi sáng mùa đông mặt trời rất muộn. Sương mù còn giăng đầy mặt sông. Những đám mây mầu chì che khuất núi non. Những ngọn núi hình như cũng vì giá lạnh mà co cụm lại. Chỉ còn những vệt xám mờ ẩn hiện dưới chân mây.
Tuy đã tìm đủ lý lẽ để tự trấn an mình mà trong lòng gã vẫn thắc thỏm không yên. Cảm giác bất an khiến gã không để ý đến cái lốp xe xịt hết hơi tự bao giờ. Không nhớ là cái bơm xe mình cất ở đâu, gã quyết định đi bộ. Từ nhà lên uỷ ban xã không xa, chưa đầy nửa cây số. Dọc đường gã gặp lão Chỉ đi uống rượu ở đâu về mặt đỏ tưng bừng. Vùng này có cái lệ là nhà nào mổ lợn cũng có bữa rượu rất sớm. Ăn uống xong rồi người ta mới gánh đi bán rong trong vùng vì chưa có chợ. Lão Chỉ bảo với gã:
- Nhà bà Kính mổ con lợn bí đặc thịt lắm. Anh có lên làm cân về thì làm.
- Cháu đang có việc. Để khi khác nếu gặp thì mua.
Lão Chỉ nhìn gã vẻ mặt thắc mắc. Có lẽ lão nghĩ không biết gã đi đâu vào giờ này? Nhưng lão không hỏi, tay xách xâu lòng, khật khưỡng đi ngược chiều với gã về nhà.
Có một đám đông lao xao phía trước. Tốp người mặc áo đen nẹp đỏ ở vạt ở tay, đầu đội mũ nồi, vai đeo súng kíp từ trên đồi đi xuống đường. Mấy con chó săn mõm nhọn, chân cao ráo rác chạy trước chạy sau đám người đó. Gã nhận ra đám người Thanh Y ở trong động phía dốc dưới nhà mình. Một người cao lớn, quần bộ đội cũ tay cầm cái túi gai to. Bên trong túi là con tê tê nằm cuộn tròn. Lớp vảy của nó trơn, đen bóng như sừng trâu. Gã biết tên người này, tiếng Kinh gọi là Hai Nối. Chẳng biết vì sao anh ta lại có tên như thế. Anh ta nhận mẹ gã là mẹ nuôi. Một lần bà cụ lấy thuốc cam cho đứa con anh ta khỏi bệnh. Thỉnh thoảng anh ghé qua cho bà cụ mớ nấm, bọc măng hoặc vài cân gạo nương mới. Thứ gạo có vị thơm đặc biệt dẻo như nếp. Cơm để nguội vẫn thơm dẻo hạt không cứng, chỉ vùng này mới trồng. Khi gã về anh ta coi gã như người nhà. Gã cũng vào động tới nhà Hai Nối chơi mấy lần.
Tộc người Dao tính tình phóng khoáng, ham vui. Đi săn thường kéo theo cả bọn đông người. Được con mồi nào thường tụ lại nơi nào đó cùng nhau uống rượu. Từ ngày bà cụ mở quán họ thường lui tới. Có hôm bắn được con cầy, hôm vài con sóc đều nhờ bếp nấu nướng uống rượu với nhau. Tê tê là giống vật quý nên bán cho người buôn đi Trung - Quốc cũng được khá tiền. Nhưng họ không thiết. Không gì bằng cuộc vui có người nọ kẻ kia, quý bạn như quý vợ con ở nhà.
Hai Nối hỏi gã đi đâu? Anh ta bảo gã quay về. Không mấy khi bắt được " trúc". giống này khôn, bới đất lẩn nhanh lắm. Nếu không có kinh nghiệm đào cả ngày cũng không bắt được nó. Những móng chân nó như bằng thép. Nó có thể đào xuyên qua những bụi lau to như cái giường. Người không quen chỉ đào vuốt đuôi không bắt được nó. Thịt nó ngon đặc biệt. Tiết canh Trúc bổ máu, chữa bệnh thận. Còn vảy của nó nghe nói làm thuốc chữa trị ung thư, sơ gan cổ chướng. Không phải lúc nào cũng nhìn thấy nó, chưa nói đến chuyện được ăn. Phần nữa gần những con người này gã luôn cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản. Có cái gì đó như lòng tin cậy ở những con người bề ngoài tình cảm có vẻ đơn sơ, hoang dã nhưng thật sự trong sáng, hồn hậu. Nhưng lúc này gã không thể quay về. Cả tốp lấy làm tiếc hẹn gã xong việc về ngay, họ chờ.
Hai Nối nói nhỏ với gã:
- Thấy bảo có vụ bắt người đâu trên Đồng Cạn. Hay mày có liên quan gì?
Gã lắc đầu:
- Tôi có làm gì mà liên quan. Các anh cứ về trước đi. Mình về ngay thôi mà.
Hai Nối cùng bọn người quay về, vẻ mặt chưa hết ái ngại.
Cảnh vật bình yên, nếu không có tờ giấy trong túi gã thì hôm nay là một ngày vui vẻ. Và giờ này mọi ngày gã đã sắp xếp xong cho mẹ bán hàng. Sau đó gã lại đi giao hàng như mọi khi. Khi về có thể mua được vài con tắc kè cho một người dưới xuôi lên đặt hàng. Tiền kiếm được không nhiều nhưng thanh thản, yên tâm.
Trưởng công an xã cao ráo, dáng thư sinh, tóc cắt ngắn, môi mỏng, mũi thẳng, đôi mắt có cái nhìn nghiêm nghị. Một vẻ mặt cách biệt, vô cảm với xung quanh. Khi gã hỏi anh ta lạnh nhạt bảo gã chờ, chỉ cho gã cái ghế băng kê trước hè.
Trụ sở uỷ ban là hai dãy nhà dựng trên đồi cao, cột bằng gỗ vuông, lợp lá cọ. Nhìn bề ngoài hao hao giống như khu nhà kho của hợp tác xã. Chỉ một công trình xây bằng gạch nho nhỏ khuất phía sau đổ mái bằng. Chỗ đó ngày thường dùng làm kho đựng đủ thứ hoặc làm lò thúc mầm vào đợt gieo mạ. Đột xuất có việc, làm nơi tạm giam bị can trong lúc đợi làm hồ sơ giải xuống huyện. Lúc này có một anh du kích khoác súng CKC đang ngồi canh ngoài cửa. Bên trong căn nhà nhỏ này người ta đang giữ một người. Một can phạm can tội cướp của giết người trốn trại đã nhiều năm lên ẩn náu ở địa phương. Sở dĩ người ta chưa đưa hắn đi ngay vì hắn đã lấy vợ và có con với một người phụ nữ trong xã. Không ai ngờ con người có vẻ ngoài cù mì ấy, gặp ai cũng cười nhen nhen, hay đỏ mặt như con gái lại là hung thủ một vụ trọng án. Gã đã giết một nhà sư ở một ngôi chùa giữa cánh đồng chỉ để lấy ba mươi đồng bạc. Tiếng đồn hão về số vàng khách thập phương cúng tiến đã làm hại nhà sư và đẩy hắn vào vòng tù tội. Hắn đã vượt trại giam từ một tỉnh đồng bằng lẩn tránh lên đây.
Chính quyền xã đang lo lắng về trách nhiệm quản lý con người ở xã này. Làm sao lại để xảy ra một việc đáng tiếc như vậy? Vì thế không khí nơi này có một cái gì căng thẳng, nghiêm trọng khó hiểu. Có một cái nhìn khang khác đối với những người từ nơi khác vừa đến. Nhất là dân lưu tán, ba chốn bốn quê.
Gã nghe những người cùng ngồi chờ như mình thì thào bàn tán. Người ta chỉ trao đổi nho nhỏ với nhau. Hễ có anh cán bộ xã nào ngang qua người ta lại ngừng bặt. Mỗi người đến đây vì một loại công việc. Một ông bố đưa con ra xin đăng ký hôn thú. Một bà mẹ xin giấy khai sinh cho con. Một cụ già ra lĩnh tiền tử tuất của liệt sĩ vừa được truy điệu. Có cả những người đến vì tò mò, thỉnh thoảng ghé mắt qua khe cửa. Khiến thư ký thường trực phải ra xua đuổi mấy lần.
Xung quanh khu nhà uỷ ban cũng có rào, nhưng rất sơ sài. Rào nứa khô cả cây có chỗ đổ rạp xuống đất. Có lẽ một trận bão nào đó đã đẩy đổ nó, người ta chưa kịp dựng lại. Xưa kia khu này là vườn chùa, ngôi chùa đã bị phá huỷ cách nay mấy chục năm. Chỉ còn dấu vết gờ tường thấp thoáng trong lớp cỏ, những đám cây xấu hổ chằng chịt. Thời chiến tranh phá hoại có một lớp học sơ tán ở dưới tỉnh lên đây. Trận bom bị đã giết hại cả thầy lẫn trò hơn hai chục sinh mạng. Những ngôi mộ mới được chuyển đi vẫn còn để lại dấu vết ít nhiều vì san lấp không kỹ. Những cơn mưa rừng như trút nước đã làm những chỗ đã sang phẳng trồi lên thụt xuống.
Ban đêm khu này vắng lặng, những người không có nhiệm vụ ít ai lai vãng lên đây. Chỉ thấp thoáng vài anh dân quân tuần tra canh gác. Vẫn có cái gì man man khiến người ta ngần ngại mỗi khi phải đi qua đây.
Xã đã xin với huỵên chuyển địa điểm uỷ ban đến một nơi khác dễ đi lại hơn, nhưng chưa có kinh phí. Đất để làm không thiếu, chỉ còn chờ tiền.
Quanh khu nhà thỉnh thoảng vẫn bắt gặp vài con bò nhởn nhơ gặm cỏ. Đàn lợn sề chui qua lớp rào, lợn con phóng vun vút. Quang cảnh không có vẻ gì là nơi công sở. Giống như khu đồi bỏ hoang vì đất cằn cọc.
Gã ngồi lơ đãng nhìn ra bên ngoài. Cảnh vật như có cái gì từa tựa, khiến gã nhớ lại những ngày đã qua. Những ngày chỉ chợt nhớ thôi gã đã buồn bã đến rời rã chân tay.
Người ta chưa nói gì với gã và gã cũng chưa biết mình được gọi lên đây vì việc gì? Một người mặc sắc phục chắc là công an huyện đang làm việc với mấy người cán bộ ở xã. Mấy người này chốc chốc lại chạy ra chạy vào lấy một thứ giấy tờ hoặc hỏi ý kiến một người nào đó. Người ta đang bận rộn kể như không có mặt gã vào lúc này. Gã thấy máy mắt liên tục. Gã nghĩ bọn Hai Nối đang nhắc đến mình. Từ lúc gã ngồi đây đã mấy tiếng đồng hồ, gần hết giờ làm việc rồi còn gì?
Gã không biết trong ngôi nhà sàn của ông Triệu Bao có người đang nhắc đến gã. Người mà hôm gặp gã tình cờ ở Hà Nội chào hỏi gã, gã đã quay mặt lặng thinh không trả lời. Hôm ấy Nàng đi cùng một gã trắng trẻo, to béo, bệ vệ nom vẻ quan cách. Sau này gã nhớ ra gã ấy tên là Nguyên cán bộ tài chính huyện. Hơn gã chừng chục tuổi. Nàng đi với gã vào bến xe tìm một người nào đó bất chợt gặp gã. Có thể vì không hỏi không được, hoặc nàng muốn hỏi thăm con, nhưng gã làm như không nhìn thấy nàng. Nỗi tức giận khiến gã không muốn nhìn thấy mặt con người cũ, nhất là người ấy giờ đang đi với một người khác. Chiếc xe YAMAHA đỏ như màu máu của kẻ kia đang chờ nàng, đỗ sát bên đường.
Buổi tối hôm ở nhà Đỗ Đen gã có nghe anh ta nói chuyện về nàng. Sau lời hứa hão của Huệ, Nàng đã tuyệt vọng chán đời. Huệ đã xin chuyển cho vợ hắn về huyện, gần cơ quan hắn. Hắn không dại gì từ bỏ người vợ với một hương hoả kếch sù mà vợ hắn thừa hưởng. Hắn tránh gặp nàng. Nàng tìm mọi cách mà không tiếp cận hắn được. Cái thai trong bụng ngày một lớn. Nàng không còn kịp giải quyết nó để đối phó với dư luận. Ngành giáo dục khi này lại kỷ luật rất nghiêm với hành vi hủ hoá. Lấy một anh câu ếch có một đời vợ là cách đối phó duy nhất của nàng. Ngôi nhà lụp sụp của y kề cận một bãi tha ma. Con người mặt lưỡi cày, đôi mắt đờ đẫn như mắt người sắp chết ấy không phải là người nàng gắn bó lâu dài. Cái thằng mắt ma ấy, nàng di sau khi sinh con được bốn tháng... Gã thấy mình dậy lên niềm thương cảm. Thì ra Nàng đâu có sung sướng hạnh phúc gì. Nàng chia tay gã vì gã nghèo, gã không đáp ứng những đòi hỏi vật chất của nàng. Gã không biết cách làm cho vợ con sung sướng theo lối nghĩ của nàng. Mà rồi nàng cũng có gặp điều gì may mắn? Gã thì không nói làm gì. Còn đứa con gái nhỏ, bà mẹ gã, bố mẹ nàng. Bao nhiêu con người liên lụy khổ lây, và biết đâu sau những oan khuất, trớ trêu gã chịu được lại là hệ lụy từ sự toan tính của nàng?
Hôm ấy, ở nhà Đỗ gã thấy nàng đáng thương hơn đáng giận. Nhưng hôm sau gặp Nàng ở bến xe gã suy nghĩ khác hẳn. Tính cách ấy với số phận nàng là một tất yếu. Nàng vẫn thích rong chơi, hưởng thụ và vẫn kênh kiệu như ngày nào. Ngay câu hỏi thăm của nàng đã khiến gã bực mình. Nàng hỏi chỏng lỏn:
- Này, cho hỏi chút, thế nào con bé có khoẻ không?
Nếu không kiềm chế được, gã đã cho nàng cái tát ở chỗ đông người. Vẫn là thói kênh kiệu nói trống không cố hữu không thay đổi năm nào. Ngày còn ăn ở với nhau, có lần bà cô ruột gã tới chơi. Mẹ gã và bà ngồi nói chuyện với nhau. Nàng đi đâu về, dắt xe vào nhà hỏi trống trơn:
- Hai người ngồi nói chuyện với nhau đấy à?
Mẹ gã đen mặt vì xấu hổ với bà cô. Nhưng tâm tính con người trước thế nào sau vẫn thế. Có khi đến chết cũng khó lòng thay đổi. Đâu phải tại gã không biết đường khuyên nhủ vợ? Nàng là con út của một gia đình khá giả. Nàng quen được người khác quan tâm, còn mình không quan tâm đến ai cả. Lâu ngày thành cá tính. Về sau thành kết quả của số phận mình.
Hôm qua nàng lên. Nàng không vào nhà gã thăm con như mọi bận, vì nghe nói gã đang có mặt ở nhà. Nàng lên thẳng nhà ông Chủ tịch. Ông có đứa con gái đang dạy học. Nàng làm quen với cô này hôm hỏi thăm đường lên đây. Nàng đủ khôn khéo để nhận ông làm bố kết nghĩa vì có con làm cùng ngành nghề. Mỗi lần ngành lương thực kiểm tra nhân khẩu thực tế để làm sổ gạo. Nàng lại tìm cách đón đứa con gái về. Sau đó ít lâu có người ngược nàng lại nhờ đưa con lên vì " Cháu nhớ bà ". Hai tuần trước nàng lên định đón con về, như mọi lần con bé tìm cách tránh gặp mẹ. Nó đã lớn để biết tình cảm của mẹ nó như thế nào. Như mọi lần nàng nhờ ông chủ tịch cho người vây đuổi. Không ngờ gã nổi khùng chất vấn ông mấy câu làm ông mất mặt. Ông vẽ đường cho nàng. Nàng vội vàng về xuôi viết đơn khiếu nại lên toà án. Nàng tố cáo gia đình gã không chấp hành theo quyết định của bản án toà xử cách nay đã nhiều năm. Theo án lục năm đó, Nàng được quyền nuôi con cho đến năm nó mười tám tuổi. Nghĩa là đến tuổi trưởng thành. Sau này quan hệ với đôi bên bố mẹ sẽ do đứa con quyết định. Nhưng sau phiên toà chừng một tháng, nàng đem con trả cho mẹ gã trông nom. Nếu như không có chế độ tem phiếu phân phối lương thực,thực phẩm có lẽ nàng cũng không nhìn ngó đến nó.
Nàng sống cho mình, cho đến bây giờ nàng vẫn còn đẹp. Còn những cuộc tình lãng mạn theo ý nàng mà đứa con thành một trở ngại. Trong những sai lầm của đời mình, cuộc hôn nhân của gã với nàng là một sai lầm tệ hại. Nếu như gã nghe lời khuyên can của gia đình, gã đã không vướng phải. Nhưng khi ấy gã còn quá trẻ, gã còn quá nhiều tự tin và nhiều ngộ nhận. Và ái tình đôi khi là thứ bùa mê thuốc lú, làm cho con người mất cả sự khôn ngoan, sáng suốt.
Bên văn phòng uỷ ban người ta đã làm xong thủ tục bàn giao người. Cánh cửa gỗ dày của gian nhà xây khuất phía sau được mở ra. Can phạm dáng người cao lớn tóc một mái đi cui cúi, tay xách theo một chiếc ba lô lớn đựng tư trang quần áo. Đã lâu dẫn giải can phạm người ta không phải trói giật tay về đằng sau bằng sợi dây thừng. Từ ngày giải phóng những chiếc còng thép hình số tám sáng choáng là thứ chiến lợi phẩm được chuyển ra miền bắc. Người thi hành công vụ đỡ mất công, còn can phạm có phần thoải mái hơn. Anh ta được hai dân quân đeo súng dài và một công an huỵên đeo xà cột đưa ra con đường dẫn tới bờ sông. ở đó đã có chiếc thuyền máy đợi sẵn. Một người đàn bà còn khá trẻ lưng địu con tay xách cái làn cũ nhìn rõ mấy nắm cơm và gói muối vừng. Người vợ chưa biết tội tình của chồng mình ra sao, sẽ bị xử lý như thế nào. Đến giờ phút này chị ta vẫn có mặt tại đây, nét mặt ngơ ngác, nước mắt lưng tròng.
Anh cán bộ bảo chị ta quay về, không nên đi theo. Chi ta rút từ chiếc túi nhỏ phía trong cạp quần lấy ra một ít tiền đưa cho chồng. Anh ta bảo:
- Thôi mang về mua gạo cho con. Tôi vào đấy có tiền cũng không tiêu được.
Chị ta sụt sịt:
- Nhà cứ cầm, đi đường phòng xa còn khi ốm đau.
Cái cảnh ấy gã thấy nhói trong lòng, không dám nhìn lâu. Đã nghe tiếng gọi tên, gã vội đứng lên vào phòng làm việc.
Không biết nàng đến tự lúc nào, khi gã vừa ngồi xuống ghế nàng cũng bước vào. Nàng làm như không nhìn thấy gã, tươi cười chào trưởng ban công an xã. Anh ta chỉ khẽ gật đầu, nét mặt rất nghiêm. Gã thấy nàng vẫn như ngày xưa: ăn mặc diêm dúa, kiểu cách, quần bò mài như tôn thêm đôi chân dài.áo len đỏ hắt lên nét mặt hồng hào. áo khoác ngoài cổ lông không kéo khoá. Trông nàng nổi bật giữa đám người quần áo cũ, nhàu nát, nét mặt nhăn nhúm. Mùi nước hoa đắt tiền thoang thoảng quanh nàng. Những ngón tay búp măng đeo nhẫn vàng sửa lại mái tóc uốn điệu đàng.
Gã lấy làm lạ khi nghĩ rằng con người này đã từng chung sống với mình đến mấy năm mà sao giờ đây hoàn toàn xa lạ như chưa từng quen biết? Cho đến lúc này gã thấy hai người chia tay là cái gì đó gọi là quy luật hay số mệnh đều hoàn toàn đúng. Gã với nàng khác nhau nhiều quá. Như nước với dầu dù có trộn lẫn thế nào cũng mãi mãi và luôn luôn cách biệt. Sự hoà hợp nếu có chỉ là tạm bợ nếu không nói là không tưởng, vô lý. Tình cảm khác giới luôn là tình cảm cực đoan. Không còn yêu đương thì chỉ còn thù hận. Rất ít có trường hợp dung hoà để có sự cảm thông.
Nhưng giờ đây gã không cảm thấy căm hận nàng. Cho dù không trực tiếp thì cũng gián tiếp nàng đã gây cho gã nhưng hệ lụy tai hại. Cuộc đời đã dạy cho gã biết quên đi nhiều điều. Con người ta muốn tồn tại trên đời không thể ôm ấp mãi thù hận trong lòng. Nó là mầm mống của những căn bệnh nan y, huỷ hoại tình cảm và nhân cách con người. Nó là thứ hành trang nặng nhọc, vô ích, kéo bước tiến lùi về tương lai. Giống như chất cường toan làm tan nát, đỗ vỡ mọi mưu toan, gắng gỏi đắp xây hạnh phúc.
Trước thái độ trêu ngươi khiêu khích của nàng trước mặt mọi người, gã coi như không biết, không để ý. Chỉ thấy nó đáng thương, đáng buồn cười đến thảm hại.
Dường như nàng đọc được ý nghĩ ấy của gã, mặt nàng chợt tái nhợt, thôi hẳn vẻ tươi cười. Nàng ngồi vào một góc đối diện với gã. Trưởng công an xã vào vấn đề. Có lẽ anh ta thấy thời gian buổi sáng gần hết. Anh ta mở tủ lấy ra quyển sổ bên trong có kẹp tờ giấy:
- Chúng tôi gọi anh lên đây vì có đơn khiếu nại của chị Vân về việc chiếm đoạt con cái. Anh đã làm không đúng các điều khoản quyết định trong bản án ly hôn ngày ... tháng ... năm do toà án nhân dân huyện Bát Đàn tuyên án. Để cho ba mặt một lời chúng tôi yêu cầu có mặt chị Vân. Bây giờ chị trình bày ý kiến trước.
Nàng không còn vẻ tươi tắn, tự tin như lúc mới vào, lúng túng một lúc mới nói:
- Trước đây vì anh ấy đi vắng, thông cảm với bà cụ tôi để cho cháu ở với bà. Mặc dù toà đã xử để cho tôi nuôi cháu. Nay anh ấy đã về, tôi yêu cầu trả cháu lại cho tôi nuôi, theo như sự thoả thuận trước đây trước toà, được toà chấp thuận. Nhưng gia đình anh ấy lại từ chối thẳng thừng, còn xúi giục cháu có hành vi không tốt với mẹ. Vậy trước hết vì cháu đang ở địa phương nên tôi yêu cầu xã can thiệp, giúp đỡ để tôi đón cháu về. Đường xá xa xôi lên được đến đây rất vất vả.
Phụ trách công an xã cắt lời:
- Đúng ra việc này do ban tư pháp xã giải quyết. Nhưng vì đồng chí ấy đi họp vắng, chủ tịch giao cho tôi việc này. Tôi hỏi anh: Chị ấy trình bày có đúng như thế không?
Gã đáp:
- Cô ấy nói vừa đúng, vừa không đúng. Đúng là khi giải quyết ly hôn toà đã ưu tiên để cô ấy nhận phần nuôi con. Khi ấy cháu đang trong thời gian bú mẹ. Hoàn cảnh của tôi lúc đó cũng nhiều khó khăn, nên tôi không nêu vấn đề tranh chấp. Nhưng không đúng ở chỗ cô ấy không tự nguỵên nuôi con. Coi con cái là gánh nặng, đã tìm cách trả cháu về gia đình tôi. Những lần cô ấy đến đón cháu về thực chất chỉ vì đề lo làm tiêu chuẩn tem phiếu, phụ cấp và lương thực. Đáng lý tôi không nêu vấn đề này, vì các thứ đó nhờ mẹ cháu có trong biên chế Nhà nước. Không vướng mắc gì với gia đình tôi. Nhưng vì nó là nguyên nhân của việc cô ấy muốn đón cháu, nên tôi buộc phải nói ra. Tôi không quan tâm việc những tiêu chuẩn ấy cô ta không bao giờ dành cho con. Chỉ nghĩ một điều máu mủ nhà mình, thương cháu mà lo cho cháu với khả năng của mình. Bây giờ cháu đã lớn. Cháu theo ai là quyền của cháu. Gia đình tôi không ngăn cản, cưỡng bức. Không muốn cho cháu theo mẹ chỉ đơn giản là mẹ cháu vì động cơ gì thôi.
Nét mặt cô ta tím lại:
- Anh nói hay thật. Xưa nay mẹ nào lại không thương con? Anh đừng nói thế kẻo thất đức không hay đâu!
Đến đây gã không thể nhịn được, gã đứng lên:
- Nhân đức của cô tôi biết, cái khốn nạn ở đời là thực giả lẫn lộn, gian tà và lòng ngay thẳng có lúc khó phân biệt. Tôi có mặt ở đây là tôn trọng chính quyền. Nếu cô còn có lời khiếm nhã, xúc phạm tôi xin phép không nói chuyện với cô ở đây nữa. Cứ để chính quyền giải quyết.
Thấy không khí căng thẳng, trưởng công an xã đấu dịu:
- Tôi nói để hai bên nắm được. Một đằng là phụ nữ cần được quan tâm. Một đằng là người địa phương cần được bảo vệ quyền lợi. Trong việc này xã thấy cũng khó can thiệp. Tốt nhất hai bên nên trao đổi riêng với nhau. Chiều mai mời hai vị có mặt tại đây ta giải quyết dứt khoát. Bây giờ cũng đã hết giờ mời anh chị về nghỉ. Thế nhé!
Tốp thợ săn rượu xong đã về lâu. Chỉ còn Hai Nối ở lại chờ gã về. Hình như anh ta muốn tò mò hỏi xem người ta giải quyết thế nào. Gã còn đang bực mình nên chỉ nói qua loa. Nghe xong Hai Nối bảo:
- Lão trưởng công an hách lắm đấy. Vì là việc dân sự nên lão không hoạch đấy thôi. Lão này ngày xưa ông bố nhận anh em với nhà này. Hồi ấy nhà lão còn khổ hơn nhà này. Mới từ Cao Bằng về chẳng có gì đâu. Ông già nhà này còn phải cho cả cái nồi đồng với mấy cụm lúa giống. Từ ngày nhà lão đào được chĩnh bạc khá lên mới ít qua lại dần. Lão lên làm cán bộ thì thôi hẳn. Ông cụ nhà này mất, tôi cũng thôi không qua lại nữa.
Thì ra lòng người thay đổi, sang hèn, giàu nghèo đã từng chia cắt tình người từ lâu rồi. Không phải bây giờ xã hội xuống cấp về đạo đức nó mới xảy ra. Có điều thời buổi này nó diễn biến nhanh và tệ hại hơn ngày trước. Gã thầm nghĩ trong đầu như vậy, nhưng không nói.
Hai Nối hơi ngạc nhiên khi thấy gã nén một tiếng thở dài. Anh rủ gã vào làng. ở nhà Hai Nối còn nhốt một đôi dúi. Nếu gã vào tối anh em làm trận rượu nữa. Khi nào trăng lên thì về. Chuyện đời nghĩ lắm làm gì cho nó chóng già? Cứ vô tư mà sống, rồi mọi cái sẽ qua. Cái gì đến sẽ đến. Muốn tránh cũng chẳng được. Gã cũng muốn mình nghĩ được như thế. Nhưng sao thấy khó vô cùng. Gã nói có việc phải lo chiều nay, không thể đi được, hẹn Hai Nối vào dịp khác. Anh ta chào rồi khoác súng ra về. Buổi chiều đã ập tới tự lúc nào. Sương mù mỗi lúc một nhiều. Hình hài núi non chìm khuất dần trong mây.

ó
ó   ó
Đáng lẽ ra gã chia tay với nàng từ hơn mười năm trước, khi mới yêu nhau. Vào cái hôm mà nàng nói dối gã đi tìm gặp người tình cũ. Hôm trước, gã đạp xe cả đi lẫn về hơn hai trăm cây số xuống trường nàng đang học để đón nàng. Trường còn ở nơi sơ tán phía nam Hà Nội, gần tới chùa Hương. Con đường từ quốc lộ một rẽ ngang mấy chục cây số đường đất lồi lõm sống trâu, chạy dọc con sông đào. Đi qua cánh đồng, không một bóng người dưới cái nắng đầu hè. Cổ họng khát khô, quần áo mồ hôi ướt đẫm. Không có hàng quán hoặc một bóng cây để nghỉ chân. Buổi sớm gã chỉ kịp ăn bát mì nước " Không người lái ". Thứ mì đen đen chan với nước sôi thả vài cọng hành, loáng nhoáng lớp mỡ hoá học, không một miếng thịt, dù là thịt vụn. Quá trưa gã đến nơi nàng cũng vừa từ nhà ăn tập thể về. Mấy cô gái ở cùng với nàng giục nhau đi mua gạo, thức ăn về mời gã. Nhưng gã quá ngại, nói thác là đã ăn cơm dọc đường. Mặc dù bụng gã đang sôi òng ọc. Mấy người bạn nàng thôi lo chuyện cơm nước, giục nàng mau chóng để về. Từ đây về quê nếu không nhanh sẽ không kịp, bị tối dọc đường. Xe đạp của hai người lại không có đèn, đường về quê còn tệ hơn quãng gã đi từ ngoài lộ lớn rẽ vào đây.
Không hiểu tại sao lúc ấy gã quên cả đói. Có thể lúc ấy gã đang trẻ, sức lực tràn trề của tuổi hai mươi không coi cái đói cái khát là gì.
Cũng có thể vì được gặp nàng. Hai người ở xa nhau hàng trăm cây số đâu phải lúc nào muốn cũng có thể gặp nhau? ít ngày trước đó gã nhận được thư nàng. Lời lẽ trong thư đằm thắm, thiết tha khiến gã cảm động. Gã cho rằng nàng yêu gã hơn tất cả mọi thứ trên đời. Nàng có thể từ bỏ tất cả để đi với gã tới góc biển chân trời. Kể cả cái chết cũng không thể làm trở ngại tình cảm nàng dành cho gã. Khó khăn lắm Sếp cơ quan mới đồng ý cho gã nghỉ hai ngày để xuống đón nàng. Nàng bảo lần này nàng về sẽ thưa chuyện với bố mẹ nàng để gia đình hai bên biết cho tiện đi lại. Khi nào nàng học xong khoá sư phạm, nhận công tác hai người sẽ làm lễ cưới. Thời gian cũng không còn lâu vì nàng đang học năm cuối cùng.
Sau trắc trở của mối tình đầu với một người con gái khác từ năm trước, gã coi đây là sự bù đắp mà cuộc đời dành cho mình. Không phải chàng trai nào cũng có được mối tình với một cô gái thông minh xinh đẹp như nàng. Chỉ sau này gã mới nhận ra rằng: Con gái thông minh quá, nhiều tham vọng quá nhiều khi kết cục lại không hay!
Về đến Hà Nội thì thành phố lên đèn. Nàng đòi gã đưa nàng đi chơi vì mọi lần nàng chỉ vội vàng ngang qua. Chưa từng biết Hà Nội to nhỏ, xấu đẹp thế nào? Thành phố thời chiến tranh có cảnh gì mà thăm thú? Những con đường thưa thớt người qua lại. ánh đèn không đủ sáng soi rõ nền đường đào bới, chắp vá nham nhở. Những đám người lưu tán vai xách nách mang, áo quần lam lũ. Nhưng rồi gã cũng tìm được một cửa hàng giải khát quốc doanh. Người ta bán sữa đậu nành, cà phê đá kèm vài chiếc bánh xốp rắc vừng trộn đường đen Hoa Mai, Chỉ có vậy mà nàng hào hứng, tươi tắn như đi dự tiệc.
Hai người về đến quê thì trời đã gần sáng. Nàng ghì gã rất lâu, hôn tới tấp như mưa như gió. Gã tưởng mình đi tới đỉnh hạnh phúc - Khi đó không còn ý thức về thời gian - Không còn ý thức về cảnh ngộ đang sống. Chỉ còn tình yêu đang dào dạt dâng mãi để vươn tới tận cùng. Nàng hẹn gã sớm hôm sau lên nhà nàng để gặp cha mẹ và anh em gia đình nàng.
Gần một đêm thức trọn, gã định chợp mắt để lấy lại sức sau cả ngày đi đường. Vừa thiu thiu thì đứa cháu nàng đến nhà. Nó bảo nàng dặn gã sáng nay không lên nữa. Nàng có việc phải đưa đứa em con bà cô về đơn vị trả phép. Gã có nghe nói nàng có người em trai con bà cô ruột đi bộ đội đang ở chiến trường B. Nhưng không thấy nàng nói cậu ta ra Bắc, được về qua nhà. Có lẽ nàng cũng đột ngột mới được biết. Tình cảm chị em, nàng đưa cậu ta về đơn vị thì có gì đáng trách? Không biết thì không sao. Hay tin mình cũng nên đến thăm hỏi một chút. Nếu cần cùng nàng đưa cậu ta đi, gã cũng không ngại. Nghĩ thế gã tức tốc đạp xe lên nhà nàng. Khi gã nói chuyện ông bố nàng ngớ người không hiểu. Ông còn bảo:
- Hay là em nó nói nhầm với anh thế nào ấy chứ. Không lẽ cô lại nhờ cháu nói lại với anh như thế? Em nó có tin đã hy sinh rồi, người ta đang chuẩn bị bảo tử, về đâu mà về?
Gã ngã ngửa, không còn hiểu ra làm sao nữa! Mấy ngày sau cũng không thấy nàng đến. Gã không chờ được nữa, đành về cơ quan. Gã phải làm kiểm điểm vì nghỉ không lý do mất mấy ngày. Mãi về sau gã mới được một người bạn cho biết: Hôm đó nàng có đưa một người. Anh ta cũng từ chiến trường về nhưng không phải là con bà cô. Mà là người yêu cũ của nàng.
Nhưng làm sao nàng phải nói dối gã? Việc hoàn toàn có thể thông cảm được nếu như nàng nói với mình. Vì một lẽ nào đó trước đây nàng chia tay người yêu cũ đến với gã. Bây giờ nàng nhìn nhận lại, muốn quay về với người ta, gã cũng không trách nàng. Việc gì nàng phải giấu diếm?
Sau đấy hai người không gặp lại nhau. Chẳng hiểu tại sao hai năm sau gã lại đón nhận nàng. Khi ấy nàng đã ra trường về dạy học ở làng. Có lẽ vì hoàn cảnh gia đình và bản thân gã lúc ấy. Mẹ gã luôn giục gã lấy vợ. Còn gã đã bỏ cơ quan không công ăn việc làm. Người ta không thể xây dựng hạnh phúc gia đình trên một nền móng thiếu vững chắc. Cũng như người ta không thể gọi là sáng suốt nếu như dẫm lại chỗ thụt mình lỡ sa chân. Có thể mọi đổ vỡ đã được manh nha những mầm sống từ cuộc hôn nhân ấy.
Vậy mà chiều nay, lát nữa gã sẽ gặp lại nàng sau bao nỗi niềm mà cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay gã cũng không sao quên được. Gã đã không phải chờ lâu, cuối chiều hôm đó thằng Mai đem xe máy chở nàng đến cùng cô con gái ông chủ tịch.
Bố nó nhận ông chủ tịch làm anh em kết nghĩa, nên việc gì của nhà ông chủ tịch nó đều có mặt. Nàng lại nhận ông làm bố nuôi. Con gái ông chủ tịch nhận nàng là chị. Cô đi cùng với nàng cho thêm khí thế.
Nhìn tốp người phởn phơ ấy vào nhà, gã nghĩ thế nào nàng cũng tỏ vẻ bất cần, vênh váo. Nhưng không, gã đã lầm. Vợ ông chủ tịch là con người khôn ngoan, khéo léo. Bà đã bày cách cho nàng. Vừa nhìn thấy mẹ gã nàng đã chạy lại ôm lấy bà thút thít khóc. Cử chỉ ấy khiến bà lão cũng bị bất ngờ, con gái gã cũng ngơ ngác không hiểu làm sao. Nàng bảo cô em đi cùng đưa cho nàng cái túi. Nàng lấy ra trong bọc cái áo dài cho mẹ gã và bộ quần áo mới cho đứa con gái. Nàng nhỏ nhẹ:
- Mẹ ơi! Chúng con lỗi số không ăn ở được với nhau. Nhưng đường chưa đi thì đường còn đấy. Con cũng chẳng có gì nhiều vì lương hướng chẳng được bao nhiêu. Con biếu mẹ chiếc áo...
Mẹ gã cảm động:
-  Tôi lấy của chị làm gì, chị nghĩ được như thế là quý hoá rồi. Cái Hà đâu lại chào mẹ đi cháu!
Con bé lại, nhưng nó chỉ men men chỗ gần bà.
Gã cảm thấy khó xử. Nếu cho con bé theo mẹ nó chuyển đi, chuyển về sẽ bị nhỡ học. Mà giữ nó lại cũng không nỡ. Dù sao nàng cũng mang nặng đẻ đau sinh thành ra nó. Nàng có cái chính đáng của nàng. ở đời đôi khi có những việc tình ngay lý gian. Không khéo mình lại là người trái đạo: Ngăn cản tình cảm mẹ con! Cuối cùng gã bảo:
- Thôi có gì cô cứ nói chuyện với bà cụ. Vì thực ra bao nhiêu lâu nay bà cụ nuôi cháu. Tôi rất khó xử trong việc này.
Gã dắt xe ra ngõ, cũng chưa biết là đi đâu. Đối diện với mấy người này có cái gì đấy gã không muốn. Nói gì với họ vào lúc này đây. Thôi cứ để bà cụ quyết định. Gã đi hôm đó đến khuya mới về. Bọn kia về ngay từ lúc tối, sau lúc bà cụ nhận lời.
Mẹ gã bảo:
- Mẹ không muốn người ta chê cười nhà mình ác nghiệt. Ngăn cản tình cảm mẹ con lại là điều thất đức. Nếu nó thực sự thương con bé cũng là điều tốt. Không có gì bằng tình mẹ ấp ủ cho con. Máu chảy đến đâu ruồi bâu đến đấy, lớn lên cháu sẽ tìm về. Còn bằng không, mẹ nó chỉ dùng nó làm phương tiện để đạt được mục đích thì con bé cũng đã lớn, biết rồi. Nó sẽ tìm về. Nếu không tao sẽ về đón nó, đã lâu rồi mẹ cũng không về quê... Mẹ gã nói cho gã nghe mà như tự nói với mình. Mẹ gã đã đồng ý cho mẹ nó ngày mai khi tàu xuôi vào đón nó. Bà gượng cười nhưng rơm rớm nước mắt.
Gã thấy đầu óc trống rỗng, tâm trạng hụt hẫng không biết nói gì vào lúc này. Không nói không rằng gã lên giường kéo chăn trùm đầu. Nỗi uất hận từ đâu dâng lên cay sè trong mắt. Nếu như ngày xưa gã đã khóc, còn bây giờ thì không. Trước mắt còn những chặng đường dài thăm thẳm... Gã trằn trọc suốt đêm gần sáng gã thiếp đi, len vào mộng mị. Gã mơ thấy mình đang nằm trên nóc một con tàu. Thắt lưng buộc chặt vào con ốc vít to tướng lạnh như cục nước đá. Không rõ tàu đang đi về đâu. Tàu oằn oại run rẩy lao trong sương mờ. Từng đám bụi than trộn lẫn hơi nước rơi rào rào quanh gã như trận mưa kỳ quái. Một kiểu mưa bóng mây xuất hiện và ngừng đột ngột. Đoàn tàu cứ thế vật vã đi mãi... đi mãi... trong đêm.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiến hạm Mỹ đến Đà Nẵng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch đi Mỹ

Để tránh đụng độ bất ngờ vì những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông sau nhiều năm thảo luận, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Trung Quốc và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua bộ nguyên tắc chỉ đạo về đường dây nóng của các nhà ngoại giao cấp cao giữa hai bên nhằm giải quyết những tình huống khẩn cấp trên biển.

Sĩ quan và lính Hải Quân của khu trục hạm USS McCain cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng ngày 28 Tháng Chín, 2016. (Hình: FB tổng lãnh sự Mary Tarnowka)
Đúng vào dịp chiến hạm trang bị hỏa tiễn USS John S. McCain đến “giao lưu” ở Đà Nẵng thì Bộ Trưởng Quốc Phòng VN Ngô Xuân Lịch lên đường đi dự hội nghị ở Hawaii.

Theo chương trình thăm viếng được loan báo, khu trục hạm USS John S. McCain và nhóm tàu thuộc hải đội tàu khu trục số 7 đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng từ hôm Thứ Tư, 28 Tháng Chín, 2016. Dẫn đầu cuộc thăm viếng này là hải quân đại tá gốc Việt Lê Bá Hùng, hải đội trưởng.

Nữ tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, bà Mary Tarnowka viết trên trang Facebook về chuyến thăm viếng này là “Chương trình Giao Lưu Hải Quân 2016 tập trung vào các hoạt động phi tác chiến và sẽ bao gồm các buổi thảo luận về quân y và luật hàng hải, các buổi trao đổi chuyên môn về ngành hàng hải, công tác y tế và kiểm soát thiệt hại trên tàu, và các hoạt động phục vụ cộng đồng.”

Đây là lần thứ 3 chiến hạm USS John S.McCain đến cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Năm 2010, chiến hạm này từng đến thăm Đà Nẵng trong khi hàng không mẫu hạm USS George Washington (CVN 73) neo đậu ngoài khơi đón một đoàn cán bộ Việt Nam lên thăm. Tháng Tư, 2014, USS John S.McCain trở lại Đà Nẵng cùng tàu cứu hộ USNS Safeguard.

Tin cho hay, đáng chú ý nhất trong chuyến thăm viếng này là các cuộc tập huấn về “Bộ quy tắc về các vụ đụng độ không báo trước trên biển” CUES (Code for Unplanned Encounters at Sea) mà lực lượng trên biển của Việt Nam cần phải học hỏi.

Để tránh đụng độ bất ngờ vì những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông sau nhiều năm thảo luận, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Trung Quốc và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua bộ nguyên tắc chỉ đạo về đường dây nóng của các nhà ngoại giao cấp cao giữa hai bên nhằm giải quyết những tình huống khẩn cấp trên biển.

Hai bên cũng đã ra một bản tuyên bố chung về áp dụng bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES), một thỏa thuận quốc tế đạt được năm 2014 nhằm giảm bớt nguy cơ xảy ra các vụ va chạm trên biển ở Biển Đông khi có hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN lần thứ 19 ở thủ đô Vientiane của Lào.

Bộ quy tắc CUES chỉ áp dụng cho các chiến hạm gặp nhau bất ngờ ngoài khơi nhưng Hoa Kỳ từng kêu gọi áp dụng chung cho cả các lực lượng bán quân sự như cảnh sát biển, hải giám, tàu đánh cá của Trung Quốc.

Người ta biết Bắc Kinh đã huấn luyện quân sự cho một đội tàu đánh cá gồm hàng ngàn chiếc vừa là tai mắt vừa là lực lượng tham gia các chiến dịch trên biển của họ.

Một số dân cử, đặc biệt là Nghị Sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ của Thượng Viện Mỹ, muốn Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội phát triển mối quan hệ hải quân giữa hai nước vượt xa mức độ hiện tại, nhưng Hà Nội thì còn quá e dè các áp lực kinh tế và chính trị của Bắc Kinh.

Trong khi chiến hạm Mỹ đến Đà Nẵng, thông tấn xã chính thức của CSVN loan báo, tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cầm đầu một phái đoàn tham dự “Cuộc gặp không chính thức bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ASEAN – Hoa Kỳ tại Hawaii, Hoa Kỳ từ ngày 29 Tháng Chín đến ngày 1 Tháng Mười.”

TTXVN nói rằng “chuyến đi cũng thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương với các nước thông qua trao đổi, tiếp xúc bên lề cuộc gặp, cũng như bày tỏ sự đồng tình ủng hộ đối với Lào trên cương vị nước chủ tịch ASEAN điều phối cuộc gặp.”

Một ngày trước khi chiến hạm USS John S. McCain đến Đà Nẵng, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói ở một học viện chính trị tại Hà Nội rằng hai nước có thể hợp tác về các mặt pháp lý, ngoại giao và phòng vệ trong vấn đề Biển Đông.

(Người Việt)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gạt chân trúng mông!


GẠT TAY TRÚNG MÁ
Tôi lâu nay cứ nghĩ rằng chỉ các diễn viên hài kịch mới có khả năng đóng hài kịch, không ngờ không phải như vậy. Các anh công an cũng có thể làm như vậy, thậm chí làm rất tốt là khác. Những cú như thế này mà các anh gọi là GẠT TAY TRÚNG MÁ thì quá hài hước và kịch lắm thay. Tôi chỉ biết rằng các anh công an nghiêm túc, không ngờ các anh cũng hài hước và kịch sĩ quá hay.
Từ điển tiếng Việt có lẽ từ giờ sẽ có thêm một từ mới, từ nay, có lẽ những hành động kiểu này ta nên quy về “gạt tay trúng má” cho tiện. Nhưng mà các anh công an gạt tay trúng má dân thì được chứ dân mà gạt tay trúng má các anh thì không được đâu, vào tù như chơi. Đừng tưởng các anh công an hài hước mà các anh hiền nhá, nhầm!
P/S: Tôi lâu nay chỉ nói về sách, xin một lần phá lệ, nếu không thì người ta cũng gọi tôi là con lừa mất thôi, vì tin tất cả những gì người ta nói!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
Bình luận
Phạm Duy Nghĩa Một ngày đẹp trời, đồng chí X cầm dao định đâm chết đồng chí Y, nhưng không đâm trúng, hành động này chỉ nên coi là "gạt dao" và đồng chí X không bị xử lí gì. Đồng chí X lại dùng gậy định đập đồng chí Z vỡ đầu, nhưng gậy chỉ sượt qua má làm đồng chí Z gẫy mất một răng, hành động này cũng chỉ nên coi là "gạt gậy trúng má" và đồng chí X bị khiển trách nhẹ. Cả hai đồng chí Y và Z thì bị xử phạt 15 triệu vì tội làm cho đồng chí X nổi cáu. Hoan hô pháp luật Việt Nam, hoan hô thời thịnh trị của công an, mẹ kiếp!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
5
2 giờ
Uông Triều Lại có vụ vung tay chạm tóc nữa trong Sài Gòn, các anh công an giờ hài hước quá đi thôi!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
2 giờ
Sach GiaĐinh Gạt chân trúng đầu à ?
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
2 giờ
Nguyệt Chu Giờ chân tay như được lắp lưỡi lê hay sao Í nhỉ
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
2
2 giờ
Doãn Hồng Giang
Viết bình luận...
Thư giãn : TỰ ĐỘNG HOÁ
Bây giờ công nghệ tự động đã áp dụng vào tất cả các công việc hàng ngày. Nếu đầu vào là một con bò thì đầu ra sẽ là một cây xúc xích.
- Thưa giáo sư, có công nghệ ngược lại không.? Ví dụ đầu vào là một cây xúc xích, đầu ra sẽ là một con bò.?
- Anh năm nay bao nhiêu tuổi.?
- Thưa em 18 tuổi ạ. ...
Xem thêm
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
Bình luận
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
3 giờ
Yen Vi Thi Yen tuyệt vời đúng là nhờ trí tưởng tượng chỉ có ởTThu
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
1 giờ
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời42 phút
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời15 phút
Phần nhận xét hiển thị trên trang